Khoa học máy tính là học về cái gì

Cứ mỗi mùa tuyển sinh lại có nhiều bạn trẻ thắc mắc về vấn đề này. Các câu hỏi thường gặp là: “Em thích lập trình game, liệu có nên vào Khoa học Máy tính?”, “Có phải Khoa học Máy tính đào tạo ra kỹ sư phần mềm?”… Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Khoa học Máy tính.

Cứ mỗi mùa tuyển sinh lại có nhiều bạn trẻ thắc mắc về vấn đề này. Các câu hỏi thường gặp là: “Em thích lập trình game, liệu có nên vào Khoa học Máy tính?”, “Có phải Khoa học Máy tính đào tạo ra kỹ sư phần mềm?”… Bài viết sau đây sẽ giúp người đọc có cái nhìn tổng quan về ngành Khoa học Máy tính.

KHOA HỌC MÁY TÍNH LÀ GÌ?

Khoa học Máy tính là một trong những ngành học quan trọng tại các trường đại học đào tạo về công nghệ thông tin [CNTT] nói riêng và kỹ thuật nói chung. Đây là ngành học dành cho những bạn trẻ đam mê nghiên cứu chuyên sâu về CNTT, khả năng tính toán của hệ thống máy tính.

Chương trình trang bị cho sinh viên [SV] kiến thức nền tảng và chuyên sâu về Khoa học Máy tính như: cấu trúc máy tính, hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình phần mềm và phần cứng, trí tuệ nhân tạo, bảo mật và an toàn máy tính, xử lý dữ liệu khối lượng lớn từ mạng internet và các mạng xã hội, thiết kế và phát triển các ứng dụng cho các thiết bị di động và môi trường web…

Khoa học Máy tính đòi hỏi khả năng tư duy logic, óc trừu tượng tốt.

VÌ SAO KHOA HỌC MÁY TÍNH HAY BỊ NHẦM VỚI CÔNG NGHỆ PHẦN MỀM?

Cứ mỗi mùa tuyển sinh lại có nhiều bạn trẻ thắc mắc về vấn đề này. Các câu hỏi thường gặp là: “Em thích lập trình game, liệu có nên vào Khoa học Máy tính?”, “Có phải Khoa học Máy tính đào tạo ra kỹ sư phần mềm?”…

Theo PGS. TS. Thoại Nam, Trưởng Khoa Khoa học & Kỹ thuật Máy tính, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM, Khoa học Máy tính là nền tảng của mọi lĩnh vực liên quan đến CNTT, trong đó có Công nghệ Phần mềm. Ngành này giúp người học nắm vững kiến thức thuật toán, hiểu biết đầy đủ về các lĩnh vực đa dạng của máy tính.

Từ đó, người học mới tiếp tục đào sâu về một mảng chuyên biệt của CNTT như Công nghệ Phần mềm, Lập trình Di động… Quá trình chuyên biệt hóa kỹ năng này diễn ra khi SV học lên cao học, học thêm chứng chỉ chuyên môn hoặc đơn giản là được đào tạo thực tế tại doanh nghiệp.

Nói cách khác, bạn phải có kiến thức căn bản về Khoa học Máy tính trước rồi mới khu biệt chuyên môn của mình trong phạm vi hẹp hơn là Công nghệ Phần mềm.

>> Chuẩn ABET gia tăng cơ hội việc làm cho SV Bách Khoa

Khoa học Máy tính là nền tảng của mọi lĩnh vực liên quan đến CNTT.

TỐ CHẤT NÀO LÀM NÊN MỘT KỸ SƯ KHOA HỌC MÁY TÍNH?

Theo nhiều chuyên gia, Khoa học Máy tính là một chuyên ngành khó vì nó thiên về lý thuyết, học thuật. Tố chất quan trọng nhất đòi hỏi ở những người chọn chuyên ngành này là khả năng tư duy logic, óc trừu tượng tốt. Học toán giỏi thì làm Khoa học Máy tính giỏi.

Đặc trưng công việc của ngành này là làm theo dự án. Một khi còn trong dự án thì việc một kỹ sư Khoa học Máy tính “ăn, ngủ với computer”, làm việc nhiều hơn 8 tiếng một ngày là chuyện bình thường. Do vậy, người làm việc trong ngành này phải kiên nhẫn, tỉ mỉ, có khả năng chịu áp lực tốt và quản lý thời gian hiệu quả.

