Khoa học hàng hải, chuyên ngành quản lý hàng hải ra làm gì

Khoa học hàng hải là ngành nghề chưa được nhiều người biết đến. Tuy nhiên học Ngành khoa học hàng hải có những điều gì cần phải quan tâm và tìm hiểu? Chúng ta hãy tham khảo qua bài viết dưới đây.

1. Tìm hiểu về ngành Khoa học hàng hải

  • Ngành Khoa học hàng hải [tiếng Anh là Maritime Science] là ngành đào tạo ra những sinh viên trở thành sĩ quan hàng hải phục vụ trên tàu biển, bao gồm các tàu vận tải hàng hoá, vận tải dầu, khí, vận tải hành khách, hoa tiêu, công trình, dịch vụ, quốc phòng… Đào tạo học viên sau đại học trở thành những nhà quản lý hàng hải có chuyên môn vững chắc.
  • Mục tiêu của ngành Khoa học hàng hải đó là đào tạo sinh viên có đủ phẩm chất và kỹ năng phục vụ trên tàu biển, quản lý hàng hải có chuyên môn vững chắc; có kỹ năng thực hành tốt và khả năng thích ứng cao trong môi trường làm việc; có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp, khả năng tác nghiệp độc lập và sáng tạo, khả năng giao tiếp và làm việc theo nhóm, hội nhập được trong môi trường quốc tế. Đồng thời, có khả năng sử dụng Tiếng Anh trong giao tiếp với các đồng nghiệp nước ngoài về chuyên môn và những vấn đề xã hội thông thường. 
  • Sinh viên khi theo học ngành Khoa học hàng hải sẽ được đào tạo và học tập những môn học từ cơ bản đến chuyên ngành, hướng tới mục đích cuối cùng là có một công việc ổn định với mức thu nhập hấp dẫn. Được học lý thuyết song song với thực hành và kỹ năng mềm giúp sinh viên không còn bỡ ngỡ khi tốt nghiệp và làm việc thực tế với nghề. Cơ hội việc làm ngành Khoa học hàng hải rất nhiều. Bạn có thể làm việc tại các cơ sở nghiên cứu an toàn hàng hải, các cảng biển, khai thác cảng, làm chuyên gia tư vấn các lĩnh vực liên quan đến hàng hải, giảng dạy tại các trường đại học cao đẳng có đào tạo ngành Khoa học hàng hải…
Những thông tin cần biết về ngành Khoa học hàng hải

2. Các khối thi vào ngành Khoa học hàng hải 

Để có thể được học tập và trúng tuyển vào ngành Khoa học hàng hải ở các trường đại học thì bạn cần lựa chọn một trong những khối tuyển sinh phù hợp với năng lực và trình độ học tập của mình.

- Mã ngành: 7840106

- Các tổ hợp môn xét tuyển vào ngành:

  • A00 - Toán, Lý, Hóa
  • A01 - Toán, Vật Lý. Tiếng Anh
  • D90 - Toán, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • C01 - Ngữ văn, Toán, Vật lí
  • D07 - Toán, Hóa học, Tiếng Anh
  • D01 - Ngữ Văn, Toán, Tiếng Anh

*Xem thêm: Các tổ hợp môn xét tuyển Đại học - Cao đẳng

3. Điểm chuẩn ngành Khoa học hàng hải

Trong năm 2018, điểm chuẩn ngành Khoa học hàng hải của các trường đại học dao động trong khoảng 14 đến 20 điểm, tùy theo phương thức xét tuyển của từng trường.

4. Các trường đào tạo ngành Khoa học hàng hải

Trên cả nước hiện nay chưa có nhiều trường đào tạo ngành Khoa học hàng hải mặc dù nhu cầu học tập và theo đuổi ngành nghề này rất đông đảo. Một số trường đào tạo ngành học này đó là:

  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM
  • Đại học Nha Trang

5. Cơ hội việc làm ngành Khoa học hàng hải

Cơ hội việc làm sau khi bạn tốt nghiệp và cầm trên tay tấm bằng chuyên ngành Khoa học hàng hải thực sự rất rộng mở. Bạn có thể đảm nhận  nhiều vị trí tại các cơ quan khác nhau như:

  • Giảng dạy ở trường đại học có đào tạo ngành quản lý hàng hải;
  • Điều khiển tàu biển;
  • Bảo đảm an toàn hàng hải, kinh tế vận tải biển;
  • Bảo hiểm hàng hải, luật hàng hải;
  • Các trường cao đẳng và dạy nghề về hàng hải và thủy sản;
  • Các cơ sở nghiên cứu an toàn hàng hải, cảng vụ, bảo đảm an toàn hàng hải;
  • Các doanh nghiệp hoạt động vận tải biển, bảo hiểm hàng hải, khai thác cảng, môi giới hàng hải;
  • Chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến hàng hải.
Học ngành Khoa học hàng hải ra trường làm gì?

