Khu vực 2 cộng bao nhiêu điểm 2023?

Cũng theo Bộ GD&ĐT, việc áp dụng chính sách xã hội là cần thiết, tuy nhiên tổng số thí sinh thuộc diện hưởng các ưu tiên khác nhau là rất lớn, chiếm tới 75% tổng số thí sinh tốt nghiệp hằng năm. Áp dụng chính sách ưu tiên là nhằm giúp tăng tính tiếp cận giáo dục và đào tạo bậc cao đối với các thí sinh ở vùng khó khăn và thuộc đối tượng yếu thế, tuy nhiên cũng cần đảm bảo sự công bằng, tránh để sự hỗ trợ đó lại làm nhóm thí sinh khác bị bất lợi và yếu thế.

Theo PGS.TS. Nguyễn Thu Thủy - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, năm 2023, chính sách ưu tiên khu vực trong tuyển sinh vẫn giữ nguyên 4 khu vực. Thời gian qua, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 là 0,75 điểm, khu vực 2 - nông thôn là 0,5 điểm, khu vực 2 là 0,25 điểm và khu vực 3 không được tính điểm ưu tiên.

"Chính sách ưu tiên khu vực trong tuyển sinh năm 2023 sẽ giảm tuyến tính. Cụ thể, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên [khi quy đổi về điểm theo thang 10 và tổng điểm 3 môn tối đa là 30] được xác định theo công thức sau: Điểm ưu tiên = [[30 - Tổng điểm đạt được]/7,5] x Mức điểm ưu tiên", Bộ GD&ĐT cho biết.

Như vậy, điểm ưu tiên đối với thí sinh đạt tổng điểm từ 22,5 trở lên sẽ bắt đầu giảm dần đến 0 khi thí sinh đạt tổng 30 điểm/3 môn.

Với công thức trên, 1 học sinh khu vực 1 thi đạt 22,5 trở xuống thì được cộng 0,75 điểm ưu tiên khu vực. Nhưng cũng thí sinh đó đạt 27 điểm thì điểm ưu tiên chỉ còn 0,3; nếu đạt 29 điểm chỉ còn 0,1 điểm ưu tiên khu vực.

Trước khi đưa ra điều chỉnh này, Bộ GD&ĐT đã thống kê điểm thi tốt nghiệp THPT của vài năm qua, nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên [chiếm 25% tổng số thí sinh tốt nghiệp] luôn có phổ điểm tổng 3 môn cao hơn hẳn so với các nhóm thí sinh còn lại [nhóm được cộng điểm ưu tiên ở các mức độ khác nhau].

Sau khi cộng điểm ưu tiên theo quy định trước đây, tỷ lệ thí sinh có tổng điểm 3 môn dưới 22,5 điểm của nhóm đã cộng điểm ưu tiên tiệm cận với nhóm thí sinh không được cộng điểm ưu tiên. Điều này chứng tỏ việc cộng điểm ưu tiên đã tạo sự công bằng, gia tăng cơ hội tiếp cận giáo dục đại học cho những nhóm thí sinh có điều kiện khó khăn hơn.

Tuy nhiên, phân tích dữ liệu cho thấy có sự bất hợp lý là tỷ lệ các thí sinh đạt điểm cao từ 22,5 điểm trở lên của nhóm được ưu tiên lại tăng vọt, cao hơn hẳn [ở nhiều mức điểm thậm chí tỷ lệ này cao gấp đôi] so với nhóm thí sinh không thuộc diện ưu tiên.

Điều này dẫn tới sự mất công bằng khi các thí sinh tiếp cận, ứng tuyển vào các ngành, các trường có mức độ cạnh tranh cao; thậm chí dẫn tới hiện tượng một số ngành có điểm chuẩn tiệm cận 30 điểm.

Theo Bộ GD&ĐT, từ năm 2023, thí sinh chỉ được hưởng chính sách ưu tiên khu vực theo quy định trong năm tốt nghiệp THPT [hoặc trung cấp] và một năm kế tiếp. Như vậy, nếu thí sinh tham gia xét tuyển đại học từ năm thứ 3 trở đi sau khi tốt nghiệp THPT thì sẽ không được cộng điểm ưu tiên khu vực.

