Khi nói về các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp phát biểu không đúng là

Bài viết chia sẻ quan điểm rất hay về những hạn chế cơ bản của DNVVN. Với tốc độ phát triển của công nghệ 4.0, doanh nghiệp rất cần nhiều nguồn hỗ trợ vốn để thúc đẩy phát triển tuy nhiên vẫn còn gặp nhiều khó khăn và hạn chế như không đủ tài sản thế chấp, không có người bảo lãnh. Hy vọng với sự thúc đẩy kinh tế và hỗ trợ từ Chính Phủ sẽ có nhiều giải pháp để hỗ trợ DNVVN như hiện nay.

Hiện tại mình thấy các công ty khởi nghiệp, hoặc DNVVN mặc dù sản phẩm tốt, ý tưởng kinh doanh tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế về lập kế hoạch báo cáo tài chính, kiến thức về quản lí tài chính, định giá, lên kế hoạch ngân sách, dòng tiền và dự báo doanh số bán hàng, nên vẫn còn loay hoay trên đà phát triển.

Theo quan điểm cá nhân của mình, ngoài việc thu hút và duy trì nguồn nhân lực tốt, thì vai trò của người quản lí rất quan trọng, họ cần quan tâm, quan sát thế mạnh và thúc đẩy sự phát triển của nhân viên, giúp gia tăng năng suất và đạt hiệu quả trong công việc, đồng thời tạo cảm hứng cho cả đội cùng phát triển.

Hy vọng Chính Phủ  tạo điều kiện cung cấp các giải pháp tài chính tiên tiến  giúp doanh nghiệp mở khóa ngân sách, thúc đẩy tăng tưởng.

Bài viết rất hay, chia sẻ đúng những vấn đề mà doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn gặp khó khăn. Tuy nhiên, tôi cũng xin đóng góp một ý là việc đầu tư nhân lực, công nghệ cũng cần có chiến lược rõ ràng, tránh trường hợp bị hụt hơi nguồn vốn do thị trường cạnh tranh và thay đổi nhanh chóng như hiện nay.

Tôi xin hỏi việc thiết lập ngân sách tài chính thông minh và thực tế thì cần những nguyên tắc cơ bản nào để giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ dễ quản lí và vận hành?

Đối với doanh nghiệp, việc phân tích phán đoán dòng tiền và dự đoán báo cáo doanh số vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và bị lệ thuộc nhiều ở các kênh bán hàng và thị trường cạnh tranh như hiện nay.

Thật sự mình thấy công nghệ giúp doanh nghiệp giảm chi phí quản lí và vận hành so với do con người thực hiện như: tư vấn, trả lời khách hàng thông qua chatbot, sử dụng hệ thống quản lí kho hàng, và tìm kiếm khách hàng tiềm năng. Một số phần mềm tiên tiến rất đáng để xem xét đầu tư như Haravan, Sapo...

Cảm ơn chuyên gia đã chia sẻ bài viết!

Hiện tại mình thấy về nguồn lực về công nghệ, mức lương trên thị trường bị đẩy lên khá cao nên gặp nhiều khó khăn trong việc thu hút và tuyển dụng cho doanh nghiệp đang trong giai đoạn start up

Thị trường ngày một thay đổi và có sự cạnh tranh dữ dội. Với cương vị là chủ doanh nghiệp, nhà quản lý cần tiến hành việc đo lường hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp một cách thường xuyên. Việc làm này nhằm nắm bắt những yếu tố nào đang hoạt động hiệu quả và yếu tố nào chưa hiệu quả để có giải pháp khắc phục kịp thời.

1. Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là gì?

Hiệu quả kinh doanh được hiểu là một chỉ tiêu kinh tế được tổng hợp lại nhằm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố của quá trình sản xuất. Hiệu quả kinh doanh còn thể hiện sự khéo léo của nhà quản trị trong việc kết hợp giữa lý thuyết và thực tế nhằm tận dụng và khai thác tối đa các yếu tố liên quan như máy móc công nghệ, nhân lực – vật lực để phục vụ cho mục đích nâng cao lợi nhuận. 

Hiệu quả kinh doanh trong một doanh nghiệp cần được đo lường thường xuyên

Như vậy, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được hiểu theo nghĩa đơn giản là chỉ tiêu phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực, tài chính của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất. Khái niệm này chủ yếu xét về mặt hiệu quả mối quan hệ giữa các phương diện kinh tế với xã hội và môi trường. Bản chất của hiệu quả kinh doanh là sự so sánh giữa các kết quả đầu ra với các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp hoặc một tổ chức kinh tế trong một giai đoạn nhất định.

Hiệu quả này được khái quát bằng công thức:

[1]  Hiệu quả kinh doanh = Kết quả đầu ra / Yếu tố đầu vào

Hoặc

[2]  Hiệu quả kinh doanh = Yếu tố đầu vào / Kết quả đầu ra

Yếu tố đầu vào và kết quả đầu ra có thể tính bằng thước đo hiện vật hoặc thước đo giá trị. Tính theo thước đo nào còn tùy thuộc vào mục đích của việc phân tích. 