Team-work-able là một kỹ năng bắt buộc đối với kỹ sư Khoa học Máy tính, bởi 99,9% các dự án đòi hỏi phải làm việc theo nhóm. Điều quan trọng nhất là bạn phải học cách làm việc cùng với những người khác để thực hiện mục tiêu chung.

Có một số lời khuyên bỏ túi mà dân lập trình vẫn hay chuyền tay nhau. Các tip này đem áp dụng cho Khoa học Máy tính vẫn không khác biệt kết quả là mấy.

– Không bao giờ sợ phải bắt đầu.

– Khi phát triển phần mềm, hãy nghĩ đến tương lai.

– Bạn sẽ không bao giờ trở thành một kỹ sư Khoa học Máy tính giỏi nếu chỉ tập luyện 2 giờ mỗi ngày.

– Tất cả các công việc đều có phần thú vị và phần buồn chán, Khoa học Máy tính không có ngoại lệ.

– Kẻ thù số một của kỹ sư Khoa học Máy tính là kiêu căng.

>> CÔNG NGHỆ THÔNG TIN: NGÀNH CỦA MỌI NGÀNH

Team-work-able là một kỹ năng bắt buộc đối với kỹ sư Khoa học Máy tính.

Hiện nay, ở bậc đại học, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM đang triển khai chương trình đào tạo Kỹ sư Khoa học Máy tính Chất lượng cao. Chương trình học hoàn toàn bằng tiếng Anh, kéo dài trong 4 năm tại Đại học Bách Khoa TP.HCM, đã được Đại học Quốc gia TP.HCM và các trường đối tác của Mỹ, Úc, Nhật công nhận về chất lượng.

Ngoài ra, chương trình đào tạo Kỹ sư Khoa học Máy tính của Đại học Bách Khoa TP.HCM còn đạt chuẩn kiểm định ABET [Accreditation Board For Engineering And Technology] – chuẩn đào tạo kỹ thuật và công nghệ phổ biến tại các trường đại học của Mỹ.

Khung chương trình được thiết kế và xây dựng trên quan điểm lấy người học làm trung tâm, giúp người học phát triển tối đa khả năng sáng tạo, giỏi chuyên môn, ngoại ngữ tốt, thích ứng linh hoạt với môi trường làm việc quốc tế.

SV tốt nghiệp sẽ nhận bằng đại học chính quy Kỹ sư Khoa học Máy tính – Chương trình Chất lượng cao do ĐH Bách Khoa – ĐH Quốc gia TP.HCM cấp.

Sau 2 năm học tại ĐH Bách Khoa, nếu SV có nguyện vọng và đủ điều kiện tài chính cũng như học thuật có thể chuyển tiếp 2 năm cuối tại Đại học Queensland [Úc]Đại học Adelaide [Úc] hoặc Đại học Latrobe [Úc] để hoàn tất tấm bằng kỹ sư Khoa học Máy tính.

THI CA – Ảnh: internet

Ngày nay, các công nghệ hiện đại đang có sự bùng nỏ phát triển mạnh mẽ. Diện mạo của đời sống thường nhật cũng đã thay đổi rất nhiều. Khoa học, Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trên nhiều lĩnh vực. Các ngành công nghệ mà cụ thể là Khoa học máy tính hứa hẹn sẽ trở thành một ngành học “hot”. Để giải mã cho những câu hỏi như: ngành khoa học máy tính là gì? Học ở đâu? Khoa học máy tính ra sẽ làm gì? Các em hãy bỏ ra một ít thời gian để tìm hiểu thông qua những thông tin mà ESA sẽ cung cấp dưới đây nhé!

Ngành khoa học máy tính là gì?

Tham khảo thông tin về các ngành nghề khác tại đây

Ngành khoa học máy tính là gì?

Khoa học máy tính [KHMT] là một trong các ngành học được chú trọng đào tạo bởi các trường công nghệ, kỹ thuật. Đây sẽ là một ngành học phù hợp dành cho các em có sở thích và mong muốn học chuyên sâu về công nghệ thông tin, hệ thống máy tính.

