Làm thế nào để hết ra mồ hôi nách năm 2024

Hôi nách được gây ra bởi nhiều nguyên nhân, ảnh hưởng sâu sắc đến tâm lý người bệnh. Vậy bệnh hôi nách là gì? Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết ra sao? Bài viết sau đây của tiến sĩ bác sĩ Đặng Thị Ngọc Bích, chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM sẽ giải đáp tất cả các vấn đề trên.

Bệnh hôi nách là gì?

Bệnh hôi nách là tình trạng tăng tiết mùi cơ thể từ vùng da dưới cánh tay. Nguyên nhân gây ra tình trạng nảy chủ yếu do sự bài tiết của các tuyến mồ hôi đầu tiết [apocrine gland].

Trong da có 2 loại tuyến mồ hôi: tuyến eccrine và tuyến apocrine. Tuyến apocrine tiết ra chất lỏng vào nang lông rồi chất lỏng từ nang lông len ra da. Tuyến eccrine tiết chất lỏng trực tiếp lên trên bề mặt da. Tuyến apocrine tiết ra chất nhờn có chứa lipid, protein,… qua các ống lông tại khu vực nách, vùng giữa hậu môn và bộ phận sinh dục.

Như vậy tuyến apocrine chỉ nằm vài chỗ trong cơ thể trong khi tuyến eccrine có mặt khắp nơi trong cơ thể với số lượng lớn. Tuyến apocrine là thủ phạm của bệnh hôi nách, tuyến apocrine không hoạt động trước tuổi dậy thì. Ở tuổi dậy thì, sự thay đổi về nội tiết [hormone] làm cho tuyến apocrine hoạt động, sau đó tiết ra hoạt chất giống pheronome có vai trò như tín hiệu thu hút người khác giới.

Hiện tượng này xảy ra ở các loài động vật có vú chứ không phải riêng con người. Các tuyến mồ hôi apocrine được điều khiển bởi adrenaline, do đó khi có căng thẳng, lo lắng, cảm xúc, tăng nhiệt độ,… thì các tuyến này sẽ tăng kích thước và hoạt động mạnh. Vì vậy, hôi nách xuất hiện ngay cả khi người bệnh không hoạt động gì và cũng không đổ mồ hôi nách.

Hôi nách thường ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cuộc sống, chủ yếu về mặt tâm lý xã hội. Người mắc bệnh dễ bị kỳ thị, luôn cảm thấy tự ti, lo lắng và ít tham gia các hoạt động cộng đồng.

Nguyên nhân gây mồ hôi nách

Nguyên nhân gây hôi nách thường do nhiều yếu tố tác động, không chỉ từ việc về sinh cá nhân mà còn do bệnh, thói quen ăn uống và một số yếu tố di truyền. Cụ thể:

1. Hôi nách do di truyền

Nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu cả ba và mẹ đều mắc chứng hôi nách thì tỷ lệ người con cũng mắc bệnh là 85%. Từ đó cho thấy hôi nách cũng có khả năng được di truyền từ thế hệ trước.

2. Thói quen sinh hoạt hàng ngày

Vệ sinh cá nhân không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi nách. Bởi khi bạn lười tắm hay ăn uống và sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh tạo điều kiện thuận lợi cho virus xâm nhập và tự sản sinh ở những vùng da có độ ẩm cao như nách.

3. Ăn uống

Việc sử dụng rượu bia, các chất kích thích, đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ hay các loại gia vị nặng mùi như hành, tỏi cũng gây ra tình trạng hôi nách. Ngoài ra, việc cung cấp thiếu kẽm cho cơ thể cũng góp phần gây nên tình trạng này.

4. Tuổi tác

Khi đến tuổi dậy thì, tuyến mồ hôi phát triển mạnh dẫn đến bị hôi nách. Bên cạnh đó, các trường như đang mang thai, đã sinh con, tiền mãn kinh hay thay đổi nội tiết tố cũng gây ra mùi trên cơ thể.

5. Bệnh lý

Nguyên nhân gây hôi nách còn do các bệnh nền như gan, thận, hệ tiêu hóa, tuyến giáp, các bệnh viêm nhiễm,… Ngoài ra, các tác dụng phụ khi điều trị các bệnh này cũng làm đổ mồ hôi nhiều, có mùi khó chịu.

