Lỗi sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông

Tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia luôn là vấn đề của toàn xã hội. Hơn lúc nào hết, ý thức người tham gia giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông do sử dụng rượu bia nhất là trong mỗi dịp Tết đến, Xuân về để mọi người, mọi nhà đều được đón một năm mới vẹn tròn, đầy đủ.

Theo các chuyên gia y tế, rượu bia là một chất gây ảo giác nặng với hệ thần kinh, làm hệ thần kinh mất khả năng tự chủ, mất khả năng định hướng, mất khả năng điều khiển vận động. Trong trường hợp người điều khiển phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia, nồng độ cồn trong rượu, bia, tác động vào thần kinh dễ khiến người điều khiển phương tiện không làm chủ được và gây ra tai nạn. Mặc dù ai cũng hiểu được những những đặc tính của rượu bia, tuy nhiên thực tế theo số liệu thống kê hiện nay cho thấy, tình trạng người điều khiển phương tiện tham gia giao thông sau khi uống rượu, bia vẫn luôn là vấn nạn gây ra hiểm họa khôn lường cho toàn xã hội.

Thời gian qua, trên cả nước nói chung và trên địa bàn Hà Tĩnh nói riêng đã xảy ra không ít vụ tai nạn giao thông thương tâm do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia gây ra. Qua tìm hiểu và tiếp xúc với một số người dân trên địa bàn chúng tôi được biết nguyên nhân tai nạn giao thông do vi phạm nồng độ cồn hiện nay chiếm tỷ lệ rất cao, điều đó xuất phát từ chính thói quen sinh hoạt, tập quán văn hóa chúc tụng nhau uống rượu bia, nhất là vào mỗi dịp lễ, Tết của người dân Việt Nam. Chính vì thế, hạn chế tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia là vấn đề chung, đã đến lúc toàn xã hội cần rung lên hồi chuông cảnh tỉnh. Hơn lúc nào hết, ý thức người tham gia giao thông là yếu tố quan trọng hàng đầu, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông, trút bớt gánh nặng cho xã hội và nỗi đau cho những người ở lại.

Công an Hà Tĩnh tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm hành vi vi phạm Trước những hệ luỵ khôn lường mà “ma men” đã, đang và sẽ đe doạ đối với tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn. Từ đầu năm đến nay, đặc biệt trong đợt cao điểm ra quân bảo vệ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Nhằm thực hiện nghiêm việc chấp hành quy định không uống rượu, bia khi tham gia giao thông, khi thời gian lùi về những ngày cuối năm, lượng người dân từ các địa phương bắt đầu trở về quê đón Tết, lượng phương tiện giao thông trên các tuyến đường trở nên đông đúc, nhôn nhịp hơn, lực lượng CSGT trên địa bàn Hà Tĩnh đã tăng cường các biện pháp tuyên truyền, tuần tra xử lý vi phạm, trong đó tập trung vào lỗi uống rượu, bia. Theo đó, trong cái se lạnh của tiết trời cuối đông, trên những tuyến phố các chiến sỹ áo vàng thuộc Phòng cảnh sát giao thông và Đội Cảnh sát giao thông Công an các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn toàn tỉnh đang tăng cường tuần tra kiểm soát, đặc biệt là lập chốt ngay tại các khu vực, tuyến giao thông trọng điểm để phát hiện xử lý nghiêm người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ vi phạm quy định về nồng độ cồn.

Ghi nhận của chúng tôi tại một số điểm thuộc thành phố Hà Tĩnh và một số huyện trên địa bàn tỉnh, việc xử lý những vi phạm liên quan đến nồng độ cồn đã và đang được lực lượng Cảnh sát giao thông triển khai đồng bộ, mạnh mẽ với quyết tâm phòng, tránh các vụ TNGT thương tâm có thể xảy ra. Đối với hành vi vi phạm này, lực lượng chức năng trên địa bàn toàn tỉnh đã kiên quyết lập biên bản, giữ phương tiện và hướng dẫn người say rượu ra về bằng các hình thức an toàn. Tuyệt đối không để người say rượu tiếp tục điều khiển phương tiện, bởi có nguy cơ cao đến tính mạng chính họ, hoặc những người cùng lưu thông. Tuy nhiên, điều đáng nói là dù các cơ quan chức năng đã thường xuyên kiểm tra, tăng cường xử phạt nhưng tình trạng lái xe sử dụng rượu bia vẫn còn khá phổ biến.

