Kính viễn thị là thấu kính gì năm 2024

Viễn thị là tật khúc xạ thường gặp hiện nay. Người viễn thị có thể điều chỉnh số độ viễn bằng việc đeo kính. Vậy loại kính nào phù hợp? người viễn thị nên đeo thấu kính nào, FSEC sẽ giải đáp thắc mắc viễn thị đeo kính gì trong bài viết dưới đây!

Kính điều trị viễn thị là kính như thế nào?

Viễn thị thì đeo kính gi?

Người bị Viễn thị – Hyperopia có thể nhìn rõ các vật ở xa nhưng khó nhìn hoặc nhìn mờ những vật ở gần do các hình hình ảnh thay vì hội tụ trên võng mạc thì lại hiện ở phía sau võng mạc.

Để điều chỉnh độ viễn thị, bệnh nhân có thể sử dụng kính có thấu kính hội tụ như bạn có thể thấy ở trên ảnh giúp điều chỉnh điểm hội tụ hình ảnh ngay trên võng mạc khiến mắt nhìn rõ hơn.

Để có một gọng kính phù hợp với tình trạng gặp phải, bạn nên đến thăm khám tại các phòng khám, bệnh viện mắt để các bác sĩ thăm khám và tư vấn.

Kính hội tụ cũng là câu trả lời cho câu hỏi: “Bị viễn thị thì đeo kính gì?”, nhưng có những loại kính hội tụ như thế nào thì cùng FSEC đi qua 1 lượt các loại kính điều trị viễn thị đang được dùng nhé!

Vậy viễn thị có nên đeo kính không?

  • Những người có số độ viễn trên 1 độ thì cần đeo kính thường xuyên để giúp mắt bớt áp lực khi phải điều tiết để nhìn rõ hơn, giảm tình trạng mỏi mắt.
  • Còn với những người dưới 1 độ thì không cần phải đeo kính thường xuyên nhưng nên sử dụng trong những trường hợp phải đọc nhiều, làm việc với các thiết bị điện tử trong thời gian dài hoặc trong những công việc cần phải nhìn gần.

Bị viễn thị thì đeo kính gì?

Viễn thị thì đeo kính gì?

Khi bạn khám mắt và nhận từ kết quả đo thị lực, nếu trong từ kết quả của bạn có dấu [+] thì có nghĩa rằng bạn đang mắc tật viễn thị, nếu là dấu [-] là cận thị. Hiện nay có 3 loại kính để điều chỉnh số độ viễn là Kính viễn thị gọng, kính áp tròng và kính ortho-K.

2.1. Kính gọng viễn thị

Đeo kính gọng điều trị viễn thị

Kính gọng là phương pháp điều chỉnh số độ cận phổ biến nhất được sử dụng hiện nay.

Về ưu điểm:

  • Kính gọng có giá tiền rẻ, vừa túi tiền.
  • An toàn, tiện lợi khi sử dụng, không tiếp xúc trực tiếp với mắt
  • Không gây ra các kích ứng khó chịu như khô mắt, viêm nhiễm mắt
  • Có thể sử dụng nhiều lớp phủ lên tròng kính tùy mong muốn: chống lóa, chống ánh sáng xanh, chống vân tay…

Về nhược điểm:

  • Tầm nhìn bị thu hẹp trong phạm vi tròng kính
  • Thường xuyên gặp tình trạng mờ mắt kính khi trời mưa hoặc gặp hơi nước, hoặc trong điều kiện sương mù
  • Một số người có khuôn mặt không phù hợp để đeo kính thì kính gọng có thể gây ra vấn đề thiếu thẩm mỹ khi đeo.
  • Kính viễn cao làm mắt người đeo bị phóng to ảnh hưởng đến thẩm mỹ

2.2. Kính áp trong mềm [Lens]

Kính áp tròng mềm có màu

Kính áp tròng mềm là loại kính được nhiều người sử dụng vì tính thẩm mỹ của nó với thiết kế ôm sát giác mạc, có độ cong phù hợp với cấu tạo độ cong của từng giác mạc.

Về ưu điểm:

  • Kính áp tròng có tính thẩm mỹ, gọn nhẹ, được chọn màu lens tùy sở thích
  • Tầm nhìn được mở rộng hơn so với kính gọng
  • Không bị mờ mắt kính khi đi dưới trời mưa hoặc trong sương mù.

Về nhược điểm:

  • Khó sử dụng với những người dùng lần đầu tiên
  • Cần lưu ý bảo quản, vệ sinh kỹ lưỡng hơn kính gọng để tránh gây tình trạng viêm nhiễm mắt
  • Giá thành cao hơn kính gọng cận
  • Có thời hạn sử dụng kính. Nếu đeo quá thời hạn kính, không tuân thủ vệ sinh và tái khám định kì có thể gây viêm loét mắt, tổn thương giác mạc, cộm mắt, nhiễm trùng mắt…

2.3. Kính áp tròng ban đêm chỉnh hình giác mạc [Ortho-K]

Em bé đeo kính áp tròng Ortho-K

Ortho-K là dòng kính được các bác sĩ công nhận có thể điều trị độ viễn thị tạm thời mà không cần phẫu thuật. Kính được thiết kế để đeo trước khi ngủ vào đêm và tháo ra vào sáng hôm sau.

