Kế tên các hình thức sinh sản vô tính của thực vật và động vật cho ví dụ minh hóa

Nội dung Bài 41: Sinh Sản Vô Tính Ở Thực Vật thuộc Chương IV: Sinh Sản môn Sinh Học Lớp 11. Qua bài học này giúp bạn trình bày được khái niệm sinh sản và các hình thức sinh sản ở thực vật. Trình bày được cơ sở sinh học của phương pháp nhân giống vô tính và vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật và con người. Mời các bạn theo dõi ngay dưới đây.

Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

Có hai kiểu sinh sản, đó là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

a. Sinh sản bào tử

Hình thức sinh sản này có ở thực vật bào tử [là những cơ thể luôn biểu hiện rõ sự xen kẽ của hai thế hệ như rêu, dương xỉ]. Trong hình thức sinh sản bào tử, cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử [hình 41.1].

Hình 41.1. Sinh sản bào tử

Câu hỏi 1 bài 41 trang 160 SGK sinh học lớp 11: Quan sát hình 41.1 và:

– Cho ví dụ về một số thực vật có hình thức sinh sản bào tử.

– Nêu con đường phát tán của bào tử.

Giải:

Trong hình thức sinh sản bằng bào tử, cơ thể mới phát triển từ bào tử, bào tử hình thành trong túi bào tử được sinh ra từ thể giao tử.

– Thí dụ về một số thực vật có hình thức sinh sản bằng bào tử như: rêu, dương xỉ.

– Con đường phát tán của bào tử là: gió, nước, động vật.

b. Sinh sản sinh dưỡng

Câu hỏi 2 bài 41 trang 160 SGK sinh học lớp 11: Quan sát hình 41.2 và nêu các hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật.

Hình 41.2. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của thực vật

Giải:

Các hình thức sinh sản sinh dưỡng của thực vật là từ thân củ [củ khoai tây], thân rễ [cỏ tranh], lá [cây bỏng]…

a. Ghép chồi và ghép cành

Câu hỏi 3 bài 41 trang 161 SGK sinh học lớp 11: Quan sát hình 43 và trả lời các câu hỏi sau:

– Nêu các phương pháp nhân giống vô tính [nhân giống sinh dưỡng] có và không có ở trên hình 43.

– Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép?

Hình 43. Ghép cành và ghép chồi [mắt]

Giải:

– Nêu các phương pháp nhân giống vô tính [nhân giống sinh dưỡng] có và không có ở trên hình 43:

+ Các phương pháp nhân giống vô tính có ở trên hình 43 là: ghép chồi [ghép mắt], ghép cành.

+ Các phương pháp nhân giống vô tính không có ở trên hình 43 là: chiết cành, giâm cành, giâm lá, trồng hom, trồng củ…

Vì sao phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép: Phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép vì để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước, nhằm tập trung nước nuôi các tế bào ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh được đảm bảo.

b. Chiết cành và giâm cành

Câu hỏi 4 bài 41 trang 161 SGK sinh học lớp 11: Nêu những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng mọc từ hạt.

Giải:

Chiết và giâm cành là 2 phương pháp nhân giống vô tính, cây con có một đoạn của cây mẹ.

Cây trồng từ hạt phải bắt đầu từ giai đoạn nảy mầm tới mọc cây.

So với cây mọc từ hạt, cành chiết và cành giâm có những ưu điểm sau:

– Nhân nhanh giống cây trồng.

– Giữ nguyên được tính trạng tốt mong muốn.

– Thời gian cho thu hoạch sản phẩm ngắn vì cây từ cành giâm và cành chiết sớm ra hoa, kết quả: chỉ 2-5 năm tùy loài cây, tùy tuổi sinh lí [tuổi chủng loại] của cành.

c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

Đó là sự nuôi cấy các tế bào lấy từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật như củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, hạt phấn, túi phôi,… trên môi trường dinh dưỡng thích hợp trong các dụng cụ thuỷ tinh để tạo ra cây con. Tất cả các thao tác phải được thực hiện ở điều kiện vô trùng. Sau đó, cây con được chuyển ra trồng ở đất.

Cơ sở sinh lí của công nghệ nuôi cấy tế bào và mô thực vật là tính toàn năng của tế bào [là khả năng của tế bào đơn lẻ phát triển thành cây nguyên vẹn ra hoa và kết hạt bình thường].

a. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

Sinh sản vô tính giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

b. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người

Câu hỏi 5 bài 41 trang 161 SGK sinh học lớp 11: Trình bày vai trò của sinh sản sinh dưỡng đối với ngành Nông nghiệp, cho ví dụ minh hoạ.

