Kim ngạch thương mại hai chiều là gì

Thứ Sáu, 29/10/2021| 9:37

Mặc dù bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 lần thứ 4, nhưng 9 tháng đầu năm nay, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và EU vẫn ghi nhận sự tăng trưởng so với cả thời kỳ trước đại dịch. Tổng kim ngạch hai chiều đạt hơn 41 tỷ USD, tăng hơn 13% so với cùng kỳ năm 2020.

Với các doanh nghiệp Việt Nam, các thiết bị linh kiện điện tử, máy tính và điện thoại vẫn là những mặt hàng chủ lực khi xuất khẩu sang châu Âu. Những mặt hàng này được nhiều người ưu chuộng vì giúp tăng cường kết nối trong thời kỳ giãn cách.

"Những mặt hàng như linh kiện điện tử, máy tính, điện thoại là thế mạnh của Việt Nam. Các sản phẩm của Việt Nam rất cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Tôi nghĩ rằng có nhiều lĩnh vực mà các công ty Việt Nam đã làm rất tốt trong mối quan hệ thống nhất với châu Âu", ông Alan Cany - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam [EuroCham] cho hay.

Sau khi nhiều địa phương, thành phố nới lỏng giãn cách, các doanh nghiệp cũng bắt đầu tăng tốc hoạt động trở lại, tăng cường sản xuất an toàn để đảm bảo kịp đơn hàng.

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam cũng nhấn mạnh, với lợi thế lớn từ EVFTA và tới đây là Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu [EVIPA], Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút làn sóng FDI mới từ các nhà đầu tư châu Âu./.

[VTV]

  • Chiến lược thúc đẩy xuất khẩu rau quả, nông sản Việt Nam sang EU cần được xây dựng tổng thể và toàn diện, tiến tới định vị thương hiệu mới của nông nghiệp Việt...

  • Dịch tả lợn châu Phi vừa qua thì nay người chăn nuôi ở Đắk Lắk lại đối diện thêm việc giá lợn xuống thấp, nhiều hộ chăn nuôi còn e dè, chưa dám tái đàn.

  • Với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2020 đạt 43,2 tỷ EUR, Việt Nam được xếp trong Top 10 nước cung ứng hàng hóa lớn nhất vào thị trường EU.

  • Những ngành mũi nhọn như ô tô, cơ khí là các dự án có tiềm năng, triển vọng hợp tác giữa Cộng hòa Áo và Việt Nam.

  • Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước [Bộ Công Thương], đã chia sẻ về một số biện pháp xây dựng kế hoạch phục vụ Tết và các phương án cung ứng...

  • Mỗi lít xăng RON 95 đắt thêm gần 1.500 đồng, lên mức 24.330 đồng, cao nhất 7 năm qua do áp lực tăng "thẳng đứng" của giá thế giới.

TIN MỚI

Các Hội chợ thương mại quốc tế là điều kiện để các doanh nghiệp Việt Nam tìm kiếm khách hàng và đối tác xuất khẩu - ẢNH : TRẤN KIÊN

Theo ông Thành, Trung Quốc là đối tác thương mại đầu tiên của Việt Nam lập đươc kỷ lục này, với con số hơn 106 tỉ USD. Trong đó, Việt Nam chỉ xuất khẩu hàng hóa sang Trung Quốc đạt giá trị  trên 41 tỉ USD, còn nhập khẩu hàng hóa đạt giá trị trên 65 tỉ USD.

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu năm 2018 của Việt Nam nhanh hơn tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc là 5% nếu so với cùng kỳ năm 2017.

Bộ Công Thương dẫn số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam cũng xác nhận năm 2018, kim ngạch thương mại Việt – Trung đạt 106,7 tỷ USD, tăng 13,5%. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu 41,26 tỷ USD, tăng 16,56%; nhập khẩu 65,43 tỷ USD, tăng 11,68%.