6. Mức lương ngành Khoa học hàng hải

Cũng giống như những ngành nghề khác thì thu nhập ngành Khoa học hàng hải cũng phụ thuộc nhiều vào số năm kinh nghiệm làm việc của bạn. Đối với những sinh viên mới ra trường bạn sẽ nhận được mức lương từ 7 đến 9 triệu đồng một tháng. Khi trau dồi được nhiều kỹ năng làm việc hơn mức lương cũng vì thế mà được tăng lên theo cấp số nhân.

7. Những tố chất phù hợp với ngành Khoa học hàng hải 

Học tập và làm việc ở bất cứ cơ quan, đoàn thể hay lĩnh vực nào đi chăng nữa bạn cũng cần phải có kiến thức và phẩm chất, đạo đức. Trong ngành Khoa học hàng hải bạn cần có:

  • Có tinh thần làm việc tốt;
  • Có lòng yêu nghề và đam mê với nghề;
  • Chuyên môn nghiệp luôn nắm vững;
  • Có sức khỏe tốt;
  • Biết quản lý và làm việc khoa học hiểu quả;
  • Khả năng giao tiếp tốt;
  • Có trình độ ngoại ngữ;
  • Trình độ tin học thành thạo;
  • Biết ứng dụng khoa học công nghệ vào trong công việc thường ngày…

Hy vọng những thông tin bài viết cung cấp sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về ngành Khoa học hàng hải, từ đó có định hướng nghề nghiệp phù hợp với bản thân.

Cập nhật 27/07/2021 bởi

Nếu bạn chuẩn bị tốt nghiệp THPT và chưa lựa chọn được ngành nghề phù hợp, bạn có thể xem xét lựa chọn ngành Khoa học hàng hải. Vậy “ngành Khoa học hàng hải là gì?”, “Mức điểm chuẩn của ngành là bao nhiêu?” , “Cơ hội việc làm của ngành như thế nào?” Chúng ta hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây.

Ngành Khoa học hàng hải là gì?

Ngành Khoa học hàng hải là ngành học học thuật liên ngành nhằm giải quyết các vấn đề khác nhau liên quan đến hàng hải dựa trên khoa học và kỹ thuật bằng cách sử dụng các phương pháp tiếp cận khoa học khác nhau phối hợp với khoa học xã hội. Ngành này tập trung đào tạo những sinh viên trở thành các sỹ quan hàng hải trong tương lai, làm việc trên các tàu biển hành trình khắp thế giới hoặc trên các tàu dịch vụ phục vụ công trình dầu khí, nghiên cứu biển, quốc phòng. Ngành KHHH cũng đào tạo các bậc học sau đại học, giúp học viên trở thành những nhà quản lý hàng hải, nghiên cứu, giảng dạy có chuyên môn sâu rộng.

Ngành Khoa học hàng hải là gì?

Ngành Khoa học hàng hải hướng tới đào tạo sinh viên có chuyên môn vững vàng, phương pháp làm việc chuyên nghiệp, kỹ năng thực hành tốt, khả năng thích ứng cao, làm việc tốt trong môi trường mang tính chuẩn quốc tế.

Các khối thi vào ngành Khoa học hàng hải là gì? 

Việc lựa chọn khối thi phù hợp với trình độ học tập của mình quả là điều vô cùng quan trọng đối với mỗi sĩ tử. Bạn có thể lựa chọn một số tổ hợp dưới đây đối với chuyên ngành này:

  • Khối A00: Toán học, Vật lý, Hóa học
  • Khối A01: Toán học, Vật lý, Tiếng Anh
  • Khối D90: Toán học, Khoa học tự nhiên, Tiếng Anh
  • Khối C01: Ngữ văn, Toán học, Vật lý
  • Khối D07: Toán học, Hóa học, Tiếng Anh
  • Khối D01: Ngữ văn, Toán học, Tiếng Anh

Điểm chuẩn ngành Khoa học hàng hải là bao nhiêu?

Trong những năm gần đây, điểm chuẩn ngành của các trường đại học nằm ở mức trung bình, dao động trong khoảng 14 đến 20 điểm, theo phương thức xét tuyển điểm thi THPT quốc gia.

Các trường nào đào tạo ngành Khoa học hàng hải?

Trên cả nước hiện nay chỉ có 2 trường đại học đào tạo ngành đó là:

  • Đại học Nha Trang
  • Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM

Các chuyên ngành thuộc ngành Khoa học hàng hải là gì?

Chuyên ngành Điều khiển tàu biển

Chuyên ngành này cung cấp cho sinh viên kiến thức cơ sở ngành hàng hải, bao gồm hệ thống trang thiết bị trên tàu biển, kết cấu tàu biển và kiến thức chuyên ngành bao gồm kỹ thuật dẫn tàu, xếp dỡ và vận chuyển hàng hóa, kiểm soát hoạt động tàu, các kỹ năng để hình thành ý tưởng, xây dựng, vận hành và đánh giá các quy trình khai thác tàu biển.

Chuyên ngành Vận hành khai thác máy tàu thủy

Chuyên ngành Khai thác máy trang bị những kiến thức cơ bản về phương pháp khai thác, vận hành trang thiết bị hệ thống động lực, kỹ năng bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các trang thiết bị, máy móc trên tàu, kỹ năng về quản lý an toàn, an ninh hàng hải và quản trị tàu.