Trong quá trình đeo kính, độ cong giác mạc bị viễn thị sẽ được điều chỉnh thành trạng thái bình thường, vì thế, mắt có thể thấy rõ khi tháo kính vào buổi sáng.

Về ưu điểm:

  • Không cần phải đeo kính rườm rà cả ngày dài mà chỉ cần đeo 6-8 tiếng vào ban đêm
  • Điều trị được hầu hết các tật khúc xạ phổ biến như viễn thị, cận thị, loạn thị.
  • An toàn khi sử dụng

Về nhược điểm:

  • Cũng như kính áp tròng mềm, Ortho-K cũng gây khó khăn trong những lần đeo đầu tiền
  • Giá thành cao hơn hẳn so với 2 loại kính trước
  • Cần liên tục sử dụng vì vẫn có thể tái cận, viễn, loạn nếu dừng đeo kính trong thời gian dài

2.4. Các loại kính khác

Ngoài 3 loại kính phổ biến trên, thì tùy vào mỗi trường hợp và sinh hoạt hàng ngày mà người viễn thị có thể trang bị thêm một số loại kính khác.

  • Nếu làm việc trong môi trường ngoài trời, nhiều ánh sáng thì trang bị thêm kính râm viễn thị có lớp phủ chống tia UV
  • Nếu làm việc ở môi trường dưới nước hoặc thường xuyên đi bơi thì trang bị thêm kính bơi viễn thị

Các lưu ý khi sử dụng kính viễn thị

Đeo kính đúng độ

Để có một chiếc kính hỗ trợ mắt nhìn sáng rõ, người bị viễn thị cần lưu ý các điều sau:

  • Đeo kính đúng độ viễn của mình: Việc đeo kính lệch độ khiến mắt làm việc nhiều làm tình trạng nhức mỏi mắt gia tăng và các vấn đề liên quan đến hệ điều tiết của mắt.

Vì thế để có thể nhìn rõ và thoải mái nhất thì việc đeo kính đúng độ là điều cần thiết.

  • Sử dụng gọng kính có chất liệu an toàn và mắt kính chính hãng: Đeo kính có chất lượng kém có thể gây nên mắt khó chịu, các kích ứng mắt, tăng nguy cơ viêm nhiễm mắt hơn [đối với kính áp tròng mềm]
  • Có lịch khám mắt định kỳ: Khám mắt 2 lần/ năm là điều cần thiết để có thể theo dõi tình trạng viễn thị của mình và có những biện pháp điều trị kịp thời nếu mắt gặp vấn đề

Trên đây là giải đáp thắc mắc, người viễn thị thì đeo kính gì từ FSEC. Mỗi loại kính kể trên đều có ưu và nhược điểm riêng, bạn có thể tham khảo thông tin về các loại kính này để có thể chọn cho mình một loại kính phù hợp với mong muốn và tài chính của mỗi người.

Nếu bạn cần tư vấn về kính mắt cho người viễn thị hoặc đặt lịch khám mắt, bạn có thể liên hệ với FSEC qua các nút đặt lịch khám nhé

Kính lão và kính viễn thị khác nhau như thế nào?

Viễn thị chỉ nhìn rõ các vật thể ở xa và nhìn mờ các vật thể ở gần. Và có thể mắc ở bất cứ lứa tuổi nào. Còn lão thị: chỉ xuất hiện ở người có tuổi độ từ trung niên trở đi. Lão thị cũng có khả năng nhìn xa và rất khó nhìn gần nhưng mắt có khả năng điều tiết rất kém, yếu, hay chảy nước mắt.

Người viễn thị đeo kính gì?

Mắt viễn thị đeo kính gì? Câu trả lời là kính Ortho-K. Đây là một loại kính áp tròng cứng được thiết kế để đeo vào ban đêm giúp điều chỉnh hình dạng giác mạc của bạn khi bạn ngủ. Bạn có thể coi nó như một “giá đỡ”, một cặp kính giúp điều chỉnh nhẹ nhàng bề mặt của giác mạc.

Khi nào cần đeo kính viễn thị?

3. Người bệnh có bắt buộc phải đeo kính? Mắt bị viễn thị không thể tự khỏi và sẽ có khả năng tăng độ, nặng hơn nếu như không có phương pháp điều trị sớm. Thông thường đối với mắt có tật khúc xạ nói chung và viễn thị nói riêng trên 0,5 độ thì người bệnh nên đeo kính để đảm bảo thị lực.

Tại sao người lớn tuổi bị viễn thị?

Người già, do thời gian sử dụng lâu, lao động của đôi mắt căng thẳng nên giác mạc bị biến dạng khiến điểm hội không đặt đúng võng mạc; do không giữ đúng khoảng cách nhìn, thường xuyên nhìn xa khiến thể thủy tinh luôn xẹp xuống[ dãn] , lâu dần mất tính đàn hôi, mất dần khả năng phồng; do người già thể thủy tinh đã bị ...

Chủ Đề