Lãi suất ngân hàng techcombank tháng 10 2023

Năm 2020-2021, lãi suất ngân hàng xuống mức thấp đã thúc đẩy nhiều người vay mua nhà với chi phí rẻ. Tuy nhiên, sau 2 năm, khi nền kinh tế phục hồi trở lại sau đại dịch và xuất hiện nhiều biến động kinh tế vĩ mô trong và ngoài nước đã khiến mặt bằng lãi suất tăng mạnh trở lại. Đây cũng là thời điểm mà nhiều khoản vay mua nhà sắp hết thời gian ưu đãi và sẽ trả lãi theo lãi suất thả nổi. Bởi vậy, những người đã vay mua nhà cách đây 1-2 năm bắt đầu “ngồi trên đống lửa”.

Cụ thể, hầu hết ngân hàng hiện nay không áp dụng lãi suất cố định cho toàn bộ thời hạn vay mua nhà trả góp mà chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 với lãi suất ưu đãi cố định, thường chỉ trong 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng. Giai đoạn 2, sau khi ưu đãi lãi suất kết thúc, phần lớn ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất thả nổi.

Lãi suất thả nổi thường bằng lãi suất tiền gửi 12 tháng/13 tháng + biên độ lãi suất [khoảng 3-5%/năm]. Hoặc lãi suất thả nổi bằng lãi suất cơ sở do ngân hàng công bố theo từng thời kỳ + biên độ lãi suất.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước tăng một loạt lãi suất điều hành từ 23/9, các ngân hàng thương mại đã đồng loạt tăng lãi suất huy động thêm 0,5-1,5%/năm. Hiện lãi suất cao nhất trên thị trường đã được đẩy lên trên 8%/năm, trở về với mặt bằng trước khi xảy ra đại dịch Covid-19. Lãi suất tại các ngân hàng lớn như Techcombank, VPBank, MB,…cũng đã lên vùng 7,5%/năm.

Bên cạnh điều chỉnh lãi suất huy động, một số ngân hàng cũng đã thay đổi lãi suất cơ sở thời gian gần đây. Tại ACB, ngân hàng đã áp dụng lãi suất cơ sở mới từ ngày 29/9 là 7,5%/năm. TPBank ngày 27/9 cũng điều chỉnh biểu lãi suất cơ sở khách hàng cá nhân, trong đó, lãi suất cơ sở kỳ kỳ hạn 1 tháng là 8%/năm, kỳ hạn 3 tháng là 8,9%/năm, kỳ hạn 6 tháng là 9%/năm và kỳ hạn 12 tháng là 9,5%/năm.

Tại Techcombank, ngân hàng cho biết, các khoản vay giải ngân từ 15/9 áp dụng lãi suất cơ sở mới. Trong đó, đối với vay mua bất động sản, lãi suất cơ sở chuẩn ở mức 7,5%/năm, áp dụng cho tất cả các kỳ hạn.

Trên thực tế, không chỉ lãi suất thả nổi mà lãi suất ưu đãi cố định cho các khoản vay được giải ngân những tháng gần đây cũng đã tăng mạnh, hiện phổ biến 4,99-10%/năm. Mức 4,99%/năm đang được áp dụng tại MSB nhưng chỉ dành cho 3 tháng đầu tiên kèm điều kiện khoản vay có thời hạn trên 24 tháng.

Tại Shinhan Bank, lãi suất giai đoạn ưu đãi đã tăng lên 8,2%/năm [cố định năm đầu tiên], 8,9%/năm [cố định 3 năm đầu], 9,5%/năm [cố định 5 năm đầu]. Các mức lãi suất này đã tăng khoảng 2% so với cách đây 1 năm.

Lãi suất tăng lên khiến nhiều người có nhu cầu mua nhà phải cân nhắc lại kế hoạch và tính toán lại việc sử dụng đòn bẩy tài chính thời điểm này.