Việc áp dụng này không chỉ đối với thí sinh sử dụng phương thức xét tuyển bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT, mà còn với tất cả các phương thức xét tuyển khác; các trường khi tính điểm ưu tiên cho thí sinh để xét tuyển cần phải quy đổi ra thang điểm tương đương để xác định mức điểm ưu tiên phù hợp.

Các trường đại học vẫn được xét tuyển sớm nếu có nhu cầu

Cũng theo Vụ trưởng Giáo dục đại học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, quy chế tuyển sinh 2023 không thay đổi, các trường đại học vẫn được xét tuyển sớm.

Trước đó vào cuối tháng 11/2022, trong Báo cáo giao ban quý IV về tuyển sinh và đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết đang xem xét không thực hiện xét tuyển đại học sớm trong năm 2023, trừ một số trường hợp đặc thù. Tất cả phương thức xét tuyển đại học, bao gồm cả xét từ kết quả thi tốt nghiệp THPT sẽ được thực hiện cùng một đợt.

Lý giải điều này, Vụ trưởng Giáo dục đại học cho biết, thông tin trước mang tính chất khuyến cáo, bởi nếu các trường vẫn chỉ xét điểm học bạ và thi tốt nghiệp, việc xét tuyển sớm là không cần thiết, cuối cùng tất cả học sinh đều đăng ký lên hệ thống chung của Bộ. Tuy nhiên, Bộ không yêu cầu các trường dừng xét tuyển sớm, bởi quy chế cho phép điều này.

Năm 2022, các trường được xét tuyển sớm, công bố danh sách thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển, nhưng không được yêu cầu thí sinh xác nhận nhập học sớm hơn lịch chung của Bộ. Theo kết quả do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố hồi tháng 9, gần 400.000 thí sinh đủ điều kiện trúng tuyển theo các phương thức xét tuyển sớm, nhưng chỉ 35% trong số này đặt ngành đã trúng tuyển sớm ở nguyện vọng một. Còn lại 30% đặt ở các nguyện vọng khác [từ nguyện vọng hai trở đi] và 35% không dùng quyền lợi trúng tuyển sớm hoặc không đỗ tốt nghiệp.

Để giúp thí sinh đăng ký nguyện vọng hiệu quả, Đại học FPT Cần Thơ sẽ chia sẻ những thông tin về danh sách khu vực tuyển sinh trong bài viết này.

Mục lục

1. Điểm vùng là?
2. Phân chia khu vực tuyển sinh của toàn quốc
3. Các ngành đạo tạo tại đại học FPT Cần Thơ

Điểm vùng là một hệ thống điểm được áp dụng trong quá trình tuyển sinh đại học và cao đẳng tại Việt Nam. Hệ thống này chia đất nước thành các vùng có đặc điểm về kinh tế - xã hội khác nhau. Mỗi vùng sẽ có một mức điểm vùng khác nhau được quy định trước và áp dụng trong quá trình xét tuyển.

Việc áp dụng điểm vùng nhằm tạo điều kiện cơ hội bình đẳng cho các thí sinh ở các khu vực khó khăn hơn, giúp các thí sinh đó có cơ hội được học tập tại các trường đại học hoặc cao đẳng. Tuy nhiên, điểm vùng chỉ là một trong nhiều tiêu chí để xét tuyển và không phải là tiêu chí duy nhất.

Phân chia khu vực tuyển sinh của toàn quốc

Có ba khu vực ưu tiên khác nhau được quy định như sau:

• Khu vực 1 [KV1]: Thí sinh đến từ các xã khu vực I, II, III thuộc vùng dân tộc và miền núi, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới, xã an toàn khu vào diện đầu tư của Chương trình 135 sẽ được cộng thêm 0,75 điểm ưu tiên.

• Khu vực 2 [KV2]: Thí sinh đến từ các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc trung ương [trừ các xã thuộc KV1] sẽ được cộng thêm 0,25 điểm ưu tiên.

• Khu vực 2 - nông thôn [KV2-NT]: Thí sinh đến từ các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3 sẽ được cộng thêm 0,5 điểm ưu tiên.