6. Tâm lý

Tình trạng hôi nách cũng xuất hiện khi tâm trạng bất ổn, căng thẳng quá độ khiến các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức.

Cơ chế gây hôi nách

Dấu hiệu hôi nách dễ nhận biết

Hôi nách hình thành do sự tương tác của mồ hôi và vi khuẩn trên cơ thể. Một số dấu hiệu nhận biết hôi nách như: [1]

1. Vùng nách tiết nhiều mồ hôi và có mùi

Dấu hiệu rõ ràng nhất của hôi nách là mùi hôi phát ra từ vùng nách. Mùi khác nhau ở mỗi người và bị ảnh hưởng bởi di truyền, hormone, thực phẩm và thuốc.

Trên cơ thể có 2 tuyến mồ hôi chính: eccrine và apocrine. Các tuyến này bao phủ phần lớn cơ thể và tiết ra mồ hôi làm mát cơ thể. Tuyến apocrine xuất hiện ở những vùng có nhiều nang lông như nách. Thông thường, mồ hôi sẽ không có mùi cho đến khi gặp vi khuẩn trên da và bắt đầu phân hủy. Ngoài ra, nếu phát hiện nách đột nhiên có mùi hôi đặc biệt, khả năng cao nách đã bị nhiễm trùng và cần được chăm sóc y tế.

2. Vùng áo dưới cánh tay bị ố

Như đã trình bày ở trên, tuyến mồ hôi tiết ra một chất lỏng không mùi và bắt đầu có mùi khi tiếp xúc với vi khuẩn trên da. Mồ hôi chứa rất nhiều chất béo và protein, khiến nó đặc hơn và có màu vàng. Vì vậy khi bị hôi nách, gắn liền với tình trạng mồ hôi ra nhiều là sự xuất hiện của các vệt ố vàng ở vùng áo dưới cánh tay. [2]

Bệnh hôi nách có hại không?

Tình trạng hôi nách có ở mọi lứa tuổi và cách điều trị cũng không dễ dàng. Hôi nách gây mùi phát ra từ vùng da dưới cánh tay, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sức khỏe bản thân. Một số tác hại của hôi nách đối với người bệnh như:

1. Đối với đời sống

Hôi nách ảnh hưởng nhiều tới tâm lý của người bệnh khi xuất hiện trước đám đông. Người bệnh luôn có tâm lý tự ti, lo ngại, xấu hổ khi nói chuyện, hay ngồi cùng với đồng nghiệp, bạn bè và cả người thân.

2. Đối với sức khỏe bản thân

Hôi nách ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bản nhân người bệnh, nhất là ở da. Một số bệnh như nhiễm nấm, viêm da, chàm đều có khả năng do hôi nách gây nên. Ngoài ra, người bệnh hôi nách còn dễ bị hôi miệng, hôi chân hơn so với người bình thường. Ngược lại, một số nghiên cứu còn cho rằng, người bị viêm nhiễm, nấm da có nguy cơ bị hôi nách rất cao.

Đối tượng nào có nguy cơ bị hôi nách

Một số đối tượng có nguy cơ bị hôi nách cao như:

  • Đối tượng tuổi dậy thì: Các tuyến mồ hôi thường hoạt động mạnh hơn ở cả nam và nữ trong tuổi dậy thì. Vì vậy, thanh thiếu niên thường bắt đầu bị hôi nách ở thời điểm này, dù trước đây không hề bị như vậy.
  • Người bị tăng tiết mồ hôi: Một số người mắc chứng rối loạn nội tiết khiến họ đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường. Triệu chứng này ảnh hưởng đến khoảng 3% dân số.
  • Người có chế độ ăn uống không hợp lý: Sau khi cơ thể phân hủy thức ăn, lượng chất hóa học đi đến tuyến apocrine, một tuyến ở nách. Tại đây các chất này được thải ra và gây mùi cơ thể. Do đó, loại thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng hôi nách, nhất là các thực phẩm gia vị như hành, tỏi,…
  • Người dùng thuốc trị bệnh: Thuốc morphine hay thuốc hạ sốt khiến cơ thể đổ mồ hôi, gây ra mùi hôi nách. Ngoài ra, các bệnh như gan thận và tiểu đường cũng làm xảy ra tình trạng này. Khi đó, người bệnh gan có mùi giống như amoniac trong khi người bị tiểu đường có mùi giống như sơn móng tay.
  • Di truyền: Mùi hôi nách còn có khả năng do di truyền vì các thành viên trong gia đình thường có mùi liên quan đến nhau.

