Lịch sử hình thành và phát triển tội phạm học

Tội phạm học là gì? Tội phạm học được hình thành và phát triển như thế nào? Bài viết dưới đây của ACC nhằm giải đáp những vướng mắc của bạn đọc cũng như làm rõ một vài thông tin cơ bản về nội dung tội phạm học là gì.

Tội phạm học là gì?

Trong giáo trình từ năm 1995, GS.TS. Đồ Ngọc Quang cho rằng: “Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu những vấn đề liên quan đến tình trạng phạm lỗi và tội phạm…; nghiên cứu về nhân thân người phạm tội, nguyên nhân, điều kiện phạm tội và những biện pháp phòng ngừa tội phạm nhằm lừng bước ngăn chặn, hạn chế tội phạm trong cuộc sống xã hội.”

GS.TS. Nguyễn Xuân Yêm cho rằng:“Tội phạm học là ngành khoa học nghiên cứu tội phạm, tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện phát sinh tội phạm, nghiên cứu cá nhân kẻ phạm tội và những biện pháp phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm nhằm ngăn chặn, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội”.

Có thể hiểu tội phạm học như sau: Tội phạm học là ngành cứu tình hình tội phạm, các nguyên nhân và điều kiện tình hình tội phạm, nhân thân người phạm và phương hướng cũng như các biện pháp phòng ngừa tình hình trong xã hội.

Tội phạm học nghiên cứu trên bốn nội dung sau:

  • Tình hình tội phạm
  • Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm
  • Nhân thân người phạm tội
  • Phòng ngừa tình hình tội phạm

Tình hình tội phạm là đối tượng nghiên cứu của tội phạm học. Tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng này; các đặc điểm về số lượng và chất lượng, tính chất của tình hình tội phạm nói chung. Bên cạnh đó, tội phạm học nghiên cứu làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng này; các đặc điểm về số lượng và chất lượng, tính chất của tình hình tội phạm nói chung.

Tội phạm học đưa ra dự đoán về tình hình tội phạm trong thời gian tới và đề ra các biện pháp tác động chính xác, hợp lí đảm bảo/hoạt động phòng chống tội phạm có hiệu quả cao.

Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm được tội phạm học nghiên cứu ở ba mức độ khác nhau:

  • Nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm nói chung [của mọi tội phạm]
  • Nguyên nhân và điều kiện của tình hình nhóm tội phạm;
  • Nguyên nhân và điều kiện của loại tội phạm cụ thể.

 Tội phạm học cần phải nghiên cứu các hiện tượng chống đối xã hội có ảnh hưởng đến tội phạm và đưa ra các biện pháp; phòng ngừa chúng. Ví dụ: Tình hình sử dụng các chất kích thích như rượu, ma túy, mua bán dâm v.v…

Nghiên cứu nhân thân người phạm tội nhằm làm sáng tỏ bản chất, các đặc điểm đặc trưng của nhân, thân người phạm tội, tính chất của khuynh hướng chống đối xã hội, mức độ kiên định của quan điểm, quan niệm chống đối xã hội; đưa ra phương pháp phân loại người phạm tội là cơ sở áp dụng các biện pháp tác động xã hội và lẽ ra các biện pháp giáo dục cải tạo người phạm tội, phòng ngừa tội phạm, ngăn ngừa tái phạm.

Bên cạnh đó, tội phạm học nghiên cứu xây dựng hệ thống các chủ thể thực hiện công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và các nguyên tắc về tổ chức công tác phòng ngừa, kế hoạch hoạt động phòng ngừa v.v…

Nếu theo mức độ thì có thể chia làm ba mức độ phòng ngừa tội phạm sau:

  • Mức độ toàn xã hội [phòng ngừa xã hội chung].
  • Mức độ nhóm [phòng ngừa chuyển ngành tội phạm học].
  • Mức độ cá nhân [phòng ngừa cá biệt].

Ngoài những đối tượng nên trên, đối tượng nghiên cứu của tội phạm học còn những vấn đề khác có ý nghĩa trong việc nghiên cứu những nội dung cơ bản của tội phạm học như:

  • Các phương pháp nghiên cứu tình hình tội phạm nguyên nhân và điều kiên của tình hình tội phạm; nhân thân người phạm tội biện pháp phòng ngừa và nâng cao hiệu quả của các biện pháp phòng ngừa. Các phương pháp nghiên cứu được đưa ra dựa trên cơ sở nền tảng của phép biện chứng duy vật phù hợp với tính chất nội dung của đối tượng nghiên cứu.
  • Nghiên cứu lí luận và thực tiễn đấu tranh với tội phạm ở các nước khác trên thế giới để sử dụng các kinh nghiệm quý báu của họ đồng thời phê phán các quan điểm phản khoa học của một số học giả tư sản và ngăn chặn ảnh hưởng của các quan điểm phần khoa học này.
  • Sự ra đời và phát triển của tội phạm học trong lịch sử.
  • Nạn nhân học.
  • Nghiên cứu vấn đề hợp tác quốc tế trong việc đấu tranh với tình hình tội phạm.