Các sinh viên theo học ngành KHMT sẽ được trang bị các kiến thức nền tảng cũng như chuyên sâu về các khía cạnh:

  • Hệ điều hành máy tính
  • Cấu trúc máy tính
  • Trí tuệ nhân tạo [AI]
  • Ngôn ngữ lập trình
  • Bảo mật và an toàn máy tính
  • Phát triển và thiết kế các ứng dụng dành cho thiết bị di động, PC, website,…
  • Phân tích và xử lý các dữ liệu từ mạng internet và các mạng xã hội
Các click vào đây để được các thầy cô tư vấn

Vì sao Khoa học máy tính lại hay bị nhầm lẫn với Công nghệ thông tin

Khoa học máy tính và công nghệ thông tin [CNTT] vẫn thường bị nhầm lẫn là hai ngành giống nhau . Tuy nhiên không phải vậy, cả hai ngành đều học về máy tính ở cấp bậc đại học. Công nghệ thông tin là một ngành rộng, bao hàm khoa học máy tính. Tuy nhiên, cụ thể hơn, khoa học máy tính và công nghệ thông tin sẽ có những khác biệt cơ bản. Hai ngành có sự tập trung về các mảng chuyên biệt. Vậy nên, với mỗi ngành sẽ có các kỹ năng nghề nghiệp cùng cơ hội việc làm khác nhau. Về cơ bản, các em có thể hiểu:

  • Khi học về ngành KHMT, sinh viên sẽ được học phát triển và thiết kế các chương trình, các ứng dụng và phần mềm. Ở ngành này, học viên sẽ được học cách sử dụng máy tính giải quyết một vấn đề, một bài toán và cách để máy tính tiếp nhận vấn đề hay bài toán đó
  • Còn đối với ngành công nghệ thông tin, sinh viên sẽ được học cách làm sao để duy trì và sử dụng hệ thống máy tính, phần mềm. Sau đó sẽ áp dụng các quá trình trên vào trong các lĩnh vực như kinh doanh, thương mại,…

Như vậy ta có thể hiểu đơn giản là: KHMT tạo ra một hệ thống chứa đựng các luồng thông tin. Còn CNTT sẽ chịu trách nhiệm xử lý và duy trì các luồng thông tin ấy.

Điểm khác nhau giữa khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính

Khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính là hai ngành học thuộc vào nhóm ngành công nghệ thông tin. Nhiều người sẽ cho rằng vì cùng thuộc một nhóm ngành chung nên khối kiến thức là giống nhau. Tuy nhiên, đi sâu vào chuyên môn, hai ngành này sẽ có rất nhiều các điểm khác biệt

  • Kỹ thuật máy tính là sự kết hợp giữa phần mềm và phần cứng. Đòi hỏi sinh viên có kỹ năng xử lý tốt về cả hai.
  • Kỹ thuật máy tính đào tạo cho học viên các kỹ năng về thiết kế, xây dựng các bộ xử lý cùng các bộ phận của máy tính nhằm mục đích hỗ trợ các hoạt động phần mềm trên máy tính.
  • Các kỹ sư máy tính [kỹ thuật máy tính] sẽ chịu trách nhiệm về việc nghiên cứu, phát triển và thiết kế được các kinh kiện của máy tính.

Cơ hội việc làm của ngành học này 

Khoa học máy tính là ngành gì, ra trường làm gì? Con đường thăng tiến như thế nào?

Khoa học máy tính ra làm gì? Một cử nhân có năng lực ra trường có thể ứng tuyển với rất nhiều vị trí khác nhau. Kể từ khi công nghệ thông tin được ứng dụng rộng dãi thì nhu cầu nhân lực của ngành này cũng tăng vọt.

Các công việc dành cho một sinh viên học chuyên ngành KHMT bao gồm:

  • Chuyên gia khai thác giữ liệu
  • Phát triển game
  • Chuyên gia mạng
  • Thiết kế hệ thống
  • Chuyên gia IT
  • Kỹ sư phần mềm
  • Phát triển ứng dụng di động
  • Thiết kế UI/UX [ User Interface/ User Experience ]

Chuyên ngành nghiên cứu máy tính là một trong các ngành có mức lương cao. Tuy nhiên đây là một chuyên ngành rộng, đòi hỏi năng lực về tư duy và khả năng xử lý thông tin tốt. Một mức lương dành cho công việc của KHMT có thể thay đổi từ cơ bản cho đến hàng chục triệu đồng 1 tháng. 

Khoa học máy tính học gì, học như thế nào?

