Khu dân cư nông thôn là gì

Điểm dân cư nông thôn – danh từ, trong tiếng Anh được gọi là Rural Settlement, các văn bản luật của Việt Nam thường được tạm dịch là Rural Residential Quarter.

Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế – xã hội, văn hóa và các yếu tố khác. [Theo Luật Xây dựng năm 2014]

Qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

Đối tượng để lập qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn

Bao gồm các khu trung tâm xã hoặc các khu dân cư nông thôn tập trung [gọi chung là thôn]. qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn phải căn cứ vào mục tiêu nhiệm vụ cụ thể và theo trình tự như sau:

1. Định hướng qui hoạch xây dựng mạng lưới các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi ranh giới hành chính toàn xã hoặc định hướng qui hoạch xây dựng mạng lưới các điểm dân cư nông thôn trong phạm vi mối quan hệ chặt chẽ với khu vực được qui hoạch.

Thông qua đó, dự báo được qui mô và hình thái phát triển hợp lí của mỗi điểm dân cư theo từng giai đoạn qui hoạch.

2. Qui hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn cần đáp ứng các yêu cầu sau:

  1. Xác định được mối quan hệ giữa các điểm dân cư trong mạng lưới qui hoạch với vùng xung quanh về mọi mặt [kinh tế – xã hội, hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội…];
  1. Xác định được tiềm năng, thế mạnh và các tiền đề phát triển;
  1. Dự báo được dân số và nhu cầu xây dựng các loại công trình;
  1. Qui hoạch tổng mặt bằng sử dụng đất, bố trí các công trình xây dựng như nhà ở, công trình dịch vụ, các khu vực bảo tồn tôn tạo di tích và cảnh quan, các khu vực cấm xây dựng;

đ] qui hoạch phát triển các công trình kĩ thuật hạ tầng, xác định chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng;

  1. Đề xuất các dự án ưu tiên xây dựng đợt đầu.

Yêu cầu đối với phân khu chức năng trong qui hoạch điểm dân cư nông thôn

– Tiết kiệm đất canh tác [hạn chế việc mở rộng khu dân cư đã có trên đất nông nghiệp];

– Thuận tiện cho giao thông đi lại, sản xuất, ăn, ở, nghỉ ngơi giải trí, sinh hoạt công cộng;

– Bảo vệ môi trường sống;

– Tận dụng địa hình, cảnh quan thiên nhiên để tạo nên bố cục không gian kiến trúc đẹp, mang bản sắc từng vùng;

– Phù hợp với các đặc điểm cụ thể của khu vực về: vị trí và tính chất [vùng ven đô hay vùng sâu, vùng xa, khu dân cư lâu năm hay khu kinh tế mới…]; ngành nghề kinh tế của địa phương và phong tục, tập quán, tín ngưỡng;

Với xu hướng đầu tư và phát triển bất động sản ngày càng lan rộng từ thành phố ra vùng ven và nông thôn, đất ở nông thôn trở thành một vấn đề được nhiều người quan tâm. Nhiều người không rõ đất ở nông thôn có phải đất thổ cư hay không? Để giải đáp thắc mắc này, bạn hãy xem qua bài viết dưới đây của OneHousing nhé!

Đất ở nông thôn và đất thổ cư được quy định như thế nào?

Đất thổ cư

Đất thổ cư hiểu đơn giản là đất ở, theo quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Đất đai 2013, đất ở được chia thành hai loại chính là:

  • Đất ở tại nông thôn.
  • Đất ở tại đô thị.

Theo quy định tại 2.1 tại Mục II Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 27/2018/TT-BTNMT, định nghĩa đất ở như sau:

Đất ở là loại đất được sử dụng để xây dựng nhà ở, công trình đáp ứng và phục vụ nhu cầu trong đời sống hàng ngày. Trong trường hợp thửa đất có vườn ao gắn liền với nhà ở, nhưng chưa được công nhận quyền sử dụng đất, diện tích đất ở sẽ được xác định tạm thời theo hạn mức giao đất ở mới dựa trên quy định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Đáng chú ý, đất ở bao gồm cả đất ở tại nông thôn và đất ở tại đô thị.