Ngành KHHH và các chuyên ngành

Chuyên ngành Công nghệ máy tàu thủy

Chuyên ngành chuyên đào tạo về thiết kế kỹ thuật, thi công quy trình lắp ráp và sửa chữa, kiểm định và giám định các trang thiết bị của hệ thống năng lượng tàu thủy.

Chuyên ngành Quản lý hàng hải

Chuyên ngành Quản lý hàng hải đào tạo cử nhân có năng lực chuyên môn để giải quyết những vấn đề liên quan đến xây dựng, thực hiện và đánh giá các quy trình quản lý hàng hải về cảng biển, an toàn hàng hải, khai thác cảng biển, khai thác vận tải biển, quản lý kho vận bến bãi.

Chuyên ngành Điện tàu thủy

Chuyên ngành này đào tạo các kiến thức về tàu biển và các hệ thống điện tàu thủy liên quan. Sinh viên sẽ có năng lực thiết kế kỹ thuật, thi công, lắp ráp và sửa chữa, kiểm định và giám định các trang thiết bị điện của hệ thống tàu thủy vận tải hàng khô, hàng lỏng, khí hóa lỏng.

Liệu bạn có phù hợp với ngành Khoa học hàng hải?

Bạn cần có những tố chất sau để họ tốt và thành công trong ngành Khoa học hàng hải:

  • Có sức khỏe, khả năng chịu đựng vất vả [sóng gió, nắng], cường độ lao động cao, không ngại khó khăn.
  • Có khả năng tự học, đọc hiểu tài liệu kỹ thuật, sách vở.
  • Có tinh thần làm việc tốt, ham học hỏi, ham làm.
  • Có lòng yêu nghề, đam mê và gắn bó lâu dài với nghề nghiệp.
  • Biết phối hợp làm việc nhóm, có kỹ năng mềm, biết tổ chức, quản lý và làm việc khoa học, hiệu quả.
  • Khả năng giao tiếp tốt.
  • Học tập và rèn luyện trình độ ngoại ngữ [tiếng Anh] để giao tiếp tốt và sử dụng như ngôn ngữ chính thức trong công việc.
  • Khả năng tin học tốt.

Cơ hội việc làm ngành Khoa học hàng hải như thế nào?

Cơ hội việc làm cho sinh viên chuyên ngành này thực sự rất rộng mở. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể đảm nhận nhiều vị trí tại các cơ quan khác nhau như:

Cơ hội việc làm dành cho sinh viên chuyên ngành này ra sao?
  • Giảng dạy ở trường đại học có đào tạo ngành hàng hải.
  • Đi tàu [điều khiển, vận hành khai thác tàu biển].
  • Quản lý kỹ thuật, an toàn, pháp chế tại công ty vận tải biển, quản lý tàu biển.
  • Chuyên viên kỹ thuật tại công ty đảm bảo an toàn hàng hải.
  • Đăng kiểm viên tại các tổ chức đăng kiểm hàng hải.
  • Chuyên viên bảo hiểm, giám định bồi thường tại các công ty bảo hiểm hàng hải.
  • Giám định viên tại các công ty giám định hàng hải, xăng dầu.
  • Kỹ thuật viên tại các công ty dịch vụ hàng hải, sửa chữa tàu, cung ứng vật tư, thiết bị hàng hải.
  • Chuyên viên kỹ thuật, vận hành điều khiển máy móc, thiết bị, hệ thống tại nhà máy lọc hóa dầu, kho xăng dầu, nhà máy sản xuất, khu công nghiệp…
  • Chuyên viên kỹ thuật, điều hành sản xuất tại các nhà máy đóng, sửa chữa tàu biển.
  • Chuyên gia tư vấn về các lĩnh vực liên quan đến hàng hải.

Mức lương dành cho người làm ngành Khoa học hàng hải là bao nhiêu?

Cũng giống như những ngành nghề khác thì thu nhập ngành KHHH phụ thuộc nhiều vào thâm niên làm việc và năng lực của bạn. Đối với những sinh viên mới tốt nghiệp bạn sẽ nhận được mức lương trong khoảng từ 7 – 9 triệu đồng/tháng. Còn nếu bạn có kinh nghiệm làm việc từ 3 năm, mức thu nhập sẽ từ 15 – 20 triệu/tháng. Sau 5 năm làm việc, mức lương bình quân sẽ dao động từ 25 – 40 triệu/tháng.

Kết luận

Ngày nay, ngành Khoa học hàng hải đóng một vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tăng trưởng kinh tế. Do đó, ngành KHHH đang được đánh giá là ngành học có tiềm năng phát triển rất lớn với cơ hội việc làm rộng mở. Đây cũng là ngành hứa hẹn sẽ mở ra cho các bạn trẻ một tương lai tươi sáng hơn. Vì vậy, hãy lựa chọn nếu bạn thấy phù hợp với sở trường, nguyện vọng bản thân.

Video liên quan

Chủ Đề