Kết nối cung cầu là gì năm 2024

Hội thảo thuộc khuôn khổ chương trình Kết nối cung - cầu hàng hóa tỉnh Bình Dương năm 2022, do Sở Công Thương tổ chức. Hội thảo tổ chức nhằm chia sẻ một số giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để kết nối cung - cầu trong quá trình chuyển đổi số hiện nay. Chương trình cũng là dịp để các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanh gặp gỡ, trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tìm kiếm cơ hội hợp tác góp phần hình thành các chuỗi cung ứng từ sản xuất đến tiêu thụ.

Tham gia sự kiện, đại diện Công ty cổ phần Nước - Môi trường Bình Dương đã chia sẻ mô hình "Hoạt động hỗ trợ nông dân trong canh tác hữu cơ". Về phía Vietcombank Bình Dương, chuyên gia trao đổi chuyên đề "Các giải pháp tài chính toàn diện cho doanh nghiệp vừa và nhỏ". Các công ty công nghệ thông tin như SDConnect, Sbusiness cũng chia sẻ giải pháp thúc đẩy doanh thu trong kinh doanh trực tuyến, xây dựng các kênh Tiktok, Instagram, Facebook để tiếp cận nhiều khách hàng hơn...

Ông Phạm Thanh Dũng - Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư và phát triển công nghiệp, Sở Công thương cho biết, hoạt động kết nối cung cầu là một phần không thể thiếu để tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm hàng hóa. Thời gian qua, Sở Công thương và các doanh nghiệp đã tập trung thực hiện chương trình hợp tác thương mại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kết nối cung - cầu, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.

Các hoạt động tiêu biểu như hỗ trợ phát triển thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông sản, thực phẩm thiết yếu; mở rộng tiêu thụ hàng hóa qua các kênh truyền thống, định hướng và đẩy mạnh kết nối cung cầu trên các nền tảng kỹ thuật số, kinh tế số lẫn sàn thương mại điện tử. Đơn vị tiếp tục thực hiện các giải pháp bảo đảm cân đối cung - cầu, bình ổn thị trường cuối năm và Tết Nguyên đán 2023.

Khách tham quan các gian hàng tại Binh Duong EXPO 2022. Ảnh: Tỉnh Bình Dương

Tỉnh cũng khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ, phân phối, hướng dẫn cho các hợp tác xã nông nghiệp, hộ nông dân thông qua hoạt động đào tạo quy trình, kỹ thuật nuôi trồng theo chuẩn VietGAP, GlobalGAP, truy xuất nguồn gốc... Các mặt hàng nông sản, đặc sản đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, sản phẩm OCOP... được ưu tiên hỗ trợ tiêu thụ, bao tiêu.

Trong giai đoạn thực hiện chuyển đổi số hiện nay, Sở Công Thương tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, thương mại điện tử để hỗ trợ cho hoạt động kết nối cung cầu; kết hợp phân phối hiện đại với truyền thống để đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hóa. Tỉnh duy trì và củng cố các kênh phân phối trực tiếp truyền thống như chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi đồng thời thúc đẩy khai thác phân phối trực tuyến trên website, sàn thương mại điện tử, hướng dẫn doanh nghiệp sản xuất, cung ứng mở rộng, tiếp cận kênh phân phối mới để từng bước thực hiện chuyển đổi số.

Hoạt động này do Sở Công thương Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức, dưới sự chỉ đạo của Bộ Công thương và Ủy ban nhân dân thành phố. Hội nghị năm nay có 45 tỉnh, thành phố tham gia, với hơn 1.000 nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ…

Chuỗi sự kiện của hội nghị có nhiều nội dung quan trọng như: Không gian kết nối B2B, trao đổi trực tiếp giữa 12 hệ thống phân phối, 5 sàn thương mại điện tử và các nhà cung cấp đến từ các tỉnh, thành phố.

Kết nối doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu

Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nhanh phương thức bán hàng thương mại điện tử, hội nghị năm nay tiếp tục tổ chức ba hội thảo chuyên sâu về thương mại điện tử do Amazon, Alibaba, Tiki và Công ty cổ phần khoa học dữ liệu [Metric] chịu trách nhiệm về nội dung. Tại các hội thảo này, các diễn giả, doanh nghiệp, nhà cung cấp… sẽ trao đổi, chia sẻ về thương mại điện tử xuyên biên giới, giải pháp tăng doanh số, logistics, giải pháp tìm hiểu nhu cầu khách hàng bằng dữ liệu lớn…

Các bên cung cấp và mua hàng gặp gỡ, tìm hiểu nhau tại Hội nghị.

Theo Sở Công thương thành phố, hội nghị kết nối cung-cầu năm nay được triển khai theo hướng phát huy điểm tích cực và khắc phục những hạn chế từ các năm trước. Đó là: Tăng tần suất các sự kiện kết nối cung-cầu trực tiếp, đồng thời hoàn thiện nền tảng kết nối trực tuyến ketnoicungcau.vn để thực hiện kết nối liên tục 24/7. Cùng với đó, kết nối sâu hơn, không chỉ tạo điều kiện cho hai bên mua-bán gặp gỡ, tìm kiếm đơn hàng mà còn hỗ trợ nhà sản xuất hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện quy trình tiếp nhận, xử lý đơn hàng [thanh toán, logistics…], xây dựng thương hiệu, duy trì doanh số sau khi đưa được hàng hóa lên kệ...

Bên cạnh đó, không chỉ hỗ trợ nhà sản xuất gia tăng doanh số mà còn kết nối các nhà phân phối để xây dựng bộ quy tắc ứng xử chung đối với nhà cung cấp, cam kết bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; nâng cao trách nhiệm nhà sản xuất, dần định hướng sản xuất và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.

Trong khuôn khổ hội nghị cũng diễn ra Chương trình “Tinh hoa làng nghề và đặc sản vùng miền năm 2023”. Chương trình nhằm tôn vinh, xúc tiến thương mại, hỗ trợ quảng bá, giới thiệu, tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm làng nghề truyền thống nổi tiếng, các đặc sản vùng miền của Việt Nam; giới thiệu những di sản văn hóa của các vùng miền, không gian văn hóa làng nghề truyền thống… đến người dân thành phố và khách du lịch trong và ngoài nước.

Trình diễn nghề làm sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống tại gian hàng tỉnh Quảng Nam.

Chương trình quy tụ gần 200 doanh nghiệp tiêu biểu mang đến các sản phẩm làng nghề truyền thống, sản phẩm đặc sản, sản phẩm OCOP từ các vùng miền của Việt Nam. Bên cạnh đó, khách tham quan được khám phá, tìm hiểu về lịch sử cùng những câu chuyện thú vị chung quanh những sản phẩm từ các làng nghề truyền thống nổi tiếng của thành phố [huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ…], một số làng nghề truyền thống đặc sắc của các vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ, đồng bằng sông Hồng, vùng trung du và miền núi phía bắc…

Chủ Đề