Trong trường hợp đất ở được kết hợp sử dụng cho mục đích sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp [bao gồm cả nhà chung cư có mục đích hỗn hợp], thì việc thống kê không chỉ áp dụng cho mục đích đất ở mà còn phải thống kê cả mục đích phụ là đất dùng cho sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp.

Đất thổ cư được hiểu đơn giản là đất ở [Nguồn: Luatvietnam]

Đất ở nông thôn

Phạm vi đất ở tại nông thôn và quy định liên quan đã được đề ra trong Thông tư 27/2018/TT-BTNMT như sau:

Đất ở nông thôn bao gồm các khu vực địa giới hành chính của các xã, trừ trường hợp đất ở tại khu đô thị mới đã thực hiện theo quy hoạch phát triển các quận, thành phố, thị xã, thị trấn nhưng vẫn thuộc quản lý của xã.

Đất ở nông thôn được sử dụng bởi hộ gia đình, cá nhân và bao gồm các loại đất sau:

Đất để xây dựng nhà ở, xây dựng các công trình đáp ứng, phục vụ đời sống, vườn, ao trong khu dân cư nông thôn. Đất ở phải phù hợp với quy hoạch sử dụng đất và xây dựng điểm dân cư nông thôn, đã được cơ quan nhà nước phê duyệt.

UBND cấp tỉnh dựa trên quỹ đất của địa phương và quy hoạch phát triển nông thôn đã được cơ quan nhà nước phê duyệt, quy định hạn mức đất được cấp cho từng hộ gia đình, cá nhân để xây dựng nhà ở tại nông thôn. Diện tích tối thiểu của thửa đất ở phù hợp với điều kiện và tập quán tại địa phương.

Việc phân bổ đất ở nông thôn phải đồng bộ với quy hoạch các công trình sự nghiệp, công trình công cộng nhằm đảm bảo tiện ích cho sản xuất và đời sống của nhân dân. Đồng thời bảo vệ môi trường và hướng tới hiện đại hóa nông thôn. Từ đó, đảm bảo sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống cho cư dân nông thôn.

Nhà nước hỗ trợ những người sống ở nông thôn có nhu cầu ở trên các khu dân cư sẵn có bằng cách tận dụng đất trong những khu dân cư hiện có, đồng thời hạn chế mở rộng khu dân cư trên đất nông nghiệp.

Đất ở nông thôn được sử dụng bởi hộ gia đình, cá nhân [Nguồn: Danatravel]

Đất nở hậu là gì? Ý nghĩa của đất nở hậu trong phong thuỷ

Đọc tiếp

Đất ở nông thôn có phải đất thổ cư hay không?

Như đã đề cập ở trên, đất ở nông thôn và đất thổ cư là hai khái niệm khác nhau.

Đất ở nông thôn là dùng để chỉ các loại đất sử dụng cho mục đích xây dựng nhà ở, các công trình phục vụ đời sống, vườn, ao và nằm trong phạm vi khu dân cư nông thôn [đã được đề cập ở mục 1]. Đây là loại đất chỉ thuộc khu vực nông thôn.

Trong khi đó, đất thổ cư được hiểu đơn giản là đất để ở. Đất thổ cư là loại đất bao gồm cả đất ở nông thôn và đất ở đô thị. Do tên gọi "đất thổ cư" là một thuật ngữ chung và được sử dụng phổ biến, người dân thường không phân biệt rõ ràng giữa đất ở nông thôn và đất ở đô thị, từ đó gây nhầm lẫn.

Theo quy định tại Mục 1, Phụ lục 1 ban hành kèm Thông tư 28/2014/TT-BTNMT, định nghĩa đất ở là đất chỉ được sử dụng để làm nhà ở và xây dựng các công trình đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của con người trong đời sống [ví dụ như vườn cây hoa, ao cá...] gắn liền với ngôi nhà trên cùng mảnh đất đã được các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công nhận là đất ở.

Nếu đất để ở nhưng có thêm mục đích là sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp [kể cả chung cư có mục đích hỗn hợp], thì việc thống kê không chỉ áp dụng cho mục đích là đất dùng để ở mà còn phải thống kê cả mục đích phụ là đất dùng cho sản xuất và kinh doanh phi nông nghiệp.