Cũng giống như các chuyên ngành thuộc nhóm ngành Công nghệ thông tin, khoa học máy tính đặc thù đòi hỏi người học rất nhiều các kỹ năng chuyên ngành. Các môn học bạn phải học gồm:

  • Cơ sở toán học
  • Kiến trúc máy tính
  • Kỹ nghệ phần mềm
  • Truyền thông – Viễn thông
  • …v…v…v…

Đây được coi là một chuyên ngành chứa đựng nhiều lý thuyết và hàm lượng học thuật rất cao. Theo đuổi ngành này, đòi hỏi học viên phải luôn không ngừng nâng cao khả năng tư duy logic. Học toán giỏi sẽ là một tiền đề tốt. Để học ngành này giỏi bạn nên tham gia các khóa máy tính cho người mới bắt đầu tại các trung tâm như Aptech.  

Ngoài ra bạn cần nâng cao các kỹ năng sau để có được thành tích học tốt nhất.

  • Nâng cao khả năng ngôn ngữ [ tiếng Anh ]
  • Có những tìm hiểu trước về ngành nghề
  • Nâng cao khả năng phân tích, thiết kế,…
  • Có sở thích với khoa học, với các thiết bị công nghệ như máy tính, điện thoại,…
  • Nâng cao khả năng chịu đựng làm việc dưới áp lực lớn,…

Một số trường đại học đào tạo chuyên ngành KHMT 

Sinh viên ngành KHMT trên giảng đường đại học

Việc lựa chọn ngành nghề và trường học vốn không phải điều dễ dàng. Ngành khoa học máy tính đang trở nên phổ biến và được nhiều học sinh quan tâm. Vậy nên hiện nay có rất nhiều trường đại học cung cấp các chương trình đào tạo cho chuyên ngành này. Dưới đây là list một số trường có chương trình đào tạo khoa học máy tính:

  • Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội
  • Trường ĐH Kinh Tế Quốc Dân
  • Trường ĐH Công nghệ thông tin – ĐHQG HCM
  • Trường ĐH Khoa học tự nhiên – ĐHQG HCN
  • Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật

Du học ngành Khoa học máy tính

Trong kỷ nguyên 4.0, ngành khoa học máy tính được đánh giá là một trong những ngành nghề có mức độ tăng trưởng cao. Là một lĩnh vực đòi hỏi về “chất xám” cao. Ngành KHMT bao gồm nhiều thử thách nhưng lại đi kèm với mức lương hậu hĩnh. Rất nhiều sinh viên, học viên đã lựa chọn du học ngành KHMT. Tại một nền giáo dục nước ngoài phát triển, sinh viên có thể có trang bị tốt hơn cho công việc trong tương lai.

Hai quốc gia Mỹ và Anh đang có số lượng vượt trội về các trường đại học trong top 500 những trường có chương trình đào tạo KHMT tốt được xếp loại vào năm 2018. Tuy nhiên học phí tại các trường đại học ở hai quốc gia này lại là một trở ngại lớn. Đối với các sinh viên Việt Nam, các em có thể tham khảo các chế độ học bổng. Trung bình một năm, học phí tại Anh Quốc là 29.000 GBP – 855 triệu đồng/ năm. Đối với ở Mỹ, học phí nơi đây nhỉnh hơn, rơi vào khoảng 49.000 USD – 1,14 tỷ đồng/ năm.

Ngoài trừ hai quốc gia trên, vẫn còn một số các quốc gia như: Úc, Canada, Nhật Bản,… Tại đây, chất lượng đào tạo cho chuyên ngành KHMT cũng được đánh giá cao. Học phí trung bình năm rơi vào khoảng 250-300 triệu tùy thuộc vào chương trình. Việc vừa học vừa làm cũng sẽ giúp các em nhiều trong việc chi trả học phí.

Nếu các em có mong muốn du học ngành Khoa học máy tính, hãy điền vào form đăng ký tư vấn hoặc liên hệ với ESA thông qua hotline 0939.411.986

Lời kết:

Như vậy với những thông tin trên, tin chắc các em đã có cho mình những kiến thức về ngành học tuy mới nhưng tương lai vô cùng rộng mở này. Với những cơ hội việc làm và sự hứa hẹn phát triển trong tương lai thì khoa học máy tính quả là một ngành đáng để các em suy nghĩ. Nếu có bất cứ thắc mắc gì, đừng lo lắng, hãy để lại bình luận hoặc liên vệ với ESA nhé! 

Minh Hy

Video liên quan

Chủ Đề