Trung Quốc tiếp tục là đối tác thương mại lớn nhất, thị trường nhập khẩu lớn nhất, đồng thời là thị trường xuất khẩu lớn thứ 2 của Việt Nam, sau Mỹ. Việt Nam đã vượt qua Malaysia trở thành đối tác số 1 của Trung Quốc trong ASEAN và vươn lên trở thành đối tác thương mại lớn thứ 8 của Trung Quốc, là thị trường xuất khẩu lớn thứ 5 và là thị trường cung cấp hàng hóa lớn thứ 9 cho Trung Quốc trên thế giới.

Theo thông tin từ VCCI-HCM, tính đến tháng 12-2018, Trung Quốc đại lục và Hong Kong đầu tư vào Việt Nam 3.571 dự án, với tổng vốn đăng ký trên 33 tỉ USD. Riêng đặc khu kinh tế Hong Kong đã đóng góp đa số với 1.422 dự án [chiếm gần 40%] và 19,7 tỉ USD vốn đăng ký đầu tư [gần 60%].

Về thương mại với tỉnh Quảng Đông, ông Võ Tân Thành khẳng định Quảng Đông rất ưa chuộng sản phẩm gạo, hoa quả từ Việt Nam và địa phương này là "láng giềng nhỏ trong láng giềng lớn". Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Quảng Đông đạt trên 27 tỉ USD, chiếm hơn 25% tổng kim ngạch thương mại hai chiều giữa hai nước, với hơn 110 doanh nghiệp Quảng Đông đầu tư tại Việt Nam.

Hiện nay, Quảng Đông đang tổ chức thường niên các hội chợ đa ngành nghề có quy mô hàng đầu thế giới [Canton Fair], với diện tích khu vực trưng bày năm 2019 lên đến 1,18 km2, thu hút hàng trăm ngàn lượt doanh nhân trên thế giới. 

TRẤN KIÊN - NGỌC AN

Kim ngạch là gì là câu hỏi mà nhiều người đặt ra khi nghe thời sự nhắc nhiều cụm từ kim ngạch xuất nhập khẩu. Nếu bạn không phải người làm việc hay có nghiên cứu về kinh tế thì thuật ngữ này sẽ khiến bạn bối rối đôi chút. Dưới đây là bài viết cung cấp thông tin về cụm từ thường gặp này. 

Kim ngạch là gì?

Kim ngạch được chia thành hai loại là kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu. Dưới đây là định nghĩa về hai loại kim ngạch này. 

Kim ngạch xuất khẩu là gì?

Kim ngạch xuất khẩu là tổng giá trị xuất khẩu của toàn bộ hàng hóa của một doanh nghiệp hay một quốc gia trong một kỳ thời gian cố định có thể là tháng, quý hoặc năm. Phần giá trị này được quy đổi và đồng bộ về một loại tiền tệ cụ thể mà nhà nước hoặc doanh nghiệp thu về. 

Kim ngạch xuất khẩu đánh giá tình hình kinh tế tài chính của doanh nghiệp, đất nước. Kim ngạch xuất khẩu tăng biểu hiện tình hình tài chính của doanh nghiệp hoặc đất nước có dấu hiệu lạc quan. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thấp làm lượng ngoại tệ thu về ít thì nền kinh tế tài chính của doanh nghiệp và đất nước đang chậm phát triển.

Kim ngạch xuất khẩu có nghĩa là tiền bán bất kỳ hàng hóa xuất khẩu nào nhưng không bao gồm cước phí hoặc bảo hiểm liên quan đến việc vận chuyển.

Công thức tính kim ngạch xuất khẩu

Tỉ lệ xuất nhập khẩu = [Giá trị xuất khẩu /Giá trị nhập khẩu] x 100%

Kim ngạch nhập khẩu là gì?

Kim ngạch nhập khẩu là tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá của một doanh nghiệp hoặc đất nước trong kỳ thời gian cụ thể tháng, quý, năm. Có thể hiểu đây là chi phí ngân sách dành cho việc nhập khẩu hàng hóa. 

Thông thường, kim ngạch nhập khẩu sẽ được kiểm soát để cho giá trị nhập khẩu luôn thấp hơn giá trị của kim ngạch xuất khẩu. Vì xét cho cùng, giá trị kim ngạch xuất khẩu thể hiện năng lực của nền kinh tế quốc gia. 

