Làm thế nào để từ bỏ thói đố kỵ 200 chữ

Đoạn văn ngắn về tính đố kỵ - Mẫu 1

Xã hội ngày càng phát triển, dường như cách sống thiêng về bản thân đang chiếm khá đông trong xã hội ngày nay. Vì chăm vén cho cuộc sống của bản thân mà có những người sẵn sàng chà đạp lên cuộc sống của người khác. Họ có lối sống ích kỷ, ganh ghét đố kỵ với những người xung quanh. Đố kỵ là lối sống chỉ biết nghĩ cho mình, luôn suy tính thiệt hơn, mà thờ ơ, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc của người khác để đạt được mục đích của mình. Đố kỵ là luôn soi mói, bực tức ganh ghét với những gì mà người khác đạt được. Đây là thói rất xấu làm ảnh hưởng đến nhân cách con người cũng như sự phát triển của xã hội. Vậy mà hiện nay, trong xã hội, dường như tồn tại khá nhiều những người có suy nghĩ lệch lạc như vậy. Họ ích kỷ và ganh ghét với ngay cả chính những người bạn bè thân thiết nhất của mình. Họ không muốn có người hơn mình, xuất sắc hơn mình nên luôn có cái nhìn không thiện cảm với những người hơn mình hay thậm chí không bằng mình. Những con người như vậy có đáng bị phê phán. Chính lối sống không đúng đắn của một bộ phận con người nên công việc mới không hiệu quả, xã hội mới không phát triển được. Thậm chí còn gây ra sự mất đoàn kết, hại nước. Những người này như những con sâu cần diệt trừ ngay để không ảnh hưởng đến lá xanh. Tóm lại, lối sống đố kỵ của một số người thật đáng lên án và chúng ta phải ra sức để khắc phục lối sống trên.

Xem thêm: Nghị luận xã hội về tính đố kỵ

Hiểu rõ sự đố kỵ của bản thân

Thừa nhận bạn đang gặp vấn đề do ganh tỵ

Trước khi bắt đầu “chiến đấu” với lòng đố kỵ, bạn cần thừa nhận đây là một vấn đề trong cuộc sống của mình và khiến bạn gặp trục trặc trong tình cảm. Sự ganh tỵ thực sự có thể hủy hoại tình cảm và là rào cản tiến sâu vào các mối quan hệ xung quanh. Một số dấu hiệu chứng tỏ bạn đang đố kỵ:

  • Bạn dành phần lớn thời gian ước muốn mình có những gì người khác có;
  • Bạn liên tục so sánh bản thân với bạn bè, gia đình, đồng nghiệp và nghĩ về khuyết điểm của mình;
  • Bạn đố kỵ một người nào đó và không thể dừng việc mong ước có được trang phục, diện mạo và dáng vẻ của người đó;
  • Bạn ganh tỵ với tất cả các mối quan hệ của bạn bè, muốn mối quan hệ của mình có thể tốt bằng một nửa của họ;
  • Bạn đang yêu ai đó và không thể chịu đựng được việc người ấy tiếp xúc hay nói chuyện với các đối tượng khác giới.

Suy nghĩ kỹ về lòng đố kỵ của mình

Một khi đã thừa nhận là mình có đố kỵ và muốn xua tan sự đố kỵ đó, bạn cần hiểu rõ tại sao mình lại bắt đầu có những cảm xúc như vậy. Một số cách nhận biết lòng ganh tỵ của bạn đến từ đâu:

  • Bạn ghen tỵ với mối tình lãng mạn của bạn bè vì mình không được như thế. Nếu là như vậy, bạn nên cố gắng cải thiện mối quan hệ của mình hoặc kết thúc nó nếu mối quan hệ đó không đáng được giữ lại. Ngoài ra, nếu bạn ganh tỵ vì bạn thân của mình là một họa sĩ tài ba và đang gặt hái nhiều thành công, tại sao bạn không suy nghĩ lại mình có thật yêu thích nghề nghiệp hiện tại và thử trải nghiệm lĩnh vực nghệ thuật?
  • Bạn có ghen tỵ với mọi thứ mà mọi người sở hữu không? Nếu bạn nghĩ mình không có bất cứ thứ gì để người khác ganh tỵ thì có lẽ bạn đang cảm thấy không an toàn và thiếu tự tin. Bạn cần làm gì đó để cải thiện cách nhìn về bản thân mình để xua tan lòng đố kỵ;
  • Bạn có đang ghen tỵ vì diện mạo của bạn bè? Bạn nghĩ cuộc sống mình sẽ tốt hơn nếu bạn có vẻ ngoài như họ? Hãy cố gắng tạo cho mình một phong cách độc đáo, dành nhiều thời gian để tập thể dục, ăn uống hợp lý và học cách yêu quý bản thân mình.

Dàn ý nghị luận xã hội về lòng đố kị của con người

I. Mở bài

– Giới thiệu vấn đề nghị luận: Lòng đố kị.

II. Thân bài

1. Giải thích

– Đố kị là sự ghen ghét, không công nhận, thậm chí có suy nghĩ, hành động bài trừ đối với những thành tựu của người khác.

– Lòng đố kị thể hiện qua những hành động suy nghĩ tỏ ra khó chịu khi người khác hơn mình.

2. Bàn luận về lòng đố kị và tác hại của đố lòng kị

– Lòng đố kị biểu hiện qua: cảm giác tức tối khi người khác hơn mình hay ganh ghét với những người giỏi hơn mình. Khi người có lòng đố kị họ có thể đặt điều nói xấu, bôi nhọ thanh danh của người khác.

3. Nguyên nhân dẫn đến lòng đố kị

– Thiếu tự tin, mặc cảm hay do tự ti.

– Lòng đố kị xuất phát từ những người luôn bất mãn với cuộc sống của mình và từ đó ghen tị với người khác.

4. Tác hại

– Phá hoại các mối quan hệ của mình cũng như của người khác.

– Cuộc sống không thoải mái luôn nghĩ cách hãm hại người khác và cũng làm hại cả bản thân.

– Làm nảy sinh nhiều trạng thái tâm lý tiêu cực, khiến cho bản thân người có lòng đố kị luôn căng thẳng, bức bối, không thoải mái.

5. Bài học nhận thức và hành động

– Lòng đố kị là tính xấu của con người cần phải loại trừ con người cần có lòng cao thượng khoan dung rộng rãi.

– Cạnh tranh lành mạnh, cố gắng hết sức để vượt qua khó khăn.

III. Kết bài

– Khẳng định lại tác hại của đố kị và liên hệ bài học cho bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề