Luật người cao tuổi 2023

Chính sách hàng tháng dành cho người cao tuổi được quy định tại Nghị định 146/2018/NĐ-CP, Nghị định 20/2021/NĐ-CP và Luật Người cao tuổi 2009.

Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng:

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về trường hợp người cao tuổi được hưởng chính sách trợ cấp xã hội hàng tháng cụ thể như sau:

- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;

- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;

- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế:

Đối với quy định về đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế thì tại Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP. Theo đó, người cao tuổi được hưởng chính sách hỗ trợ bảo hiểm y tế bao gồm người thuộc diện hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng theo quy định của pháp luật về người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội.

Ảnh minh hoạ Internet

Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh:

Tại Điều 12 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi như sau:

- Việc ưu tiên khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi được thực hiện như sau:

+ Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;

+ Bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.

- Các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:

+ Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;

+ Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình;

+ Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.

- Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.

Đối tượng người cao tuổi được hưởng chính sách chúc thọ, mừng thọ

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Luật Người cao tuổi 2009 quy định về chúc thọ, mừng thọ người cao tuổi như sau:

- Người thọ 100 tuổi được Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam chúc thọ và tặng quà.

- Người thọ 90 tuổi được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chúc thọ và tặng quà.

- Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Hội người cao tuổi tại địa phương, gia đình của người cao tuổi tổ chức mừng thọ người cao tuổi ở tuổi 70, 75, 80, 85, 90, 95 và 100 tuổi trở lên vào một trong các ngày sau đây: Ngày người cao tuổi Việt Nam; Ngày Quốc tế người cao tuổi; Tết Nguyên đán; Sinh nhật của người cao tuổi.

Kinh phí thực hiện quy định tại Điều này do ngân sách nhà nước bảo đảm và nguồn đóng góp của xã hội.

Theo khoản 5, điều 5 dự thảo Nghị định về chính sách trợ giúp xã hội, người cao tuổi [NCT] thuộc một trong các trường hợp quy định sau: NCT thuộc hiện hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng; NCT từ đủ 75 tuổi đến đủ 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống ở miền núi, hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã bãi ngang; Người từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; NCT thuộc diện hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.

Hiện tại, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 270.000 đồng, từ ngày 1-1-2021 sẽ tăng lên là 360.000 đồng/tháng và từ ngày 1-1-2023 là 500.000 đồng/tháng

So với quy định hiện nay tại Nghị định số 136/2013, dự thảo Nghị định mới đã bổ sung thêm đối tượng NCT được hưởng trợ cấp xã hội. Theo đó, NCT từ đủ 75 tuổi là có thể được hưởng trợ cấp xã hội thay vì đủ 80 tuổi như hiện nay.

Bên cạnh đó, dự thảo Nghị định còn bổ sung thêm loạt đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội gồm: Trẻ em dưới 3 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo hoặc hộ cận nghèo; Người nhiễm HIV, người mắc bệnh mãn tính thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, không còn khả năng lao động, không có nguồn thu nhập hàng tháng như tiền lương, tiền công, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp khác từ ngân sách nhà nước; Nghệ nhân nhân dân, nghệ nhân ưu tú được Nhà nước phong tặng không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng; Đối tượng khác do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quy định.

Dự thảo cũng quy định thêm, căn cứ điều kiện kinh tế, xã hội địa phương, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội khác phù hợp và quy định đối tượng thụ hưởng chính sách trợ giúp xã hội khác phù hợp tình hình địa phương…

Hiện tại, mức chuẩn trợ giúp xã hội là 270.000 đồng, từ ngày 1-1-2021 sẽ tăng lên là 360.000 đồng/tháng và từ ngày 1-1-2023 là 500.000 đồng/tháng. Mức chuẩn trợ giúp xã hội là căn cứ xác định mức trợ cấp xã hội, mức hỗ trợ kinh phí nhận nuôi dưỡng chăm sóc, mức trợ cấp nuôi dưỡng trong cơ sở trợ giúp xã hội và các mức trợ giúp xã hội khác.

Chủ Đề