Lợi ích của khoảng cách thế hệ

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet

Khoảng cách giữa các thế hệ, giữa bố mẹ và con cái, ông bà với con cháu không phải là mới nhưng đang trở nên đáng chú ý hơn trong một thập kỷ gần đây. Đặc biệt, trong thời đại công nghệ 4.0, chỉ một bước tiến mới trong sản phẩm hay ứng dụng thông minh cũng có thể đẩy hai thế hệ ra xa nhau thêm một chút.

Dưới đây là một số cách giúp thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ tronggia đình.

Giao tiếp hiệu quả

Giao tiếp là một kênh rất quan trọng để thu hẹp khoảng cách giữa các thế hệ. Nói chuyện với các con của bạn, hiểu thế giới của chúng, và cố gắng tìm ra sự khác biệt với thế giới của bạn.

Nói chuyện với bọn trẻ cũng có thể giúp các con hiểu bạn tốt hơn. Lắng nghe và chấp nhận những suy nghĩ của con. Giao tiếp cởi mở là một cách rất hiệu quả để thu hẹp khoảng cách thế hệ.

Bắt nhịp với các xu hướng hiện tại

Nếu để theo kịp với sự phát triển của con, bạn cần hiểu thế giới của chúng, nói ngôn ngữ của chúng; biết các xu hướng và công nghệ mà các con đang theo đuổi. Nếu bạn làm như vậy, sự giao tiếp giữa bạn và con cái sẽ dễ dàng hơn và bạn cũng có thể kiểm soát các con mình.

Dạy con những giá trị cốt lõi

Mọi thứ có thể thay đổi theo thời gian, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải từ bỏ những giá trị của cuộc sống. Bạn vẫn có thể dạy cho các con tất cả các giá trị và truyền thống bạn đã sở hữu. Dạy chúng tôn trọng và tuân theo các giá trị, mặc dù chúng sống trong thế giới hiện đại.

Đừng so sánh

Bạn có thể trưởng thành trong một hoàn cảnh, thế giới khác với bọn trẻ. Tuy nhiên, đừng bao giờ ép trẻ phải suy nghĩ theo những giới hạn. Nếu bị ép buộc, con bạn sẽ bị tụt hậu trong thế giới đầy cạnh tranh này. Chấp nhận thực tế rằng mọi thứ đã thay đổi so với thời của bạn. Vì vậy, không so sánh và cho phép con bạn sống trong thế giới riêng của chúng.

Hãy linh hoạt

Cha mẹ nên dễ dàng chấp nhận thay đổi và linh hoạt hơn với ý tưởng của con cái. Bạn cần phải hiểu được nhu cầu ngày càng tăng của các con và giúp chúng phát triển theo thời gian.

Làm theo những lời khuyên đơn giản trên bạn có thể thấy sự thay đổi trong mối quan hệ của con cái đối với bạn.

Triển lãm ảnh “Gia đình - Tổ ấm yêu thương” tôn vinh giá trị tốt đẹp của gia đình Việt Nam

Văn hóa người Việt thích sống quần tụ trong một mái nhà [thường là 3 thế hệ] nhằm thuận tiện chăm sóc, nương tựa lẫn nhau. Người già có thể nương nhờ con cháu những khi đau bệnh. Ngược lại, người trẻ có thể cậy nhờ ông bà, cha mẹ trong các công việc nhà cửa, chăm sóc con trẻ…

Không thể phủ nhận lợi ích của việc sống đa thế hệ trong cùng một gia đình, tuy nhiên mặt trái tiêu cực của việc này là nảy sinh nhiều bất đồng. Những mâu thuẫn, xung đột chủ yếu xuất phát từ các lý do như cách xa nhau về độ tuổi, thế hệ, sở thích, cá tính, tri thức, hoàn cảnh kinh tế - xã hội…

Khi sống cùng nhà với ông bà, cha mẹ thì bạn trẻ khó dung hòa được một số vấn đề, ví dụ: ông bà, cha mẹ đã có nhiều trải nghiệm, rút tỉa được nhiều kinh nghiệm cuộc sống nên khuyên con cháu điều này việc nọ, trong khi giới trẻ sống thoáng và hiện đại hơn lại chưa có nhiều sự trải đời. Vì vậy, từ suy nghĩ đến hành động họ thường thiếu chín chắn, không cẩn trọng và bất tuân theo lời khuyên răn của bề trên dẫn đến mối quan hệ ngày càng rạn nứt. Chưa kể, người già thường có tâm lý tủi thân vì mình không còn làm ra tiền, không hữu ích như xưa...

Tâm lý lứa tuổi giữa các thành viên cũng là một trong các lý do tạo nên các bất đồng trong gia đình đa hệ. Người cao tuổi thích yên tĩnh, người trẻ ưa chuộng lối sống năng động và náo nhiệt… Với gia đình có nhiều cặp vợ chồng trẻ chung sống, mâu thuẫn lại càng dễ xảy ra.

