Sò huyết dục là gì

Theo thống kê năm 1986, diện tích nuôi sò huyết là 110.000 mẫu Trung Quốc, sản lượng thu hoạch trong năm là 24.200 tấn.

Ngay từ thời Tam Quốc, sò huyết đã nổi tiếng bởi mùi vị thơm ngon, hàm chứa nhiều vitamin B12, là sản vật quý để bồi bổ cơ thể, vì vậy được nuôi phổ cập tại nhiều địa phương.

1. Sinh sản

Sò huyết là loài nhuyễn thể thụ tinh ngoài, giới tính của chúng có thể phân biệt dựa vào màu sắc của bộ phận sinh dục, ở con cái là màu vàng cam, còn ở con đực bộ phận này có màu vàng nhạt.

Sò huyết thành thục và có khả năng sinh sản khi được hai năm tuổi.

Thời gian sinh sản của chúng không giống nhau nhất là khi được nuôi tại các vùng duyên hải khác nhau.

Ví dụ : Sò nuôi ở tỉnh Sơn Ðông có thời gian sinh sản từ tháng 7 đến tháng 9, Triết Giang ; tháng 7 - 10, Phúc Kiến : tháng 8 - 11, Quảng Ðông : 8 - 12.

Trong một năm chúng có khả năng sinh sản nhiều lần.

Trứng do con cái đẻ ra sẽ được con đực thụ tinh, thời gian này kéo dài tới 15 - 20 ngày.

Trung bình một con cái [chiều dài 3 cm] một lần đẻ được 3,4 triệu trứng.

Trứng đã được thụ tinh sẽ nở trong môi trường nước biển, ấu trùng sò huyết ban đầu sống bằng cách ăn các sinh vật phù du trong nước biển, khi đã lớn hơn chúng di chuyển xuống sống ở tầng đáy.

Trong con sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magiê và kẽm, hai chất này giúp tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể. Xin giới thiệu một số món ăn từ sò huyết có tác dụng tráng dương, giúp quý ông, quý bà thêm “sung sức”.

Cháo sò huyết, trứng muối: gạo tẻ ngon 200g, sò huyết tươi 500g, trứng vịt muối 1 quả, gừng, gia vị, hành, hạt tiêu đủ dùng. Sò huyết rửa sạch bùn đất, đun sôi nước rồi thả vào, ngâm 5 phút vớt ra, cạy lấy thịt. Sau đó ướp sò huyết với dầu, hành, gia vị. Gạo tẻ thơm nấu nhừ thành cháo. Khi cháo chín cho trứng muối vào khuấy đều, đổ sò huyết vào nấu sôi là dùng được.

Sò huyết xào nui: nui 100g, sò huyết 100g, cà chua, nấm rơm, hành tây, gia vị đủ dùng. Nui luộc chín tới, ngâm nước lạnh, vớt ra trộn với 1 ít dầu ăn cho nui đỡ dính. Thịt sò huyết sốt cùng với cà chua, tỏi. Hành tây, cà chua, nấm rơm thái nhỏ. Phi thơm tỏi rồi đổ các thứ trên vào đun nhỏ lửa, cho thêm nước đến khi hỗn hợp hơi sệt thì cho sò huyết vào đảo cùng. Nên ăn món này lúc nóng.

 Sò huyết xào nui.

Sò huyết sốt me: sò huyết 1kg, me chín 50g, đường, muối, tỏi, gia vị vừa đủ. Sò huyết rửa sạch, để ráo nước. Me chín cho vào đun với nước, bỏ hạt. Phi thơm tỏi rồi cho nước me, gia vị quấy đều, đun khoảng 5 phút. Thịt sò đã hấp, phi hành tỏi, xào to lửa rồi đổ nước sốt có me vào đun khoảng 5 phút là được.     

Chữa kinh nguyệt ra nhiều: lấy thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 50g, ăn trước khi hành kinh.

Bổ dưỡng, thanh nhiệt chữa cơ thể suy nhược, lao phổi: thịt sò huyết 100g, nấu chín hoặc phối hợp với lá hẹ 100g, ninh nhừ, ăn làm 2 lần trong ngày.

 BS. Hoàng Xuân Đại


Con sò huyết là gì với tác dụng con sò huyết chữa bệnh gì: cao huyết áp, lao, dạ dày,… Thành phần dược chất của sò huyết là gì? Cách dùng sò huyết chữa bệnh ra sao? Hình ảnh sò huyết như thế nào? Giá sò huyết bao nhiêu tiền 1kg?

Thành phần dược chất của sò huyết cùng tác dụng và cách dùng sò huyết

Sò huyết là gì?

