Làm thế nào để trẻ không bị nghẹt mũi

Nghẹt mũi là tình trạng một hoặc cả hai lỗ mũi bị bít tắc do dịch nhầy hoặc có hiện tượng viêm nhiễm khiến trẻ bị khó thở, nhiều lúc phải thở bằng miệng. Nguyên nhân thường gặp nhất gây tình trạng nghẹt mũi là do trẻ bị nhiễm lạnh, ngoài ra trẻ cũng có thể bị nghẹt mũi do một số vấn đề khác như:

- Cảm cúm đi kèm với biếng ăn, lười bú, sốt nhẹ.

- Dị ứng: có thể là dị ứng bụi nhà, phấn hoa hoặc dị ứng với món ăn.

- Không khí quá khô do thời tiết hoặc do trẻ nằm điều hòa liên tục trong thời gian dài

- Niêm mạc mũi trẻ bị kích thích bởi tác nhân như nước hoa, khói thuốc lá, bụi,…

- Các bệnh do virus,...

- Có dị vật trong mũi, đây là tình trạng nguy hiểm có thể gây ngạt, chảy máu mũi ở trẻ.

Phương pháp xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi

Khi bị nghẹt mũi, trẻ sẽ phải thở bằng miệng nhiều hơn… dẫn tới dễ bị ho, viêm nhiễm đường hô hấp dưới… Vì thế, nếu không chữa đúng cách và kịp thời, những triệu chứng đơn giản ở mũi trẻ có thể dẫn tới các biến chứng nặng nề, khiến việc chữa trị dai dẳng, dễ tái phát. Cha mẹ có thể áp dụng những phương pháp dưới đây để xử lý khi trẻ bị nghẹt mũi:

Sử dụng nước muối Fysoline xanh ưu trương

Fysoline xanh là dung dịch nước muối ưu trương được sản xuất bởi Gifrer - Hãng dược phẩm hơn 100 năm kinh nghiệm với chứng nhận vô trùng loại A theo tiêu chuẩn CE tại Châu Âu. Fysoline ưu trương không chứa chất gây co mạch, không phải kháng sinh nhưng có tác dụng hỗ trợ điều trị nghẹt mũi, khô mũi, an toàn cho trẻ nhỏ.

Thành phần của Fysoline xanh bao gồm: muối ưu trương Natri Clorid 2,3% có tác dụng hút nước ra khỏi tế bào và làm giảm phù nề niêm mạc mũi. Từ đó tăng cường chức năng nhung mao giúp làm mềm các gỉ mũi gây nghẹt, kết hợp cùng dòng chảy dung dịch sẽ đẩy dịch nhầy, gỉ… ra khỏi mũi làm thông thoáng đường thở nhanh và hiệu quả hơn so với nước muối sinh lý.

Nồng độ 2,3% được khuyến nghị là nồng độ thích hợp nhất vừa có tính sát khuẩn cao vừa làm thông thoáng đường thở nhanh, an toàn, không gây sót hay kích ứng niêm mạc mũi của bé. Cùng với đó là thành phần natri hyaluronat 0,06% có tác dụng giúp duy trì và cấp ẩm niêm mạc, giảm khô mũi.

Có thể nói, Fysoline ưu trương là sản phẩm cực kỳ hữu ích cho việc chăm sóc trẻ sơ sinh và gia đình, giúp các mẹ hạn chế tối đa việc sử dụng kháng sinh, thuốc gây co mạch khi không cần thiết, tránh được tình trạng kháng kháng sinh đáng báo động hiện nay.

Hút mũi

Hút mũi cũng là một trong những phương pháp được nhiều mẹ áp dụng giúp hút dịch nhầy và làm sạch khoang mũi cho trẻ.

Trước khi hút mũi, mẹ có thể nhỏ nước muối sinh lý Fysoline ưu trương với mục đích làm loãng dịch nhầy trong mũi của trẻ như cách 1. Đồng thời, phải vệ sinh dụng cụ hút mũi sạch sẽ để tránh nguy cơ làm cho tình trạng ngạt mũi của trẻ trở nên nặng hơn. Lưu ý cần hút đúng cách và không nên hút mũi cho trẻ quá nhiều lần trong ngày vì có thể làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ.

Massage cánh mũi trẻ

Thao tác massage cánh mũi sẽ khiến trẻ dễ thở và không còn cảm giác khó chịu. Mẹ rửa sạch tay và dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ, day bấm nhẹ nhàng vào 2 bên cánh mũi của con. Mỗi ngày thực hiện vài lần sau khi nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước muối ưu trương.

Nâng cao đầu khi ngủ

Mẹ có thể dùng một chiếc gối để dưới nệm để nâng cao đầu cho bé trong lúc ngủ và đặc biệt để trẻ ngủ với tư thế thoải mái. Điều này có thể làm giảm nghẹt mũi, giúp chất nhầy chảy ra khỏi các xoang.