Đôi khi những mâu thuẫn nhỏ cũng có thể gây nên nhiều hệ lụy khó lường [Ảnh minh họa]

Nếu bất đồng xảy ra ở mức nhẹ thì dung hòa bằng cách ít tiếp xúc, ít tương tác với nhau. Nếu nghiêm trọng hơn sẽ gây ra những mâu thuẫn căng thẳng, thể hiện qua lời nói thiếu suy nghĩ và hành động tiêu cực, có thể gây hậu quả đau lòng. Mặt nổi hay bề chìm của vấn đề này đều có tác động tiêu cực đến mối quan hệ tình cảm gia đình.

Để giải quyết xung đột, mâu thuẫn đòi hỏi sự cố gắng và tinh tế của các thành viên. Đồng thời, yếu tố khách quan như sắp xếp lại không gian sinh hoạt phù hợp cũng góp phần quan trọng tạo sự thuận hòa.

Picity High Park: trao tặng cuộc sống an lành cho các gia đình đa thế hệ

Nếu gia đình có ít người hoặc tài chính hạn hẹp, cư dân có thể chọn mua căn hộ 1PN+1 hoặc 2PN tại Picity High Park. Nếu gia đình có nhiều thế hệ, nhiều hộ gia đình nhỏ cùng chung sống thì căn hộ 3PN sẽ là giải pháp lý tưởng nhất. Theo đó, các phòng ngủ và khu vực chung được bố trí thông minh, giúp thuận tiện trong sinh hoạt thường ngày, vừa tạo được sự riêng tư vừa có điều kiện chăm sóc lẫn nhau.

Loại căn hộ 1PN+1 bên cạnh lợi thế về tài chính, cư dân vẫn có đủ không gian riêng tư cho các thành viên vì ngoài phòng ngủ lớn còn có phòng ngủ nhỏ. Căn 2PN và 3PN được thiết kế phong phú giúp gia chủ chọn lựa theo sở thích, đồng thời hạn chế tối đa các xích mích, sự khác biệt về độ tuổi.

Gia chủ cũng có thể linh hoạt tận dụng không gian làm phòng đọc sách, là nơi vui chơi cho trẻ em

Tất cả căn hộ Picity High Park đều tiếp nhận trực tiếp với ánh sáng và nguồn gió tự nhiên. Đây là điểm cộng giúp hạn chế các bệnh khúc xạ mắt của trẻ nhỏ, đồng thời tiết kiệm điện năng.

“Picity High Park là dự án quy tụ đầy đủ các yếu tố kết tinh lên nhiều giá trị cho cư dân lẫn nhà đầu tư, vì dự án được hình thành trên nền tảng của chất lượng là căn hộ đạt chuẩn 4 sao và là dự án có quy mô lớn nhất quận 12 tính tới thời điểm này. Chắc chắn sẽ được khách hàng đón nhận cũng như tạo được tiếng vang trên thị trường trong thời gian tới”, đại diện Tập đoàn Pi Group nhận xét.

Từ "thế hệ" thường dùng để chỉ sự đo lường thời gian một khoảng 30 năm, khoảng thời gian một người cần có để đạt được sự chín chắn, ở tuổi mà như luật thông thường, đứa con đầu sanh ra. Khoảng cách biệt lớn gĩữa một hay nhiều thế hệ thường được nói đến là 'biệt thế hệ'.

Có thể cho rằng người từ những thế hệ khác nhau nên có sự khác biệt về đường lối suy nghĩ, thái độ, cách sống và giá trị, cho nên không đồng ý với nhau về hầu hết mọi vấn đề. Do sự khác biệt về tu?i tác, nhóm người già giữ quan điểm ngược lại đường lối của thế hệ trẻ. Những sự dị biệt trong quan điểm phát xuất và dẫn đến sự hiểu nhầm trong gia đình.

Truyền thống cổ hủ, tập tục không hợp thời và thái độ bè phái của người già thường mâu thuẫn với những khát vọng của người trẻ. Thế hệ trẻ của thanh niên tạo nên để đứng trước ngã ba đường vào lúc quan trọng trong tuổi còn trẻ thiếu kinh nghiệm. Tự nhiên họ chống lại sự can thiệp của người già và không chịu khuất phục dưới cách đối xử kẻ cả bề trên.

Một số người già không chịu nổi quan điểm hiện đại, lối sống của thế hệ trẻ. Các cụ muốn các con phải theo các tập tục xưa và truyền thống cha ông. Thay vì áp dụng thái độ như vậy, các cụ nên cho con cái sống phù hợp với thời đại nếu những hoạt động này vô hại, và đem lợi ích tiến bộ. Các cụ nên nhớ lại khi xưa cha mẹ các cụ cũng phản đối một số cung cách đối xử thịnh hành vào thời các cụ còn trẻ. Chẳng hạn vào thập niên 60 thanh niên bắt chước những người [ca hát] Beatles và Hyppies được xem là khó coi. Những người trẻ này lớn lên và cũng đến lượt bị choáng váng bởi những đứa con bắt chước "lưu manh" và "bỉ ổi".