Nếu cảm thấy mùi cơ thể có dấu hiệu bất thường, người bệnh nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ để xác định xem có bệnh tiềm ẩn nào cần điều trị hay không.

Người bệnh đang được điều trị tăng tiết mồ hôi nách tại khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Một số dấu hiệu cho thấy bạn nên gặp bác sĩ:

  • Khi các phương pháp điều trị và ngăn ngừa tại nhà không mang lại hiệu quả, hãy đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị.
  • Hôi nách thường cảnh báo một số bệnh tiềm ẩn, không nên để tình trạng này kéo dài và nên đến bệnh viện để tầm soát sớm nhất.

Phương pháp chẩn đoán bệnh hôi nách

Thông thường, hôi nách chỉ cần chẩn đoán qua thông khám lâm sàng kết hợp với mùi cơ thể đặc trưng. Phần lớn các trường hợp, bệnh đi kèm với tình trạng tăng tiết mồ hôi nên phương pháp dùng hồ tinh bột để tìm ra những khu vực đổ mồ hôi nhiều rất phổ biến. Bên cạnh đó, phương pháp xét nghiệm được sử dụng khi có tình trạng viêm tại vùng nách, chủ yếu tìm vi khuẩn hoặc vi nấm.

Ở một vài trường hợp, hôi nách còn liên quan đến chứng rối loạn chuyển hóa acid amin hiếm gặp. Để xác định cần các bác sĩ chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, để thực hiện kiểm tra nước tiểu hoặc mồ hôi. Từ đó phát hiện các sản phẩm chuyển hoá acid amin bất thường.

Cách trị hôi nách hiệu quả

1. Điều trị tại nhà

  • Lăn khử mùi: Sử dụng lăn khử mùi, chai xịt khử mùi để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.
  • Khăn tẩm thuốc trị mồ hôi nách Qbrexza: Khăn có tẩm chất Glycopyrronium tosylate, là một chất ngăn chặn giải phóng chất dẫn truyền thần kinh kích thích các tuyến mồ hôi hoạt động quá mức. Sản phẩm này được FDA phê duyệt dùng cho những người từ 9 tuổi trở lên. Khăn cũng có tác dụng phụ như kích ứng da, nóng đỏ, châm chích vùng nách, khô miệng, đau đầu, giãn đồng tử,…

2. Điều trị chuẩn y khoa:

Các bác sĩ cần khám và làm một số xét nghiệm để xem xét nguyên nhân gây ra tình trạng hôi nách liệu có liên quan đến bệnh tiềm ẩn nào hay không. Các bệnh có thể gặp như cường giáp, hạ đường huyết, cường giao cảm,… Nếu không phát hiện nguyên nhân nào thì bác sĩ sẽ tập trung vào việc kiểm soát tiết mồ hôi. Đôi khi phải phối hợp nhiều phương pháp khác nhau để đạt được hiệu quả mong muốn. sau đây là các phương pháp điều trị:

1. Điều trị nội khoa

  • Các loại thuốc và kem bôi chống đổ mồ hôi: Thuốc có chứa aluminum chloric như Drysol, Xerac AC,… hoặc thuốc có chứa Glycopyrolate. Những sản phẩm này thường gây kích ứng da và mắt và cần tránh để thuốc tiếp xúc với mắt. Thuốc được khuyên bôi nách vào buổi tối trước khi đi ngủ và rửa sạch ngay sau khi thức dậy.
  • Thuốc phong bế thần kinh: Thuốc kháng cholinergic [oxybutynin, glycopyrrolate], thuốc chẹn beta giao cảm [atenolol, metoprolol],… có tác dụng ức chế hoạt động của tuyến mồ hôi. Thuốc có tác dụng phụ như khô miệng, ảnh hưởng thị lực và các vấn đề ở bàng quang.
  • Thuốc chống trầm cảm: Giúp giảm căng thẳng, lo lắng làm tăng tiết mồ hôi.
  • Tiêm botox: Phương pháp này có tác dụng hạn chế đường dẫn truyền của dây thần kinh kích thích tiết mồ hôi. Tuy nhiên, tác dụng của tiêm botox chỉ từ 6 – 8 tháng.
  • Công nghệ vi sóng: Máy MiraDry đã được FDA chấp thuận trong triệt mồ hôi vùng nách. Máy sử dụng năng lượng vi sóng [microway] tạo nhiệt độ lên đến 70 độ C để tiêu hủy tuyến mồ hôi dưới da [trong đó có tuyến mồ hôi apocrine], loại bỏ mùi hôi cũng như tình trạng tiết mồ hôi quá mức. Một lợi ích đi kèm khi điều trị với máy MiraDry là giảm mọc lông ở vùng điều trị [vùng nách], một lần điều trị với máy MiraDry giảm tiết mồ hôi đến khoảng 80%
  • Điều trị bằng laser: Các chùm tia năng lượng cao tác động vào protein, hạn chế hình thành chất béo. Phương pháp cần thực hiện nhiều lần để đem lại hiệu quả tốt nhất.

2. Điều trị phẫu thuật

Khi các phương pháp điều trị khác không có tác dụng thì phẫu thuật khả năng cao được áp dụng. Bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi [bằng phương pháp nội soi đơn giản và có chi phí thấp] hoặc cắt dây thần kinh giao cảm.

Tuy nhiên, phẫu thuật cắt tuyến mồ hôi nên hạn chế sử dụng vì hôi nách và hội chứng tăng tiết mồ hôi nách là hai loại bệnh khác nhau và có cách điều trị khác nhau.

Người bệnh đang được tư vấn các phương pháp điều trị tại khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, BVĐK Tâm Anh TP.HCM

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng hôi nách

Một số biện pháp bạn ngăn ngừa tình trạng hôi nách như: [3]

  • Vệ sinh cơ thể: Tắm vòi sen kết hợp dùng xà phòng kháng khuẩn hàng ngày và sau khi tập thể dục. Ngoài ra, bạn nên thay quần áo sạch mỗi ngày và sau khi vận động ra nhiều mồ hôi.
  • Dùng các sản phẩm chống đổ mồ hôi và khử mùi: Chất chống đổ mồ hôi ngăn lượng mồ hôi tiết ra bằng cách chặn tạm thời các lỗ chân lông. Chất khử mùi giúp ngăn mồ hôi có mùi nhưng không ngăn được đổ mồ hôi. Người bệnh nên thoa chất này mỗi ngày 1 lần ngăn ngừa hôi nách.
  • Chế độ ăn uống: Hạn chế ăn các thực phẩm gia vị như tỏi, hành,… để giảm mùi hôi phát ra từ vùng da dưới cánh tay.
  • Quần áo: Mặc quần áo thoải mái và thoáng khí giúp cơ thể hạn chế tiết mồ hôi, giảm hôi nách.
  • Khử lông nách: Cạo nách giúp vùng da dưới cánh tay thoáng khí, ngăn ngừa mùi cơ thể.
  • Lau khô nách thật kỹ: Sau khi tắm, nên lau khô nách để hạn chế độ ẩm, giảm tình trạng mồ hôi có mùi.

Hãy nhớ rằng, cơ thể của mỗi người là khác nhau và những phương pháp có hiệu quả với người này chưa chắc có hiệu quả với người khác. Nếu cảm thấy lo lắng về mùi hôi nách, bạn nên xin ý kiến của bác sĩ và chuyên gia để có hướng xử lý tốt nhất.

Một số câu hỏi liên quan khi vùng nách bị hôi

1. Hôi nách có tự hết không?

Hôi nách hay mùi cơ thể không thể tự hết. Nguyên nhân chủ yếu do sự tương tác của mồ hôi và vi khuẩn trên da. Thực hiện vệ sinh tốt, chẳng hạn như tắm hàng ngày, sử dụng chất chống mồ hôi hoặc chất khử mùi và mặc quần áo sạch giúp kiểm soát và giảm mùi hôi nách rất tốt.

Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy mùi cơ thể thay đổi hoặc đổ mồ hôi nhiều hơn bình thường, có khả năng đó là các dấu hiệu của một loại bệnh tiềm ẩn cần được điều trị. Hãy tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để từ đó xác định xem có bệnh lý tiềm ẩn nào cần điều trị hay không.