Sò huyết là gì? Sò huyết có tên khoa học là Anadara Granosa; đây là loại động vật nhuyễn thể hai mảnh [Bivalvia]. Chúng còn được người dân Việt Nam gọi với cái tên là sò tròn, sò trứng. Chúng có đặc điểm như sau:

  • Phân lớp: ‎Pteriomorpha.
  • Liên họ: ‎Arcoidea.
  • Loài: ‎A. Granosa.
  • Họ‎: ‎Arcidae.

Đặc điểm sinh thái và sinh học:

  • Sò trưởng thành có chiều dài 5-6 cm, rộng 4-5 cm.
  • Thụ tinh ngoài.
  • Giới tính có thể phân biệt thông qua màu sắc của bộ phận sinh dục.
  • Con cái có bộ phận sinh dục màu vàng cam.
  • Con đực mang độ phận sinh dục màu vàng nhạt.
  • Khả năng sinh sản bắt đầu khi sò được 2 năm tuổi.
  • Sò huyết có thể sống ở vùng nước dưới độ sâu 20m.
  • Thức ăn: thực vật phù du, các mảnh vụn hữu cơ, tảo đơn bào.
  • Mùa sinh sản từ tháng 8 đến khoảng tháng 2 năm sau.
  • Con cái có thể sinh được 518.400 đến 2.313.200 trứng.

Sò tròn [sò huyết] là loại hải sản được nhiều nơi trên thế giới ưa chuộng, trong đó có Việt Nam. Chúng mang nhiều lợi ích cho con người như làm đồ trang trí, thực phẩm, dược phẩm,…

Thành phần dược chất của sò huyết

Thành phần dược chất của sò huyết gồm những chất nào? Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra thì trong con sò huyết chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Các chất này đều rất cần thiết cho sức khỏe con người. Cụ thể như sau:

Trong 100g sò huyết chứa các thành phần chính:

  • 81,3 g Moisture.
  • 11,7 g Protein.
  • 1,2 g Lipid.
  • Các chất khoáng, Vitamin A, B1, B2, C.
  • Năng lượng: 71,2 kcal.

Thành phần các nguyên tố trong vỏ sò huyết gồm:

  • Canxi, Cacbon tồn tại ở dạng hợp chất với nhau, chiếm hơn 98,7%.
  • Magie, Natri, Phốt pho, Kali chiếm khoảng 1,3%.
  • Sắt.
  • Đồng.
  • Niken.
  • Kẽm.
  • Silic.

Thành phần dược chất của sò tròn khá đa dạng. Chúng không chỉ có ở trong thịt sò mà vỏ sò cũng chứa lượng dinh dưỡng khá lớn. Nhờ những chất này, sò huyết mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng giống như những loại hải sản khác.

Thành phần dược chất của sò huyết

Tác dụng của sò huyết đối với sức khỏe như thế nào? Các công trình khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và chứng minh về công dụng của loài này. Theo đó, chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng, ít mỡ, nguồn chất đạm phong phú, nhiều chất khoáng,… Sò huyết có những tác dụng chính sau đây:

  • Chữa cơ thể suy nhược và lao phổi hiệu quả.
  • Công dụng điều trị chứng kinh nguyệt không đều, ra nhiều.
  • Chữa bệnh tăng huyết áp, béo phì rất tốt.
  • Tác dụng trị đại tiện ra máu, chảy máu chân răng.
  • Chữa tụ máu, bầm tím rất hiệu quả.
  • Là phương thuốc giúp bổ dương và tráng thận.
  • Công dụng chữa thiếu máu, kiết lỵ.
  • Điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng hiệu quả.
  • Tăng cường đề kháng và sự dẻo dai cho cơ thể.
  • Hỗ trợ giảm cân, chữa béo phì.

Công dụng của con sò huyết là không thể phủ nhận. Đông y gọi sò huyết là nê kham; chúng có vị mặn, ngọt, tính ấm giúp ôn trung, bổ huyết, kiện vị. Thịt sò và vỏ của sò huyết đều được y học cổ truyền sử dụng để làm thuốc.

Tác dụng của sò huyết chữa bệnh rất hiệu quả

Xem thêm: //suckhoedoisong.vn/so-huyet-mon-an-tot-cho-chuyen-ay-n120459.html

Tên gọi Sò huyết.
Tên khác Sò tròn, sò trứng.
Phân bố Các vùng biển nông ở nhiều nơi trên thế giới.
Tác dụng Chữa táo bón, bổ thận, huyết áp,…
Cách dùng Phương pháp dùng sò huyết chữa bệnh.
Hình ảnh Hình ảnh sò huyết trên thực tế.
Giá thành Các mức giá thành sò huyết.

