Lương công nhân trung bình là bao nhiêu

Theo đó, để kịp thời giám sát tình hình lao động, tình hình trả lương, thưởng dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần năm 2022 và ổn định việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp, LĐLĐ TP.HCM đã phối hợp với Sở LĐ-TB-XH TP.HCM tổ chức đoàn giám sát tại 20 doanh nghiệp.

Qua kiểm tra, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng các doanh nghiệp vẫn cố gắng thực hiện trả lương, thưởng cho người lao động theo quy chế và đúng với thỏa thuận đã được ghi trong thỏa ước lao động tập thể và hợp đồng lao động.

Theo LĐLĐ TP.HCM, tiền lương trung bình của công nhân lao động năm 2021 giảm so với năm 2020

khả hòa

LĐLĐ TP.HCM ghi nhận mức thưởng tết cao nhất là 440 triệu đồng/người, mức thưởng bình quân là 24 triệu đồng/người và mức thưởng thấp nhất là 11 triệu đồng/người.

Theo báo cáo số liệu của các cấp công đoàn, mức thưởng tết bình quân năm 2022 tại khu vực doanh nghiệp nhà nước là hơn 7,5 triệu đồng, khu vực doanh nghiệp tư nhân là hơn 7,6 triệu đồng, khu vực doanh nghiệp FDI là hơn 8,9 triệu đồng.

Ông Trần Đoàn Trung, Phó chủ tịch thường trực LĐLĐ TP.HCM, yêu cầu các cấp công đoàn cần phải tăng cường nắm bắt, giải quyết các vụ tranh chấp lao động, ngừng việc tập thể

phạm thu ngân

Ngoài tiền thưởng tết cho người lao động, các doanh nghiệp có nhiều hình thức hỗ trợ khác như tặng quà tết, phiếu mua hàng, lì xì, tặng vàng, tặng xe gắn máy, tổ chức xe đưa đón [hoặc hỗ trợ tiền tàu xe, tặng vé xe]...

Tuy nhiên, LĐLĐ TP.HCM cũng nhận định, việc không tăng lương tối thiểu vùng năm 2022 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến đời sống công đoàn viên, người lao động thêm khó khăn.

Tiền lương trung bình năm 2021 giảm so với năm 2020 [tỷ lệ năm 2021/2020: 91,40%]. Trong đó, lương trung bình tại doanh nghiệp nhà nước khoảng 9 triệu đồng, doanh nghiệp FDI hơn 9 triệu và doanh nghiệp ngoài nhà nước hơn 5,5 triệu đồng.

Tăng cường nắm bắt, giải quyết tranh chấp lao động

Về tình hình quan hệ lao động, tính đến ngày 26.1.2022, TP.HCM xảy ra 5 vụ tranh chấp lao động ngừng việc tập thể, với 2.466 người tham gia. Các vụ ngừng việc này do quyền và lợi ích của người lao động chưa được đảm bảo như: thưởng Tết Nguyên đán 2022 chưa công khai kịp thời; thanh toán tiền lương còn nợ không đúng thời gian quy định...

Về công tác chăm lo tết cho công đoàn viên, người lao động, LĐLĐ TP.HCM cho hay, tổng kinh phí chăm lo gần 423 tỉ đồng cho hơn 1,25 triệu công đoàn viên, người lao động.

Hoạt động sản xuất tại một công ty trong Khu chế xuất Tân Thuận [Q.7, TP.HCM]

khả hòa

Các cấp công đoàn đã vận động và phối hợp các doanh nghiệp tổ chức thăm và tặng hơn 1 triệu suất quà tết cho công nhân, viên chức, lao động có hoàn cảnh khó khăn, công nhân bị tai nạn lao động, bệnh hiểm nghèo, người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp khó khăn phải thu hẹp sản xuất… với tổng kinh phí chăm lo hơn 386 tỉ đồng.

Cạnh đó, các cấp công đoàn cũng tổ chức nhiều hoạt động như tổ chức họp mặt, tặng quà cho 1.000 đoàn viên nghiệp đoàn xe ôm, bốc xếp...; thăm các doanh nghiệp, chủ nhà trọ tiêu biểu; các chương trình "Gia đình công nhân lao động vui tết cùng TP.HCM" cho hơn 10.000 hộ gia đình công nhân lao động tiêu biểu vui chơi tại Công viên văn hóa Đầm Sen...

LĐLĐ TP.HCM đánh giá, các hoạt động chăm lo có nhiều điểm mới, nhận được sự ủng hộ của toàn hệ thống công đoàn, cộng đồng doanh nghiệp và xã hội [kinh phí chăm lo tăng tỷ lệ 152,5% so với năm 2021]; đối tượng chăm lo được mở rộng.