Giải:

Vai trò của hình thức sinh sản sinh dưỡng đối với ngành nông nghiệp là rất quan trọng.

+ Hình thức sinh sản này cho phép duy trì được các tính trạng tốt có lợi cho con người.

+ Nhân nhanh giống cây cần thiết trong thời gian ngắn.

+ Tạo được các giống cây trồng sạch bệnh, như giống khoai tây sạch bệnh

+ Phục chế được các giống cây trồng quý đang bị thoái hoá nhờ nuôi cây mô và tế bào thực vật,

+ Giá thành thấp hiệu quả kinh tế cao.

Hướng dẫn giải bài tập SGK Bài 41: Sinh Sản Vô Tính Ở Thực Vật thuộc Chương IV: Sinh Sản môn Sinh Học Lớp 11. Các bài giải có kèm theo phương pháp giải và cách giải khác nhau.

Sinh sản là gì?

Sinh sản vô tính là gì?

Nêu các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật.

Nếu những lời ích của các phương pháp nhân giống vô tính.

Ngoài tự nhiên, cây tre sinh sản bằng:

A. long.

B. thân rễ.

C. đỉnh sinh trưởng.

D. rễ phụ.

Trong phương pháp nhân giống sinh dưỡng bằng ghép cành, mục đích quan trọng nhất của việc buộc chặt cành ghép với gốc ghép là để:

A. dòng mạch gỗ dễ dàng di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép.

B. cành ghép không bị rơi.

C. nước di chuyển từ gốc ghép lên cành ghép không bị chảy ra ngoài.

D. cả A, B, C.

Lý thuyết Bài 41: Sinh sản vô tính ở thực vật Sách giáo khoa sinh học lớp 11 ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu, có sơ đồ tư duy tóm tắt lý thuyết.

– Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, bảo đảm sự phát triển liên tục của loài.

– Có 2 hình thức sinh sản ở thực vật: Sinh sản vô tính và Sinh sản hữu tính.

– Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản không có sự hợp nhất của giao tử đực và giao tử cái, con cái giống nhau và giống cây mẹ.

– Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình nguyên phân.

a. Sinh sản bào tử

– Là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được phát triển từ bào tử, bào tử lại hình thành trong túi bào tử từ thể bào tử.

– Ví dụ: Rêu, dương xỉ.

Hình 41.1. Sinh sản bào tử

b. Sinh sản sinh dưỡng

– Sinh sản sinh dưỡng là hình thức sinh sản mà cơ thể mới được hình thành từ một bộ phận [thân, lá, rễ] của cơ thể mẹ.

– Các hình thức sinh sản sinh dưỡng:

+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên [thân bò, thân rễ, thân củ, rễ củ, lá…].

+ Sinh sản sinh dưỡng nhân tạo [nhân giống vô tính].

⇒ Nhận xét cơ chế sinh sản vô tính:

Ưu: Con giữ nguyên tính di truyền của mẹ nhờ cơ chế nguyên phân.

Nhược: Con kém thích nghi khi môi trường thay đổi do không có sự tổ hợp các đặc tính di truyền của bố mẹ.

Hình 41.2. Một số hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của thực vật

a. Ghép chồi và ghép cành

– Phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân, cành, chồi [cành ghép] của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác [gốc ghép], sao cho phần vỏ có các mô tương đồng tiếp xúc và ăn khớp với nhau. Chỗ ghép sẽ liền lại và chất dinh dưỡng của gốc ghép sẽ nuôi cành ghép.

– Trong phương pháp ghép chồi, ghép cành, phải cắt bỏ hết lá của cành ghép và phải cột chặt mắt ghép và cành ghép vào gốc ghép để giảm mất nước qua con đường thoát hơi nước nhằm tập trung nước nuôi các tế bào cành ghép, nhất là các tế bào mô phân sinh để đảm bảo sự sống sót và tiếp tục sinh trưởng.

b. Chiết cành và giâm cành

– Giâm [cành, lá, rễ] là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành [mía, dâu tằm, sắn, khoai tây], một đoạn rễ [rau diếp] hay mảnh lá [thu hải đường].

– Chiết cành: chọn cây khỏe, mập, gọt lớp vỏ, bọc đất mùn quanh lớp vỏ bóc hay ghim giữ phần bóc vỏ xuống lớp đất mặt, đợi khi ra rễ cắt rời cành đem trồng.

c. Nuôi cấy tế bào và mô thực vật

– Lấy các tế bào từ các phần khác nhau của cơ thể thực vật [củ, lá, đỉnh sinh trưởng, bao phấn, túi phôi…].