Sò huyết 

Cách dùng sò huyết

Cách dùng sò huyết để chữa bệnh như thế nào? Việc sử dụng sò huyết như một vị thuốc sẽ giúp trị một số căn bệnh hiệu quả. Theo đó, người dùng có thể áp dụng theo hướng dẫn sau đây đối với từng loại bệnh cụ thể:

Bồi dưỡng cơ thể khi suy nhược, lao phổi và thanh nhiệt:

  • Thịt sò huyết 100g với lá hẹ 100g.
  • Đem ninh nhừ và ăn 2 lần trong ngày.

Chữa tăng huyết áp, béo phì bằng sò huyết:

  • Thịt sò huyết 100g và thảo quyết minh 100g.
  • Nấu chín với nước vừa đủ và ăn trong ngày.

Trị chứng ợ chua, tiêu tích, hóa đàm:

  • Uống bột vỏ sò từ 12-20g/lần với nước ấm.
  • Ngày uống 2 lần trước bữa cơm.

Chữa tụ máu, bầm tím:

  • Uống bột vỏ sò 2 lần lúc sáng và tối, 1 thìa canh/lần.
  • Dùng với nước ấm.
  • Có thể hòa cùng rượu trắng để đơn thuốc chuyển vận nhanh.

Chữa kinh nguyệt nhiều:

  • Thịt sò huyết 100g đem nấu với thịt lợn 100g.
  • Ăn trước thời kỳ hành kinh.

Trị đại tiện ra máu:

  • Mỗi ngày dùng bột vỏ sò khoảng 2 lần.
  • Mỗi lần uống 15g với nước ấm.

Phương pháp sử dụng sò huyết khá đa dạng và không hề khó làm. Chỉ cần thực hiện theo những bước này là được.

Cách dùng sò huyết trị bệnh lao phổi như thế nào?

Xem thêm: //giadinh.net.vn/song-khoe/so-huyet-rat-tot-nhung-khi-an-nhat-dinh-phai-biet-dieu-nay-20170705145727883.htm

Cẩn trọng khi ăn sò huyết

Hình ảnh sò huyết

Hình ảnh sò huyết ra sao? Sò huyết có đặc trưng hình dáng riêng nên cũng rất dễ để nhận ra chúng. Đây là loài động vật sinh sống rộng rãi khắp các vùng biể. Sò huyết có tập tính sinh sống và phân bố như sau:

  • Sống ở những vùng trung triều ven biển, các đầm phá,…
  • Thường sống tại độ sâu 1 đến 2 mét so với mặt nước.
  • Sò huyết phân bố tại vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.
  • Khu vực từ châu Phi đến Úc, Nhật Bản.
  • Tại Việt Nam, có nhiều nhất ở Khánh Hòa, Phú Yên, Huế, Ninh Thuận,…

Hình ảnh sò tròn khá quen thuộc với người dân Việt Nam, đặc biệt là người thích ăn hải sản. Sò huyết thương mại còn được sản xuất nhiều ở Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia. Chúng được chế biến làm nhiều món ăn: sò luộc, sò huyết xào, sò hấp, bò cháo sò huyết,…

Hình ảnh sò huyết như thế nào?

Hình ảnh sò tròn tự nhiên

Giá sò huyết

Giá sò huyết bao nhiêu tiền 1kg? Đây là câu hỏi nhiều người quan tâm. Sò huyết là loại hải sản khá phổ biến và thông dụng ở Việt Nam. Chúng cũng thường được dùng trong các món ăn ở nhà hàng. Tùy từng loại mà giá thành của sò huyết cũng khác nhau. Dưới đây là một vài mức giá bán sò huyết trên thị trường hiện nay:

  • Loại sò huyết 100-150 con/kg có giá 90.000 đồng/kg.
  • Sò huyết kích thước từ 90-100 con/kg: 110.000 đồng/kg.
  • Giá loại sò tròn 70-80 con/kg: 130.000 đồng/kg.
  • Loại 40-70 con/kg có giá 150.000 đồng/kg.
  • Sò huyết 10-25 con/kg: 279.000 đồng/kg.

Giá thành con sò tròn trên thị trường nhìn chung khá ổn định và không có sự thay đổi lớn. Người mua có thể dễ dàng lựa chọn cho gia đình loại sò huyết phù hợp với kinh tế. Những sạp chợ bán hải sản, siêu thị, cửa hàng chuyên cung cấp hải sản đều bán loại sò này.

Giá sò huyết

Video liên quan

Chủ Đề