Tạo độ ẩm không khí trong phòng

Nếu không khí trong phòng quá khô và ngột ngạt, bé sẽ khó cải thiện được tình trạng ngạt mũi. Vì thế, bậc phụ huynh nên giữ phòng của trẻ trong một không gian sạch sẽ, thoáng đãng và có thể tăng độ ẩm bằng các thiết bị chuyên dụng.

Thông thường, tình trạng nghẹt mũi, khô mũi ở trẻ có thể dần hết sau vài ngày nếu được cha mẹ chăm sóc dinh dưỡng đầy đủ và vệ sinh mũi bằng Fysoline xanh ưu trương kết hợp các phương pháp phụ trợ trên. Trong trường hợp tình trạng này kéo dài nhiều ngày và mức độ ngày càng tăng, bé có biểu hiện khó thở, bỏ bú, cần phải đưa bé đến bệnh viện sớm để thăm khám tìm nguyên nhân gây bệnh chính xác và có hướng điều trị hiệu quả cho trẻ.

Trẻ ngạt mũi về đêm khiến không ít bố mẹ lo lắng và không cách xử lý. Tuy không phải bệnh lý nghiêm trọng, nhưng nếu kéo dài và không được khắc phục có thể gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp cũng như sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, hiểu rõ về bệnh lý và biết cách chăm sóc trẻ là điều mà bố mẹ nên tìm hiểu.

1. Trẻ bị ngạt mũi về đêm là như thế nào?

Trẻ bị ngạt mũi về đêm là tình trạng xảy ra rất phổ biến khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết. Bệnh lý là xuất hiện các dịch nhầy, khiến mô mũi sưng lên và gây tắc nghẽn ở khoang mũi. Điều này làm trẻ thấy khó thở hơn so với bình thường.

Đặc biệt, khi tình trạng ngạt mũi xảy ra về đêm càng khiến trẻ khó chịu hơn khi thở. Đôi khi phải thở bằng miệng.

Trẻ dễ bị ngạt mũi về đêm khi có sự thay đổi bất thường của thời tiết

2. Nguyên nhân khiến trẻ ngạt mũi về đêm

Có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ ngạt mũi về đêm, có thể kể đến như:

  • Sự thay đổi của thời tiết: làm trẻ nhỏ bị cảm lạnh, sổ mũi khiến nghẹt mũi trở nên dễ dàng hơn.
  • Do ảnh hưởng của các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm xoang, viêm họng, viêm tai giữa, dị ứng,…
  • Mọc răng ở trẻ có thể khiến cho dịch ở khoang miệng tiết ra nhiều hơn, chảy xuống mũi họng, gây viêm nhiễm và làm tình trạng nghẹt mũi xảy ra.
  • Trẻ bị ngạt mũi về đêm do nhiễm vi khuẩn, virus. Lúc này, trẻ có thể gặp phải các triệu chứng kèm theo như ho, sốt, đau họng,…
  • Thay đổi môi trường sống khiến trẻ chưa thích ứng quen cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng ngạt mũi xảy ra.
  • Các yếu tố kích thích khác: khói bụi, thuốc lá, ô nhiễm môi trường, hóa chất,…

3. Cách xử lý và chăm sóc khi trẻ nhỏ bị ngạt mũi về đêm

Trẻ ngạt mũi về đêm thường hay quấy khóc, mất ngủ chán ăn, bỏ ăn, mệt mỏi,... Điều này làm nhiều bố mẹ thực sự lo lắng nhưng lại không biết cách xử lý ra sao. Dưới đây là những gợi ý về cách chăm sóc khi trẻ bị ngạt mũi về đêm mà bố mẹ nên tham khảo và áp dụng cho bé. Gồm có:

Hút dịch mũi cho trẻ

Với trẻ trên hai tuổi, khi trẻ ngạt mũi về đêm, bố mẹ có thể thực hiện hút dịch mũi để giảm tình trạng ngạt khoang mũi và giúp trẻ thoải mái hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Nhỏ khoảng 1 - 2 giọt nước muối sinh lý vào lỗ mũi của trẻ.
  • Vài phút sau đó dùng dụng cụ hút mũi dành cho trẻ nhỏ, luồn nhẹ vào bên trong và hút dịch mũi ra.
  • Lấy khăn mỏng lau sạch mũi của trẻ để tránh dịch nhầy dính bẩn ra bên ngoài.

Hút dịch mũi là giải pháp giúp khoang mũi trở nên thông thoáng hơn mà bố mẹ có thể thực hiện

Xông hơi mũi

Phương pháp này thường áp dụng với trẻ nhỏ trên 3 tuổi và bị ngạt mũi thường xuyên. Để giảm các cảm giác khó thở, khó chịu cho bé, bố mẹ nên xông hơi mũi bằng nước ấm để dịch nhầy loãng ra và khoang mũi thoáng hơn.