Như vậy, bài viết trên đây với tựa đề tội phạm học là gì của ACC đã cung cấp cho quý bạn đọc đầy đủ các thông tin về tội phạm học là gì và những thông tin liên quan. Trong quá trình tìm hiểu nếu như có bất cứ điều gì thắc mắc hay quan tâm đến tội phạm học là gì, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

  • Hotline: 19003330
  • Zalo: 084 696 7979
  • Gmail: 

>>> Luật sư giỏi ở Hà Nội

>>> Thủ tục mua bán nhà

Quá trình hình thành, phát triển của tội phạm học chính là quá ừình ra đời, phát triển các thuyết, các trường phái khác nhau giải thích về nguyên nhân của tội phạm. Mỗi thuyết, ơường phái đỏ đều có con đường riêng [cách tiếp cận riêng] nghiên cứu về tội phạm nhưng cũng có thể có sự kế thừa ít nhiều quan niệm cùa người đi trước và tựu điung lại các thuyết, các ừường phái đó đều cổ gắng giải thích nguyên nhân của tội phạm và đưa ra biện pháp phòng ngừa tương ứng.

Việc nghiên cứu các thuyết, các ừường phái ở cảc giai đoạn lịch sử khác nhau có ý nghĩa vỏ cùng quan trọng trong nghiên cứu tội phạm học vì giúp đảnh giả được những thành tựu, những hạn chế cùa các thuyết đề tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện việc giải thích về tội phạm cũng như xây dựng các biện pháp phòng ngừa tội phạm sát hợp.

Có rất nhiều thuyết trong tội phạm học giài thích về nguyên nhân của tội phạm nhưng nhìn chung có thể chia thành bốn nhom cơ bản với các cách tiếp cận khác nhau. Đó là:

a] Trường phái tội phạm học cồ điển với cách tiếp cận dựa trên nền tảng triết học “thời kì khai sáng;

 b]Các thuyết sinh học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lí thuyết sinh học;

c]Các thuyết tâm lí với cách tiếp cận dựa trền nền tảng n thuyết tâm lí;

d]Các thuyết xã hội học với cách tiếp cận dựa trên nền tảng của lí thuyết xã hội học. Phải thừa nhận rằng các thuyết khi lí giải về nguyên nhân của tội phạm đều có nhân tổ họp Iỉ nhẩt định, tuy nhiên, từng học thuyết đều có mặt mạnh và hạn chế riêng. Do vậy, không vì hạn chế của học thuyết nào đỏ mà chúng ta phủ nhận sự đóng góp của học thuyết đó đối với sự phát triển của tội phạm học.

Trường phái học cổ điển

Thời gian: Từ những năm 1700 đến năm 1880.

Học giả tiêu biểu: Cesare Beccaria, Jeremy Bentham.

1.Quan điểm của Cèsare Beccaria

Cesare Beccaria [1738 - 1794] có tên Italia là Cesare Bonesana sinh ra ở Milan, Italia. Cuốn “Ve tội phạm và hình phạt” [1764] của ông là công trình đánh dấu bước ngoặt cho sự ra đời của trường phái tội phạm học cổ điển.

Giải thích về nguyên nhân của tội phạm, Cesare Beccaria cho I rằng nguyên nhân của tội phạrn là tự do ý chí, sự lựa chọn của  từng cá nhân. Luận điểm này của ông chịu ảnh hưởng tư tưởng của thời kì khai sáng, đó là “íự do ý chí và suy nghĩ lỉ trí được thừa nhận là có vai trò quyết định đến hành vi của con người”.

Từ đó, ông đề cao vai trò của hình phạt trong phòng ngừa tội phạm. Để hình phạt có hiệu quà trong phòng ngừa tội phạm thì:

 Hình phạt phải tương xứng với mức độ nguy hiểm của tội phạm. Nếu hình phạt ngang bàng được áp dụng đối với hai tội phạm đã gây thiệt hại cho xã hội ờ những mức độ khác nhau thì không cỏ gì cản trở con người tiếp tục thực hiện tội phạm nghiêm trọng hơn mỗi khi chúng đem lại nhiều lợi ích hơn;

Hình phạt cần phải căn cứ vào mức độ nguy hiểm cùa hành vi phạm tội chứ không phải là con người phạm tội. Các tội phạm chỉ có thể được đánh giá bởi những thiệt hại gây ra cho xã hội. Con người là chù thể của tội phạm. Bởi vậy, mức độ nguy hiểm của tội phạm phụ thuộc vào mục đích của người phạm tội;

Hình phạt cần áp dụng nhanh chóng thì khi đó nó có giá trị phòng ngừa tốt nhất. Hình phạt kịp thời sẽ hiệu quả hơn bởi vì nếu khoảng thời gian giữa tội phạm và hình phạt càng ngắn thì sự kết họp giữa hai ý tưởng về tội phạm và hình phạt càng mạnh mẽ và dứt khoát hơn;

Mọi ngưòi cần được đối xử bình đẳng. Hình phạt áp dụng đối với nhà quý tộc cần phải không cỏ sự khác biệt so với hình phạt đổi với những thành viên thuộc tầng lớp dưới xã hội.

Bên cạnh đó, ông cho rằng, cách tốt nhất để phòng ngừa tội phạm là luật phải được quy định đơn giản và rõ ràng, khen thưởng người có đạo đức tốt và cải thiện nền giáo dục. Đồng thời, cần phải cải thiện hệ thống tư pháp hình sự theo hướng hạn chế tính hà khắc và đẩy mạnh việc đối xử nhân đạo đối với tù nhân. Đồng thời, ông tỏ ra nghi ngờ về hiệu quả cùa hình phạt tử hình trong phòng ngừa tội phạm.


Ngày nay, các nhà tội phạm học vẫn coi tư tưởng của ông trong cuốn “Tội phạm và hình phạt” là tinh hoa trí tuệ của nhân loại.
Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất : Dịch vụ sang tên sổ đỏ

Page 2

Video liên quan

Chủ Đề