Tóm lại, không phải mọi đất ở nông thôn đều được xem là đất thổ cư, và sự phân biệt giữa hai khái niệm này là cần thiết để hiểu rõ về quy định và sử dụng đất ở trong cả nông thôn và đô thị.

Đất ở nông thôn có phải đất thổ cư hay không? [Nguồn: Báo dân tộc]

Điều kiện chuyển sang đất thổ cư cụ thể ra sao?

Theo Điều 52 Luật Đất đai 2013 quy định về việc chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư dựa trên các căn cứ sau:

  • Kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện đã được cơ quan nhà nước phê duyệt: Điều này đòi hỏi việc chuyển mục đích sử dụng đất phải tuân thủ kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện được phê duyệt bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Kế hoạch này nhấn mạnh việc quản lý và phân bổ đất phải tuân thủ kế hoạch quy hoạch đất đai để đảm bảo sử dụng hiệu quả đất và phát triển bền vững.
  • Nhu cầu sử dụng đất cần phải được thể hiện rõ ràng trong đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất: Điều này đề cao việc cá nhân, tổ chức, hộ gia đình phải đệ trình đơn xin chuyển mục đích sử dụng đất và trong đơn xin phải thể hiện rõ nhu cầu sử dụng đất với mục đích chuyển đổi sang đất thổ cư. Đơn xin này giúp cơ quan nhà nước có thẩm quyền đánh giá và quyết định xem việc chuyển mục đích sử dụng đất có phù hợp và cần thiết hay không.

Điều kiện chuyển sang đất thổ cư cụ thể ra sao? [Nguồn: Pháp luật đất đai]

Tuy Luật Đất đai 2013 không quy định cụ thể về điều kiện để được chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư, việc này dựa vào kế hoạch sử dụng đất hàng năm đã được phê duyệt và quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Việc chuyển mục đích sử dụng đất là một quá trình kiểm soát chặt chẽ để đảm bảo sử dụng đất một cách hợp lý, bền vững và phù hợp với quy hoạch phát triển đô thị và nông thôn.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi “Đất ở tại nông thôn có phải là đất thổ cư hay không?”. Hy vọng rằng thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về sự khác nhau giữa đất ở tại nông thôn và đất thổ cư, cũng như quy định về chuyển mục đích sử dụng đất sang đất thổ cư. Mong rằng các kiến thức trên sẽ giúp bạn đưa ra các quyết định đầu tư bất động sản một cách thông thái và hiệu quả.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, OneHousing không chịu trách nhiệm về những trường hợp tự ý áp dụng mà không có sự tư vấn của Pro Agent.

Đất điểm dân cư nông thôn là gì?

Điểm dân cư nông thôn là nơi cư trú tập trung của các hộ gia đình gắn kết với nhau trong sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động xã hội khác trong phạm vi một khu vực nhất định, được hình thành do điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, văn hóa và các yếu tố khác.

Đất khu dân cư nông thôn là gì?

Đất ở khu dân cư nông thôn là địa bàn mà trên đó hình thành các cụm dân cư sinh sống tập trung. Khu dân cư ở nông thôn hình thành các cụm dân cư với các hộ gia đình bao gồm nhiều thế hệ gắn bó với nhau bằng yếu tố huyết thống tương đối chặt chẽ.

Khu vực nông thôn là gì?

Nông thôn Việt Nam là một khái niệm chung dùng để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt Nam, nơi người dân sinh sống chủ yếu bằng nông nghiệp. Ở Việt Nam, cho đến năm 2009, có đến 70,4% dân số sống ở vùng nông thôn, trong khi tỷ lệ này vào năm 1999 là 76,5%. Con số đó những năm trước còn lớn hơn nhiều.

Dự án khu dân cư và khu đô thị khác nhau như thế nào?

Khu đô thị là khu vực được quy hoạch và thiết kế để phục vụ cho nhiều nhu cầu khác nhau của cộng đồng, bao gồm cả nhà ở, các cơ sở hạ tầng, các dịch vụ và tiện ích giải trí, mua sắm và ẩm thực. Khu dân cư chỉ phục vụ cho nhu cầu về nhà ở của các hộ gia đình.

Chủ Đề