• Khu vực 3 [KV3]: Thí sinh đến từ các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương sẽ không được cộng điểm ưu tiên.

Các ngành đạo tạo tại Đại học FPT Cần Thơ

Đại học FPT Cần Thơ sẽ tuyển sinh các ngành sau trong năm 2023:

Ngành QUẢN TRỊ KINH DOANH - Mã ngành: 7340101

Gồm các chuyên ngành:
● Quản trị kinh doanh [đào tạo theo hướng Digital Marketing]
● Kinh doanh quốc tế [đào tạo theo hướng Xuất nhập khẩu & Logistics]
● Truyền thông đa phương tiện
● Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành
● Quản trị khách sạn
● Tài chính [đào tạo theo hướng Quản trị Tài chính doanh nghiệp]


Ngành CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - Mã ngành: 7480201

Gồm các chuyên ngành:
● Kỹ thuật phần mềm
● An toàn thông tin
● Trí tuệ nhân tạo
● Thiết kế đồ hoạ


Ngành NGÔN NGỮ ANH - Mã ngành: 7220201

Các chuyên ngành:
● Ngôn ngữ Anh
● Ngôn ngữ Anh - Trung

Ngành NGÔN NGỮ NHẬT - Mã ngành: 7220209


Ngành NGÔN NGỮ HÀN - Mã ngành: 7220210

Hiện tại, Đại học FPT Cần Thơ sử dụng hai phương thức xét tuyển, đó là xét tuyển dựa trên điểm học bạ THPT và kết quả thi tốt nghiệp THPT 2023 thông qua công cụ xếp hạng học sinh toàn quốc có tên Schoolrank.

Thí sinh sẽ được nhận vào trường nếu đạt điểm thi tốt nghiệp THPT 2023 hoặc điểm học bạ THPT nằm trong TOP 40 của toàn quốc. Để biết thứ hạng của mình, thí sinh có thể truy cập vào trang web //schoolrank.fpt.edu.vn, điền thông tin và sẽ nhận được giấy chứng nhận qua email. 

Nếu vẫn chưa thể đưa ra quyết định chính xác hoặc còn nhiều băn khoăn và phân vân về ngành bạn có thể liên hệ Fanpage Đại học FPT Cần Thơ hoặc đăng ký tư vấn tại đây nhé!

Khu vực 2 NT là gì 2023?

- Khu vực 2 nông thôn [KV2-NT] là các địa phương không thuộc KV1, KV2, KV3. - Khu vực 2 [KV2] là các thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; các thị xã, huyện ngoại thành của thành phố trực thuộc Trung ương [trừ các xã thuộc KV1]. - Khu vực 3 [KV3] là các quận nội thành của thành phố trực thuộc Trung ương.

Điểm ưu tiên 2023 tỉnh như thế nào?

Công thức tính điểm ưu tiên như sau: Mức điểm ưu tiên thí sinh được hưởng = [[30 - tổng điểm đạt được của thí sinh]/7,5] x tổng điểm ưu tiên được xác định thông thường. Trong đó, mức điểm ưu tiên áp dụng cho khu vực 1 là 0,75 điểm, khu vực 2 nông thôn là 0,5, khu vực 2 là 0,25; khu vực 3 không được tính điểm ưu tiên.

Khu vực ưu tiên là gì 2023?

Khu vực ưu tiên là một chính sách được áp dụng trong tuyển sinh đại học tại một số quốc gia trên thế giới. Theo đó, các ứng viên đến từ khu vực nghèo, khu vực có đồng bào dân tộc thiểu số, hoặc các khu vực có điều kiện kinh tế khó khăn sẽ được ưu tiên trong quá trình tuyển sinh đại học.

Điểm thi đại học 2023 tỉnh như thế nào?

Điểm xét tuyển đại học 2023 = Điểm môn 1 + điểm môn 2 + điểm môn 3 + điểm ưu tiên [nếu có]. Trong đó: - Điểm môn 1, điểm môn 2, điểm môn 3 lần lượt là điểm các môn thành phần trong tổ hợp xét tuyển thí sinh đăng ký. - Điểm ưu tiên: theo quy định của Bộ GD&ĐT và từng trường đại học.

Chủ Đề