Thực trạng xuất, nhập khẩu của Việt Nam năm 2020

Hiểu được kim ngạch là gì, có thể nhiều người thắc mắc vậy kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong năm qua như thế nào? Do ảnh hưởng của dịch bệnh, tình hình kinh tế thế giới năm 2020 có nhiều biến động lớn mang đến nhiều thách thức cho thương mại quốc tế. Xung đột thương mại Mỹ - Trung cũng mang đến những thay đổi phức tạp, đa chiều trong quan hệ kinh tế giữa các nền chính trị lớn trên toàn cầu. Kinh tế thế giới đối mặt với sự suy thoái sâu nhất trong nhiều năm.

Trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2020 là năm cuối của kế hoạch 5 năm 2016 - 2020, Việt Nam đã phải nỗ lực rất nhiều để hoàn thành mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra theo kế hoạch. Tình hình dịch bệnh phức tạp đã khiến các quốc gia quyết định đóng cửa biên giới đặt ra nhiều rào cản thương mại đối với hàng hóa nhập khẩu để hỗ trợ bảo vệ các sản phẩm nội địa, các sản phẩm chịu ảnh hưởng nhiều là nông, thủy sản.

Nhờ những biện pháp phòng chống dịch bệnh quyết liệt và đảm bảo phát triển kinh tế xã hội, hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa thương mại của Việt Nam vẫn đảm bảo giữ được phong độ trong sự đứt gãy của thương mại toàn cầu. Đà tăng trưởng được đảm bảo, lực kéo của nền kinh tế vẫn đầy sức sống. Trong khi các quốc gia trong khu vực có mức xuất khẩu giảm so với cùng kỳ các năm trước, Việt Nam lại đạt được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đáng chú ý trong năm 2020. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong năm 2020 đạt khoảng 543 tỷ USD, tăng trưởng dương 5% so với năm trước. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 282 tỷ USD, cao hơn 6.5%; kim ngạch nhập khẩu hàng hóa đạt 263 tỷ USD cao hơn 3.6%. Như vậy cán cân thương mại hàng hóa trong năm 2020 xuất siêu khoảng 19 tỷ USD, một con số đáng kinh ngạc. 

Trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2020 thì 78 tỷ USD là thị phần của khu vực kinh tế trong nước con số này giảm 1% và chiếm gần 30% tổng kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó khu vực vốn đầu tư nước ngoài [bao gồm dầu thô] đạt hơn 200 tỷ USD, tăng hơn 9% chiếm trên 70% [tỷ trọng tăng 2 điểm phần trăm so với năm trước đó].

Số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD là 31 trong đó số lượng mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD chiếm 24, trên 5 tỷ USD chiếm 9 và trên 10 tỷ USD là 6 mặt hàng. Con số ấn tượng nhất đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu là mặt hàng điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt 51%, đạt 18% tổng kim ngạch xuất khẩu nhưng lại giảm 1% so với năm trước đó.

Mặt hàng đạt con số khả quan khác là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 45 tỷ USD cao hơn 25%. Trong thời gian gần đây mặt hàng điện tử, máy tính điện thoại và linh kiện đạt giá trị xuất khẩu cao chi phối kim ngạch xuất khẩu. Trị giá xuất khẩu của nhóm mặt hàng này gần đạt tới ngưỡng 100 tỷ USD [con số này là 87 tỷ năm 2019 và năm 2020 đã đạt đến 96 tỷ USD] tỷ trọng đã đạt đến gần 34% kim ngạch xuất khẩu toàn năm 2020. 

Một năm nền kinh tế phải đối mặt với nhiều ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, mà thành tích xuất siêu vừa được giữ vững và còn đạt được kỷ lục mới. Mặc dù thành tích này có sự góp phần của sự giảm sút của kim ngạch nhập khẩu. Tuy vậy đây vẫn là một thành tựu đáng tự hào và là bước đà quan trọng để nền kinh tế tiến vào năm 2021. 

Trên đây là một số chia sẻ về kim ngạch là gì và các thông tin liên quan, hi vọng đã giải đáp được thắc mắc của bạn.

Hà Phương

Video liên quan

Chủ Đề