Khi xông mũi, bố mẹ có thể cho thêm một chút gừng thái lát mỏng hoặc dầu khuynh diệp [ 2 - 3 giọt] để làm tăng hiệu quả của phương pháp.

Massage hoặc day nhẹ cánh mũi

Day nhẹ cánh mũi là một trong những tuyệt chiêu mà bố mẹ có thể áp dụng để giảm nhẹ các triệu chứng khi trẻ ngạt mũi về đêm. Với phương pháp này, mẹ nên dùng 2 ngón áp út hoặc ngón trỏ nhẹ nhàng day - vuốt dọc lấy cánh mũi.

Động tác này giúp sống mũi trẻ nóng lên, khiến khoang mũi được lưu thông và làm trẻ dễ thở hơn. Trẻ được thực hiện động tác này nhiều lần sẽ dễ chìm vào giấc ngủ.

Thay đổi tư thế ngủ của trẻ

Nghẹt mũi về đêm thường khiến trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc, thậm chí là mất ngủ kéo dài. Để khắc phục vấn đề này, mẹ nên thay đổi tư thế ngủ cho bé bằng cách kê một phần vai của trẻ lên gối. Sự thay đổi này sẽ giúp trẻ thoải mái và dễ thở nên. Mẹ cũng có thể để bé nằm nghiêng về một phía.

Khi trẻ bị khó ngủ do ngạt mũi, bố mẹ nên thay đổi các tư thế ngủ để trẻ cảm thấy thoải mái hơn

Chườm nóng

Khi trẻ ngạt mũi về đêm, bố mẹ có thể sử dụng khăn ấm và chườm lên tai. Lý giải cho cách thực hiện này là do ở tai sẽ có chứa các dây thần kinh giúp lưu thông máu ở mũi. Với nhiệt độ và hơi ấm hợp lý, huyết quản sẽ giãn ra và làm khoang mũi thoáng hơn. Cách thực hiện này chắc chắn sẽ khiến trẻ thoải mái về dễ ngủ hơn.

Làm ấm cơ thể trẻ

Giữ và làm ấm cho cơ thể trẻ sẽ giúp tình trạng sổ mũi, ngạt mũi hạn chế đáng kể. Đặc biệt, trẻ sẽ giảm bớt các nguy cơ gặp phải các bệnh lý về đường hô hấp.

Cho trẻ uống nhiều nước

Trẻ ngạt mũi về đem thường phải thở bằng mồm với tần suất cao. Do đó, bố mẹ nên bổ sung nhiều nước cho trẻ để tránh tình trạng mất nước và bổ sung điện giải kịp thời. Bên cạnh đó, việc này cũng giúp tăng cường các quá trình trao đổi chất và làm loãng dịch nhầy trong khoang mũi.

Bố mẹ nên ưu tiên cho bé sử dụng các loại nước ép từ trái cây và rau xanh để bổ sung đề kháng và những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.

Bố mẹ nên cho trẻ bị ngạt mũi uống nhiều nước hơn mỗi ngày

4. Biện pháp phòng ngừa ngạt mũi ở trẻ

Để ngăn ngừa và hạn chế tình trạng ngạt mũi xuất hiện ở trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý tới các vấn đề sau:

  • Thường xuyên vệ sinh không gian nhà ở. Đảm bảo không khí được thoáng mát và sạch sẽ nhất có thể.
  • Tránh sự tiếp xúc trực tiếp của trẻ với thú cưng, các đồ vật có dạng long nhỏ. Điều này có thể khiến trẻ dễ bị viêm mũi hay dị ứng nhiều hơn.
  • Thường xuyên sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh, làm sạch mũi cho trẻ.
  • Với trẻ sơ sinh, nên cho trẻ bú sữa mẹ nhiều hơn để tăng sức đề kháng và bổ sung nước cho trẻ.
  • Giữ ấm cơ thể cho bé. Đặc biệt là khi thời tiết thay đổi hay trở lạnh. Có thể làm ấm cho phòng của trẻ.

Giữ ấm cơ thể cho bé trong lúc ngủ là cách phòng ngừa ngạt mũi về đêm hiệu quả với trẻ nhỏ

Trên đây là những thông tin hữu ích nhất về tình trạng trẻ ngạt mũi về đêm mà MEDLATEC muốn chia sẻ với bạn đọc. Mong rằng với những gợi ý về cách xử lý và phòng ngừa nói trên có thể giúp bố mẹ yên tâm hơi khi trẻ gặp phải tình trạng này.

Đến đây, nếu cần có thêm sự tư vấn hoặc có nhu cầu đặt dịch vụ thăm khám, chăm sóc sức khỏe cho bé, bạn có thể liên hệ với MEDLATEC theo Hotline 1900.56.56.56. MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ và phục vụ quý khách!

Chủ Đề