Sự cách biệt về quan niệm giữa những bậc cha mẹ bảo thủ và thế hệ trẻ là nguyên nhân thường gây mâu thuẫn trong phạm vi gia đình ngày nay. Điều đó không có nghĩa là bậc cha mẹ e sợ trong việc cố vấn và hướng dẫn con cái nếu chúng đi lạc đường do một số giá trị sai lầm.

Nhưng khi giáo dục chúng, bậc cha mẹ nên theo nguyên tắc ngăn ngừa tốt hơn là trừng phạt. Cha mẹ cũng nên giảng giải cho con cái tại sao lại không chấp nhận hay tại sao lại chấp nhận một số giá trị. Chúng ta hiểu cái mà ta gọi 'giá trị Phương Đông' rất tốt nhưng chỉ khi chúng thích hợp cho nhu cầu hiện đại và có thể áp dụng thích ứng với tình trạng hiện nay.

Thiếu hiểu biết giữa cha mẹ và con cái hiện nay là nguyên nhân làm cha mẹ và con cái cách xa nhau. Nên tạo nhiều cơ hội hơn nữa giúp cho con cái trưởng thành và làm chúng tự có ý thức trao đổi tâm sự với cha mẹ.

Lời yêu cầu tha thiết của một thanh thiếu niên là muốn cha mẹ hiểu khó khăn của nó, thường là điển hình trong nhiều gia đình ngày nay:

"Tôi đã ở với cha mẹ tôi gần 20 năm . Tôi thương yêu cha mẹ tôi, nhưng cũng có những vấn đề với cha mẹ tôi. Có những sự hiểu nhầm giữa ba người [tôi và cha mẹ], và các khó khăn hình như càng ngày càng gia tăng.

Những khó khăn ấy bắt nguồn từ những hành động của tôi mà cha mẹ tôi không hiểu. Cha mẹ tôi hình như không biết lý do đằng sau những điều tôi nói và làm. Tôi đã cố gắng sửa chữa và làm dịu đi những nỗi bất bình giữa cha mẹ và tôi, nhưng không kết quả.

Cha mẹ tôi lúc nào cũng bên cạnh tôi khi tôi còn nhỏ, bất cứ lúc nào tôi cần được an ủi. Cho nên tôi nghĩ không cần cha mẹ bảo tôi làm gì và tôi nghĩ rằng cha mẹ tôi là những người tuyệt diệu nhất trên thế giới này.

Quan niệm về mọi chuyện của tôi bắt đầu khác biệt với cha mẹ tôi, nhưng tôi giữ im lặng vì e ngại bị họ trừng phạt. Những khó khăn sinh khi tôi đủ khôn lớn để nói lên ý kiến của tôi.

Bây giờ tôi nói lại cha mẹ tôi, không phải là tôi chống lại mà đó là vì cho chính tôi. Tôi không cho rằng tôi biết tất cả mọi thứ mà cha mẹ tôi biết nhưng tôi đã có thể tự lo cho mình. Tôi sẽ yêu cầu giúp đõ khi cần thiết, nhưng chuyện tôi muốn lưu ý đến lời khuyên của cha mẹ tôi lại là một vấn đề khác.

Cha mẹ tôi vẫn coi tôi như một đứa bé, một em bé cần sự giám sát thường xuyên. Tôi cảm nhận cha mẹ tôi săn sóc tôi, nhưng các người cũng phải để cho tôi tự do và không bóp nghẹt tôi. ông bà chẳng bao giờ nghe tôi nói gì, và bảo tôi không hiểu ông bà. Ông bà cũng xâm phạm tự do cá nhân của tôi và không hiểu tôi. Vì lúc nào ông bà cũng canh chừng tôi, tôi không còn có tự do để thăm viếng bạn tôi hay làm việc gì mà tôi thích làm.

Cha mẹ tôi lúc nào cũng hỏi tôi tại sao làm cái này hay cái kia nhưng không bao giờ nghe những lý do của tôi vì ông bà chẳng bao giờ muốn nói chuyện với tôi. Đương nhiên tôi phải tìm đến bạn tôi, và như thế làm cho cha mẹ tôi ngạc nhiên.

Tôi không muốn làm đau buồn cha mẹ tôi bằng cách không nghe ông bà, nhưng việc ấy phải do cả hai bên cùng xây dựng. Làm sao tôi có thể nghe lời khuyên nơi ông bà khi ông bà không lưu ý gì đến sự kiện đúng? Tôi còn trẻ, làm sao tôi có thể học hỏi được nếu tôi không có cơ hội?