– Nuôi cấy trong môi trường dinh dưỡng thích hợp [in vitro] để tạo cây con.

– Các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng.

– Cơ sở khoa học là tính toàn năng của tế bào.

⇒ Ý nghĩa: Đảm bảo được tính trạng di truyền mong muốn, đạt hiệu quả cao về số lượng và chất lượng cây giống.

a. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống thực vật

– Giúp cho sự tồn tại và phát triển của loài.

b. Vai trò của sinh sản vô tính đối với đời sống con người

– Duy trì được tính trạng tốt phục vụ cho con người

– Nhân nhanh giống cây trồng

– Tạo giống cây sạch bệnh

– Phục chế giống quý đang bị thoái hóa

– Hiệu quả kinh tế cao, giá thành thấp

Câu 1: Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có

A. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử

B. Sinh sản bằng hạt và sinh sản bằng chồi

C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá

D. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Câu 2: Ở thực vật có 2 kiểu sinh sản:

A. sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử.

B. sinh sản phân đôi và nảy chồi.

C. sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

D. sinh sản bằng thân củ và thân rễ.

Câu 3: Sinh sản vô tính là:

A. Tạo ra cây con giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

B. Tạo ra cây con giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

C. Tạo ra cây con giống bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

D. Tạo ra cây con mang những tính trạng giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

Câu 4: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản

A. chỉ cần một cá thể bố hoặc mẹ.

B. không có sự kết hợp giữa giao tử đực và cái.

C. bằng giao tử cái.

D. có sự hợp nhất giữa giao tử đực và cái.

Câu 5: Sinh sản vô tính của thực vật trong tự nhiên gồm

A. Nguyên phân và giảm phân

B. Sinh sản bằng bào tử và sinh sản sinh dưỡng

C. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá

D. Sinh sản tự nhiên và sinh sản nhân tạo

Câu 6: Ở Thực vật có 2 hình thức sinh sản vô tính là:

A. sinh sản bào tử và sinh sản sinh dưỡng.

B. sinh sản bằng hạt và sinh sdản bằng cành

C. sinh sản bằng chồi và sinh sản bằng lá.

D. sinh sản bằng rễ và sinh sản bằng thân củ.

Câu 7: Sinh sản vô tính được đặc trưng bởi

A. Không có quá trình kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

B. Tạo ra nhiều con cháu trong một thế hệ

C. Có quá trình giảm nhiễm

D. Con cháu đa dạng về mặt di truyền

Câu 8: Đặc điểm không thuộc sinh sản vô tính là

A. cơ thể con sinh ra hoàn toàn giống nhau và giống cơ thể mẹ ban đầu

B. tạo ra cá thể mới rất đa dạng về các đặc điểm thích nghi

C. tạo ra số lượng lớn con cháu trong một thời gian ngắn

D. tạo ra các cá thể thích nghi tốt với môi trường sống ổn định

Câu 9: Sinh sản vô tính dựa trên cơ sở của quá trình

A. giảm phân và thụ tinh.

B. giảm phân.

C. nguyên phân.

D. thụ tinh.

Câu 10: Cơ sở của sinh sản vô tính là quá trình

A. giảm phân và thụ tinh.

B. Nguyên phân và thụ tinh.

C. thụ tinh.

D. nguyên phân.

Câu 11: Thực vật có thể sinh sản vô tính bằng các bộ phận sau, ngoại trừ

A. Rễ

B. Thân

C.

D. Hoa

Câu 12: Bộ phận nào của cây không sinh sản vô tính

A. Thân củ

B. Thân rễ

C. Hoa

D.

Câu 13: Sinh sản vô tính không thể tạo thành

A. Thể hợp tử

B. Thể giao tử

C. Thể bào tử

D. Bào tử đơn bội

Câu 14: Sinh sản vô tính không tạo thành

A. cây con

B. giao tử

C. bào tử

D. hợp tử

Câu 15: Sinh sản bào tử là:

A. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

B. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do nguyên phân ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

C. Tạo ra thế hệ mới từ bào tử được phát sinh do giảm phân ở pha giao tử thể của những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và thể giao tử.

D. Tạo ra thế hệ mới từ hợp tử được phát sinh ở những thực vật có xen kẽ thế hệ thể bào tử và giao tử thể.

Câu 16: Đặc điểm của bào tử là:

A. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây đơn bội.

B. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây lưỡng bội.