Báo cáo tài chính thể hiện rõ hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Nhà quản trị doanh nghiệp cần thu nhận các thông tin để đánh giá khả năng sử dụng tài sản, nguồn vốn, nhân lực, chi phí. Từ đó, tiếp tục phát huy các thế mạnh nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng các nguồn lực này. Đồng thời, đưa ra các giải pháp khắc phục kịp thời trong trường hợp chưa phát huy hết vai trò của các nguồn lực để đưa lại kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp.

Tăng năng suất làm việc của đội ngũ đồng nghĩa với việc tạo ra nhiều tiềm năng hơn cho doanh nghiệp tối đa hiệu quả kinh doanh. Vì thế, nhà quản lý cần có những kiến thức và kỹ năng để không ngừng thúc đẩy nhân viên phát triển.

MỜI BẠN ĐĂNG KÝ NHẬN NGAY EBOOK MIỄN PHÍ: QUẢN LÝ VÀ TĂNG NĂNG SUẤT CÔNG VIỆC CỦA NHÂN VIÊN DƯỚI QUYỀN

II. Đánh giá hiệu quả kinh doanh ở doanh nghiệp theo những tiêu chí nào?

Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được đánh giá theo những tiêu chí dưới đây:

1. Báo cáo tài chính của doanh nghiệp 

Báo cáo tài chính sẽ thể hiện số tiền được tạo ra trong một khoảng thời gian nhất định. Tài chính là yếu tố quan trọng trong hoạt động vận hành. Vì vậy, cần đảm bảo nguồn tiền ra vào doanh nghiệp được sử dụng đúng cách và không lãng phí. Với doanh nghiệp nhỏ, cần dựa vào báo cáo kết quả kinh doanh, bảng cân đối kế toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Những bản báo cáo này sẽ đo lường khả năng sinh lời, sức khỏe tài chính và lượng tiền mặt thanh khoản tại doanh nghiệp. Muốn xem hoạt động kinh doanh có hiệu quả hay không, hãy phân tích báo cáo tài chính.

2. Kiểm tra sự hài lòng của khách hàng

Đây cũng là thước đo quan trọng cho khả năng thành công trong kinh doanh. Chỉ khi đáp ứng nhu cầu và làm khách hàng hài lòng, họ mới có thể tiếp tục sử dụng các sản phẩm trong những lần tiếp theo. Việc giữ chân khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp có thêm doanh thu mà không cần phải tốn chi phí cho các khách hàng mới. Vì vậy, cần luôn chú ý lắng nghe và hoàn thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng của mình.

>> Xem thêm: 10 phần mềm tăng năng suất công việc hiệu quả nhất 2022

3. Số khách hàng mới trung bình

Số lượng khách hàng mới là một cách tuyệt vời để đo lường sự thành công của doanh nghiệp đồng thời dự đoán sự phát triển. Nếu doanh nghiệp luôn duy trì một số lượng khách hàng cố định, có thể bạn cần khởi động chiến lược marketing để thu hút thêm khách hàng mới. Bằng cách quản lý thông tin khách hàng cũ, doanh nghiệp có thể dễ dàng đếm số lượng khách hàng mới của mình.

Sự hài lòng của khách đem đến thành công trong kinh doanh

4. Đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên

Đây là việc làm vô cùng cần thiết vì nhân viên là người đóng góp phần lớn công sức cho sự phát triển chung. Không có họ, doanh nghiệp sẽ không thể hoạt động.  Đo lường hiệu suất làm việc của nhân viên sẽ giúp nhà quản trị thấy được khối lượng công việc của nhân viên và cải thiện những chỗ chưa hợp lý để nâng cao năng suất làm việc và hiệu quả trong công việc.

Hiên nay để đánh giá hiệu suất làm việc của nhân viên một cách nhanh chóng, các nhà quản lý thường áp dụng những phần mềm quản lý công việc để số hóa việc quản lý, giúp tiết kiệm thời gian, ủy quyền và giao việc một cách đơn giản. Các bộ phận phối hợp với nhau một cách trơn tru hiệu quả.

ÁP DỤNG NGAY PHẦN MỀM QUẢN LÝ CÔNG VIỆC MISA AMIS VÀO DOANH NGHIỆP CỦA BẠN

III. Tổng kết 

Ngoài những tiêu chí trên thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp còn được đánh giá dựa vào sự biến động của thị trường, những kỳ vọng của nhà quản trị vào sự thành công và phát triển của doanh nghiệp…Nhưng trong quá trình phân tích cần có cái nhìn khách quan, thực tế để việc đánh giá được hiệu quả nhằm nhìn ra thực trạng phát triển và đưa ra giải pháp khắc phục kịp thời.

 4,570 

Video liên quan

Chủ Đề