Anh Hải [31 tuổi, Hà Nội] cho biết, hiện gia đình gồm vợ chồng và con nhỏ đang thuê căn hộ 2 phòng ngủ với chi phí khoảng 9 triệu đồng/tháng. Với khoản tiết kiệm được khoảng 700 triệu đồng, anh đang tính mượn thêm người thân và vay ngân hàng để mua một căn hộ với giá trên 2 tỷ đồng. “Lãi suất cố định những năm đầu tiên vẫn nằm trong khả năng của chúng tôi, nhưng với tình hình lãi suất có thể còn tăng nữa thì sau thời gian ưu đãi, chưa biết có đủ tiền để trả nợ hay không”. Trong khi đó, nếu cứ tiếp tục ở thuê và gửi tiết kiệm với lãi suất 7,5%/năm cũng không hẳn là phương án tốt, bởi giá nhà vẫn tăng lên hàng năm,

Thậm chí có không ít người đã vay mua nhà cách đây 2 -3 năm nhưng tình hình tài chính kém khả quan cũng đang phải tính đến việc có nên bán nhà để giảm áp lực nợ nần.

Các chuyên gia cho biết, các ngân hàng đang phải tìm cách huy động vốn để giảm áp lực thanh khoản do tiền gửi khách hàng tăng rất chậm lại kể từ quý 2. Bởi vậy, ngay sau khi NHNN điều chỉnh trần lãi suất huy động kỳ hạn dưới 6 tháng, hàng loạt nhà băng đã tăng mạnh lãi suất tiết kiệm. Và cuộc đua lãi suất huy động có thể vẫn chưa dừng lại mà tiếp tục là xu hướng trong 2023. Do đó, lãi suất cho vay tăng lên là điều không thể tránh khỏi.

Tuy nhiên, vừa qua, Ngân hàng Nhà nước cũng cho biết sẽ vận động các ngân hàng cắt giảm chi phí để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay. Mặc dù tăng một loạt lãi suất điều hành, cơ quan quản lý vẫn giữ nguyên trần lãi suất cho vay các lĩnh vực ưu tiên.

Sau khi Ngân hàng Nhà nước [NHNN] áp dụng lãi suất điều hành mới vào ngày 23/9, các nhà băng bao gồm cả "nhóm Big4" hay các ngân hàng thương mại cổ phần [TMCP] đều có động thái điều chỉnh mặt bằng lãi suất huy động ở hầu hết các kỳ hạn với mức tăng từ 0,1% - 2%, tại kỳ hạn 1 tháng và 3 tháng nhiều ngân hàng đẩy lãi suất lên mức kịch trần 5%/năm. Còn tại kỳ hạn 6 tháng, một số ngân hàng huy động lên đến 7%/năm.

Chẳng hạn, với kỳ hạn 6 tháng, lãi suất cao nhất do Ngân hàng TMCP Hàng hải Việt Nam [MSB] và Ngân hàng TMCP Phương Đông [OCB] niêm yết lên tới 7,0%; lãi suất Ngân hàng Đại dương [Oceanbank] niêm yết ở mức 6,4%; lãi suất Ngân hàng TMCP Việt Á [VietABank] là 6,3%; lãi suất Ngân hàng TMCP Tiên Phong [TP Bank] là 6,1%...

Ngay đầu tháng 10, các ngân hàng thương mại thiết lập mặt bằng lãi suất mới.

Ngược lại, 4 ngân hàng quốc doanh [BIDV, Vietinbank, Vietcombank] có lãi suất thấp nhất kỳ hạn này, chỉ ở mức 4,7%. Trong khi đó, Agribank “nhỉnh” hơn chút khi huy động ở mức 4,8%/năm.

Ngoài kỳ hạn ngắn, nhiều ngân hàng cũng điều chỉnh tăng lãi suất ở kỳ hạn 12 tháng. Tính đến đầu tháng 10, lãi suất dao động ở mức 5,6% - 7,45%/năm tuỳ từng ngân hàng, áp dụng cho tiền gửi tại quầy.