C. Mang bộ nhiễm sắc thể đơn bội và hình thành cây đơn bội.

D. Mang bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội.

Câu 17: Sinh sản bằng bào tử chỉ gặp ở nhóm thực vật

A. Có sự xen kẽ thế hệ giai đoạn lưỡng bội và đơn bội trong vòng đời

B. Rêu và dương xỉ

C. Cây hạt trần

D. Cây hạt kín

Câu 18: Sinh sản bào tử có ở những ngành thực vật nào?

A. Rêu, hạt trần.

B. Rêu, quyết.

C. Quyết, hạt kín.

D. Quyết, hạt trần.

Câu 19: Đặc điểm nào sau đây không phải là lợi thế của giâm cành hoặc chiết cành

A. Giữ nguyên tính trạng tốt mà con người mong muốn

B. Có tính chống chịu cao

C. Thời gian thu hoạch ngắn

D. Tiết kiệm công chăm bón

Câu 19: Những ưu điểm của cành chiết và cành giâm so với cây trồng từ hạt:

A. Giữ nguyên được tính trạng mà người ta mong muốn.

B. Sớm ra hoa kết quả nên sớm được thu hoạch.

C. Lâu già cỗi.

D. Cả A và B.

Câu 20: Nhóm thực vật sinh sản chủ yếu bằng lá

A. Xà lách, hành, bắp cải

B. Rau muống, đậu xanh, mông tơi

C. Thuốc bỏng, sen đá

D. Mã đề, sen, sung

Câu 21: Cho các ví dụ về sinh sản vô tính ở thực vật như sau

1. Rau má sinh sản bằng thân bò.

2. Rêu sinh sản bằng thân rễ.

3. Cỏ gấu sinh sản bằng thân bò.

4. Khoai tây sinh sản bằng rễ củ.

5. Cây sống đời sinh sản bằng lá.

Có bao nhiêu phương án đúng?

A. 3

B. 2

C. 4

D. 5

Câu 22: Khoai tây sinh sản sinh dưỡng bằng

A. lá.

B. rễ củ.

C. thân củ.

D. thân rễ.

Câu 23: Nhóm thực vật chủ yếu sinh sản tự nhiên bằng thân

A. Lúa mạch, lúa mì, ngô.

B. Củ mì [sắn], rau má, chuối

C. Cam, bưởi, chanh.

D. Khoai lang, đậu phộng, đu đủ

Câu 24: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng hormone sinh trưởng

A. Auxin và GA

B. Auxin và xitokinin

C. Auxin

D. GA và xitokinin

Câu 25: Trong kỹ thuật giâm cành để có kết quả tốt người ta thường dùng

A. hormone kích thích sinh trưởng

B. chất ức chế sinh trưởng

C. Dung dịch dưỡng chất

D. Bón thêm phân vào chỗ vừa giâm

Câu 26: Sự tạo cơ thể mới từ rễ, thân hoặc lá được gọi chính xác là

A. Quá trình sinh sản

B. Sinh sản sinh dưỡng

C. Sinh sản vô tính

D. Sinh sản hữu tính

Câu 27: Sinh sản sinh dưỡng là:

A. Tạo ra cây mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng ở cây.

B. Tạo ra cây mới chỉ từ rễ của cây.

C. Tạo ra cây mới chỉ từ một phần thân của cây.

D. Tạo ra cây mới chỉ từ lá của cây.

Câu 28: Giâm cành có lợi hơn so với chiết cành ở chỗ

A. Cây con sinh trưởng phát triển nhanh hơn

B. Tiết kiệm giống và ít bị bệnh

C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ

D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ

Câu 29: Chiết cành có lợi hơn so với giâm cành ở chỗ

A. Áp dụng được với nhiều cây ăn quả, tỷ lệ cây con sống cao

B. Số lượng cây con tạo ra nhiều hơn

C. Không làm ảnh hưởng tới năng suất của cây mẹ

D. Cây con có đặc tính khác với cây mẹ

Câu 30: Cần phải cắt bỏ hết lá ở cành ghép là vì:

A. Để tránh gió, mưa làm lay cành ghép.

B. Để tập trung nước nuôi các cành ghép.

C. Để tiết kiệm nguồn chất dinh dưỡng cung cấp cho lá.

D. Cả B và C

Ở trên là nội dung Bài 41: Sinh Sản Vô Tính Ở Thực Vật thuộc Chương IV: Sinh Sản môn Sinh Học Lớp 11. Trong bài học này, các bạn sẽ được tìm hiểu: khái niệm chung về sinh sản, sinh sản vô tính, các hình thức sinh sản vô tính ở thực vật. Giúp các bạn nhận biết các dạng sinh sản vô tính thường gặp trong tự nhiên. Chúc các bạn học tốt Sinh Học Lớp 11.

Bài Tập Liên Quan:

Video liên quan

Chủ Đề