2. Hôi nách có thể trị dứt điểm không?

Hôi nách không thể trị dứt điểm, bởi vì bệnh này hình thành do sự tương tác giữa mồ hôi và vi khuẩn trên da của bạn. Mặc dù có nhiều phương pháp kiểm soát và giảm mùi hôi nách nhưng tình trạng này không thể chữa khỏi hoàn toàn do mồ hôi và vi khuẩn đều là những thành phần tự nhiên trên cơ thể.

Việc thực hiện vệ sinh tốt, chẳng hạn như tắm hàng ngày, sử dụng chất chống đổ mồ hôi, chất khử mùi và mặc quần áo sạch giúp hạn chế mùi trên cơ thể. Ngoài ra, thay đổi chế độ ăn uống, kiểm soát căng thẳng và dùng một số loại thuốc cũng có thể ảnh hưởng đến mùi cơ thể.

3. Hôi nách điều trị ở đâu tốt?

Khi đã thử nhiều phương pháp nhưng tình trạng hôi nách không có dấu hiệu giảm sút, ảnh hưởng đến tâm lý bản thân và khả năng giao tiếp với những người xung quanh thì người bệnh nên đến các Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da để được thăm khám và điều trị.

Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực khám chữa bệnh và làm đẹp da. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giàu kinh nghiệm, cùng với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến, Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ da mang đến cho quý khách hàng những dịch vụ an toàn, chất lượng cao và hiệu quả. Một số dịch vụ nổi bật của Chuyên khoa Da liễu – Thẩm mỹ Da:

  • Khám và điều trị các bệnh da liễu như nấm da, viêm da, dị ứng da, nhiễm trùng da, chàm, vẩy nến, mụn trứng cá, nám, tàn nhang, sạm da, lão hóa da,…
  • Thực hiện các phương pháp thẩm mỹ da như cấy trắng da, tiêm filler, botox, PRP, truyền trắng da, tẩy lông vĩnh viễn, triệt mỡ không phẫu thuật,…
  • Tư vấn và hướng dẫn chăm sóc da đúng cách, phù hợp với từng loại da và từng mùa.
  • Cung cấp các sản phẩm chăm sóc da chính hãng, uy tín và chất lượng.

Bài viết đã cung cấp khái niệm bệnh hôi nách, nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán. Hy vọng sẽ giúp quý đọc giả có thêm thông tin về loại bệnh này. Từ đó có cách phòng ngừa, giảm thiểu mùi hôi cũng như tránh ảnh hưởng đến tâm lý và cả những người xung quanh.

Làm sao để nách ko đổ mồ hôi?

Dùng gừng tươi giảm tiết mồ hôi nách Vì vậy dùng gừng tươi để ngăn tiết mồ hôi làm ướt áo sẽ có tác dụng tốt và giúp vùng da dưới cánh tay luôn sạch sẽ, dễ chịu. Cách thực hiện: Bạn lấy gừng tươi giã nát, thêm một chút mật ong và bôi lên vùng nách, để khoảng 5 phút, sau khi hỗn hợp khô lại thì rửa sạch với nước.

Tại sao lại ra nhiều mồ hôi nách?

Nguyên nhân là vì ở nách tập trung nhiều tuyến mồ hôi apocrine tiết ra mồ hôi dầu chứa protein và lipid, khác với tuyến eccrine tiết mồ hôi chứa nước không mùi. Thủ phạm gây hôi nách là do vi khuẩn sử dụng protein, lipid làm nguồn thức ăn và phân hủy thành chất thải có mùi khó chịu.

Cắt tuyến mồ hôi nách hết bao nhiêu tiền?

Chi phí cắt tuyến mồ hôi nách dao động từ 5.000.000 – 10.000.000 vnđ/lần thực hiện, bao gồm: Chi phí thăm khám ban đầu: Trước khi tiến hành phẫu thuật phải trải qua quá trình thăm khám kĩ càng, kiểm tra sức khỏe, đo huyết áp, xét nghiệm máu,… để đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Tiệm trị hôi nách được bao lâu?

Tiêm botox điều trị hôi nách cũng là biện pháp có hiệu quả tốt, nhưng chỉ duy trì được trong vòng 6-8 tháng và khá tốn kém.

Chủ Đề