CBBank là nhà băng giữ vị trí 'quán quân' về mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm khi trả 7,45%/năm cho tiền gửi 12 tháng trực tiếp tại quầy. Ở vị trí thứ hai là SCB với mức huy động là 7,3%/năm. Tiếp đến là DongABank và BacABank là 7,2%/năm. Đang huy động ở mức 7%/năm có ngân hàng VietCapitalBank…

Đáng chú ý, trước đợt tăng lãi suất tiền gửi lần này, một số ngân hàng thương mại đã có nhiều lần tăng mạnh lãi suất huy động ở hầu hết kỳ hạn. Trong đó, đầu tháng 9, Sacombank, BacABank, SCB, Kienlongbank, Techcombank… đều đã tăng lãi suất tiền gửi khách hàng cá nhân thêm 0,2-0,4 điểm % ở hầu hết kỳ hạn. Trong khi đó, biểu lãi suất tại MBBank đầu tháng 9 còn được điều chỉnh tăng tới 0,2-0,95 điểm % tùy theo từng kỳ hạn.

Với DongABank, từ giữa tháng 3 đến nay, nhà băng này đã có tới 6 đợt tăng lãi suất, đưa lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng tăng từ vị trí thứ 16 hồi đầu năm lên vị trí thứ 3 thị trường

Ghi nhận trong báo cáo mới nhất, các chuyên gia phân tích tại Công ty Chứng khoán VNDirect cho biết tính tới ngày 14/9, lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng và 12 tháng của các ngân hàng thương mại tư nhân đã tăng lần lượt 0,44 điểm % và 0,51 điểm % so với cuối năm 2021.

Trong khi đó, lãi suất tiền gửi tại các ngân hàng quốc doanh tăng chậm hơn đáng kể, lần lượt ở mức 0,03 điểm % và 0,07 điểm %.

Trong bối cảnh NHNN tăng mạnh lãi suất điều hành, các chuyên gia Chứng khoán VNDirect dự báo lãi suất tiền gửi sẽ tiếp tục tăng trong những cuối năm này.

Các chuyên gia cho rằng, việc lãi suất tiết kiệm tăng, áp lực tăng lãi suất cho vay là khó tránh khỏi. Cho dù các ngân hàng tiết giảm chi phí như lời kêu gọi của NHNN thì cũng khó có thể giữ lãi suất cho vay ổn định. Bởi trong thời gian qua, các ngân hàng cũng đã tích cực giảm chi phí nên không thể giảm mạnh hơn nữa.

Tại họp báo Chính phủ thường kỳ ngày 1/10, ông Đoàn Thái Sơn, Phó Thống đốc NHNN, 9 tháng qua, nền kinh tế thế giới có nhiều biến động, đặc biệt là giá hàng hóa cũng như lạm phát ở nhiều quốc gia tăng rất cao và trong thời gian gần đây Fed – Ngân hàng Trung ương Mỹ đã liên tục tăng lãi suất điều hành để chống lạm phát.

Trong bối cảnh đó, để đối phó với lạm phát và giảm bớt tác động từ bên ngoài, ngân hàng trung ương các nước đã tăng mạnh lãi suất điều hành.

Về phía Việt Nam, trong 8 tháng năm 2022, NHNN giữ nguyên các mức lãi suất điều hành và đến tháng 9, lần điều chỉnh gần đây nhất của Fed, NHNN có tăng một số mức lãi suất trần tiền gửi cho các ngân hàng thương mại. Mục tiêu của việc này là bảo đảm nhiệm vụ đặt ra từ đầu là ưu tiên cho kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm duy trì lãi suất thực dương cho lãi suất tiền gửi để hài hòa lợi ích của các bên tham gia trên thị trường tiền tệ.

Đồng thời, việc này cũng tạo điều kiện cho hệ thống ngân hàng có thể tiếp tục duy trì thu hút tiền gửi và có nguồn tài chính cho vay, hỗ trợ cho nền kinh tế trong thời gian tới.

Dù vậy, theo Phó Thống đốc Đoàn Thái Sơn, NHNN chỉ tăng lãi suất điều chỉnh và trần lãi suất tiền gửi, đồng thời giữ nguyên trần lãi suất cho vay. Đồng thời, NHNN cũng vận động các tổ chức tín dụng tiếp tục rà soát để tiết giảm các chi phí hoạt động. Qua đó tạo điều kiện về mặt tài chính để giữ ổn định mặt bằng lãi suất cho vay hỗ trợ người dân và doanh nghiệp trong thời gian tới.

TH

Chủ Đề