Những khó khăn mà tôi phải chịu đựng do nơi cha mẹ và tôi. ông bà chỉ chỉ huy tôi và không cho tôi cơ hội để đặt câu hỏi với ông bà. Trong tình trạng gia đình ngột ngạt không thể chịu được, ai là người đáng trách cứ nếu tôi đi tìm sự khuây khỏa ngoài gia đình với bạn bè bao che tôi và say mê vào những hoạt động không lành mạnh? Tôi có được lựa chọn không?

Cha mẹ tôi có thể hiểu tôi hơn nếu bỏ thì giờ để nói chuyện với tôi và hiểu quan điểm của tôi. Cha mẹ và tôi phải cùng nhau giải quyết vấn đề để có một mái ấm gia đình."

Sự xuất hiện của thế hệ 1950 là một hiện tượng không hiểu nổi đối với những người cao tuổi thời bấy giờ nay không còn mấy huyền bí so với thời ấy khi có những thay đổi lớn lao trong văn minh thế giới. Rồi, người ta nói đến 'sự cách biệt giũa thế hệ', một hiện tượng mới. Người trẻ không còn phải suốt đời làm việc cực nhọc sau khi rời khỏi ghế nhà trường, mà có thì giờ rảnh rỗi, tiền bạc để tiêu sài. Một văn hóa bao quát hình thành xung quanh chúng.

Sự bất lực của người cao tuổi để hiểu biết giới trẻ, niềm tin của giới trẻ là tuổi thanh xuân trường cửu, sự không chấp nhận cái chết- những điều ấy hiện hữu trong tất cả xã hội con người ở mọi thời đại.

Sự cách biệt giữa thế hệ, với những bi kịch, các vai anh hùng và kẻ không phục thiện đã trở nên rắc rối và phức tạp. Ở Phương Tây, nay người ta đã chấp nhận là thường tình hầu hết mọi người có rất ít quan hệ xã hội ngoài người đồng tuế. Sự khởi đầu tốt lành hay ít nhất vô hại, nhưng nay những yếu tố nuôi dưỡng những dị biệt giữa các thế hệ bây giờ trở nên đen tối và đe dọa hơn, do đó, khoảng cách đang phát triển thành 'vực thẳm ngăn cách'.

Khó khăn chính nhiều xã hội Tây Phương gặp phải - như Đức, Anh Quốc, Nhật Bản, Ý, Tây Ban Nha, là dân số không tự bổ xung, cho nên người già trở thành một gánh nặng ngày nay.

Một phần của phong trào muốn tách ly, và ý thức về bản thân của thế hệ trẻ ở thập niên 1950 và 1960, tượng trựng sự khinh khi đối với người già, ít nhất cũng là loại bỏ trí tuệ, kinh nghiệm, một sự thoái hóa trong tương quan truyền thống giữa trẻ và già.

Những sự hiểu lầm ấp ủ, những bức tường ngăn cách giữa già và trẻ đưa đến kết quả tạo thành nhiều mâu thuẫn sâu xa trong tương lai. Đương nhiên sự xúc phạm của trẻ con với người già đã là một vấn đề nghiêm trọng tại nhiều nơi trên thế giới. Những việc xẩy ra như vậy, sẽ chắc chắn tăng trưởng theo thời gian, vì người già sống lâu nhờ các phép lạ khoa học kỹ thuật, bởi thuốc men thần hiệu, bởi tất cả các máy móc làm tuổi thọ gia tăng theo. Tuy nhiên phẩm chất về đời sống không được cải tiến theo đà gia tăng dân số, cho nên khó khăn phát sinh.

Không khó khăn cũng đoán trước được những hình thái trả đũa thù hận sẽ xẩy ra khi giới trẻ nhân thức được họ sẽ phải lo cho phần "thặng dư" của dân số mà họ coi như vô dụng, thải hồi, người bệnh, người không sinh lợi và người tàn tật. Đó là gánh nặng càng ngày càng gia tăng mà xã hội miễn cưỡng phải gánh vác. Cho nên ta có thể tưởng tượng những lý luận ủng hộ cho cái chết không đau đớn cho những người tuổi quá cao đang ngày càng được đồng tình và người ta cũng ngày càng chấp nhận phương pháp này. Vấn đề nhân khẩu học trước đây nhằm vào số trẻ em quá nhiều ở thế giới thứ ba, nay đã chuyển sang những người già không muốn chết trong thế giới phát triển. Người già đã nói họ sống quá lâu. Họ cần sự giúp đỡ để nhường chỗ cho thế hệ kế tiếp. Có thể nối nhịp cầu người Già với người Trẻ bằng sự yêu thương và hiểu biết!

Video liên quan

Chủ Đề