Phát biểu tại hội nghị, ông Trần Đoàn Trung, Phó chủ tịch thường trực LĐLĐ TP.HCM đánh giá cao vai trò của công đoàn cơ sở trong các hoạt động chăm lo tết. Ông Trung cũng lưu ý công đoàn các cấp cần phải tăng cường công tác nắm bắt, giải quyết các vụ tranh chấp lao động, ngừng việc, đình công tập thể.

Thị trường lao động phục hồi, số người lao động có việc làm, thu nhập bình quân tháng tăng lên.

Người lao động tìm kiếm việc làm. Ảnh Hải Nguyễn

Theo Tổng Cục thống kê, tình hình lao động, việc làm quý II tiếp tục duy trì đà phục hồi, lực lượng lao động, số người đang làm việc, thu nhập bình quân tháng tăng so với quý trước và so với cùng kỳ năm trước.

Lao động 15 tuổi trở lên của cả nước có việc làm ước tính là 50,5 triệu người. Bên cạnh đó, trong quý II, tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động ước tính là 2,32%.

Tổng Cục thống kê cho hay, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương quý II.2022 là 7,5 triệu đồng/tháng, tăng 178 nghìn đồng so với quý trước và tăng 707 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung 6 tháng đầu năm 2022, thu nhập bình quân tháng của lao động làm công hưởng lương ước tính là 7,4 triệu đồng/tháng, tăng 417 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội dự báo, trong năm 2022, đại dịch COVID-19 vẫn có những tác động tiêu cực đến thị trường lao động, sẽ còn tình trạng mất cân đối cung – cầu lao động cục bộ, thiếu hụt lao động tại các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Để khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động trong thời gian tới, cơ quan này đề xuất chính sách như hỗ trợ trực tiếp cho người lao động; hỗ trợ người sử dụng lao động thu hút, tuyển dụng lao động; đào tạo nâng cao chất lượng cung lao động; phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động; tổ chức kết nối cung – cầu lao động để sử dụng có hiệu quả nguồn nhân lực…

Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội Vũ Quang Thành cho hay, hiện nay, trung tâm tiếp nhận nhiều đơn hàng của các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lớn, với đa dạng lĩnh vực, ngành nghề.

Các doanh nghiệp tuyển dụng tập trung ở một số lĩnh vực như dịch vụ, lưu trú, bán hàng, kinh doanh… Các doanh nghiệp, nhà máy cũng đang có nhu cầu tuyển dụng nhiều công nhân lao động sản xuất không đòi hỏi nhiều về trình độ. Một nhóm ngành nghề nữa tiếp tục có xu hướng tuyển dụng nhiều liên quan đến công nghệ thông tin [trí tuệ nhân tạo], sức khỏe, thương mại điện tử.

Hiện nay, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội vẫn đang tiếp nhận các thông tin tuyển dụng từ phía doanh nghiệp và căn cứ vào đó sẽ phân tích, tổng hợp để có xu hướng tổ chức những hoạt động giao dịch việc làm.

Đặc biệt, trong thời gian tới, Trung tâm sẽ tổ chức những phiên giao dịch việc làm chuyên đề phù hợp với từng giai đoạn thị trường lao động để hỗ trợ tối đa cho nhóm doanh nghiệp, lĩnh vực ngành nghề bị ảnh hưởng nặng trong giai đoạn COVID-19 vừa rồi để phục hồi và phát triển.

Mức lương trung bình của người Việt Nam năm 2023 là bao nhiêu?

Cụ thể, người lao động được tăng 146 nghìn đồng so với quý II/2023 và so với cùng kỳ năm 2022 thì tăng 359 nghìn đồng. Tính chung 9 tháng năm 2023, thu nhập bình quân của lao động là 7 triệu đồng/tháng, tăng 6,8%, tương ứng tăng 451 nghìn đồng so với cùng kỳ năm trước.

Lương tối thiểu vùng 2 là bao nhiêu?

Theo đó, vùng 2 có mức lương tối thiểu như sau: - Mức lương tối thiểu tháng: 4.160.000 đồng/tháng. - Mức lương tối thiểu giờ: 20.000 đồng/giờ.

Lương trung bình công nhận bao nhiêu?

Về tiền lương, chi tiêu, tiền lương cơ bản hàng tháng của người lao động [làm đủ giờ công, ngày công, không bao gồm tiền làm thêm giờ] nhận được trung bình là hơn 6 triệu đồng [tăng 8,4% so với khảo sát tháng 3/2022], mức lương cơ bản này cao hơn tiền lương tối thiểu từ 37,5% đến 51,9% [tùy theo từng vùng].

Lương công nhân tăng bao nhiêu phần trăm?

Theo Nghị quyết số 130/2022/QH14 của Quốc hội về dự toán ngân sách nhà nước năm 2023, từ ngày 1/7/2023 thực hiện tăng lương cơ sở cho cán bộ, công chức, viên chức lên mức 1,8 triệu đồng/tháng, tương đương tăng 20,8% so với mức lương cơ sở hiện hành.

Chủ Đề