Chia sẽ với chúng tôi đồng chí Đại uý Trần Hoàng Hiệp - Đội trưởng đội Cảnh sát giao thông trật tự Công an huyện Thạch Hà cho biết: Qua công tác tuần tra, kiểm soát, việc phát hiện và xử lý đối với các trường hợp vi phạm nồng độ cồn hiện nay còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều trường hợp không hợp tác, có thái độ cản trở, chống đối, lực lượng chức năng… Bên cạnh đó còn có hậu thuẫn của một số quán hàng trong việc bố trí người cảnh giới, theo dõi lực lượng chức năng làm nhiệm vụ và báo cho những người điều khiển giao thông biết, tìm cách chống đối. Vì vậy, để tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ, hiệu quả thì rất cần sự vào cuộc quyết liệt, mạnh mẽ hơn nữa của ngành chức năng cũng như toàn xã hội. Các ban, ngành, đoàn thể, địa phương cần tăng cường thực hiện có hiệu quả tháng ATGT với tuyên truyền “Nói không với uống rượu, bia khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông”. Đặc biệt, là mỗi cá nhân phát huy ý thức, trách nhiệm của mình khi tham gia giao thông, vì sự an toàn của chính bản thân và những người xung quanh.

Quy định xử phạt với hành vi sử dụng rượu bia khi lái xe Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, quy định các mức phạt liên quan đến hành vi điều khiển xe khi lái xe đã uống rượu, bia cụ thể như sau: - Đối với xe đạp, xe đạp điện [Theo quy định tại Điều 8] + Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng; + Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng; + Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100 ml hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng. - Đối với xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện], các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy [Theo quy định tại Điều 6]: + Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; + Vượt quá 50mg đến 80mg/100ml máu hoặc quá 0,25mg đến 0,4mg/1l khí thở phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; + Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100 ml hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng. - Đối với máy kéo, xe máy chuyên dụng [Theo quy định tại Điều 7]: + Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng; + Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; + Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100 ml hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng. - Đối với xe ô tô [Theo quy định tại Điều 5]: + Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng; + Nồng độ cồn chưa vượt quá 50 mg/100 ml máu hoặc 0,25 mg/1l khí thở phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng; + Nồng độ cồn trong máu vượt quá 80 mg/100 ml hoặc vượt quá 0,4 mg/1l khí thở phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng Ngoài ra, người điều khiển xe còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ có thời hạn tùy từng trường hợp.

An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà, đặc biệt trong những ngày cuối năm 2021 và dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đang cận kề, mong rằng sau những ngày tháng dài tha hương bôn ba, vất vả xứ người, những ngày Xuân là dịp để người thân, anh em, bạn bè mọi nơi gặp gỡ, đoàn tụ với nhau. Vì vậy, hãy cùng nhau tạo nên một cái Tết đủ đầy, an toàn và hạnh phúc nhất, mỗi người dân hãy tự giác chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông, tuyệt đối không sử dụng rượu, bia khi tham gia giao thông, vì tính mạng của chính mình và của cộng đồng, xã hội.

Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông là gì?

Sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông, ẩn họa khôn lường VOV.VN - Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người lái xe khi tham gia giao thông đã uống rượu, bia có thể bị phạt tiền ở mức cao nhất là 40 triệu đồng và tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe lên tới 24 tháng.

Uống rượu bia khi tham gia giao thông phạt bao nhiêu tiền?

Bị phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng. Đồng thời, bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 22 tháng đến 24 tháng. Theo đó, mức phạt cao nhất đối với người điều khiển xe ô tô tham gia giao thông có uống rượu bia có thể bị phạt lên đến 40 triệu đồng và bị tước Giấy phép lái xe 2 năm.

Tại sao không nên uống rượu bia khi tham gia giao thông?

Uống rượu bia dù ít hay nhiều đều ảnh hưởng đến khả năng tập trung của người lái xe, mất tập trung khi lái xe rất dễ gây ra tai nạn. Uống rượu có thể làm tổn thương các mô của mắt từ giác mạc, kết mạc đến võng mạc và thần kinh thị giác gây giảm thị lực, thậm chí không điều khiển được mắt.

Uống rượu bia gây tai nạn giao thông bị xử lý như thế nào?

Như vậy, theo quy định thì người tham gia giao thông đường bộ trong tình trạng sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định và gây tai nạn có thể bị phạt tù từ 3 năm đến 10 năm.

Chủ Đề