Huy chương và huân chương khác nhau như thế nào năm 2024

Huy chương và huân chương đều được dùng để tôn vinh những người đã có những đóng góp trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hay các hoạt động tổ chức, cá nhân, cuộc thi khác. Là biểu tượng trang trọng thể hiện niềm tự hào, vinh dự của người được nhận nhưng giữa huân chương và huy chương có sự khác nhau rõ rệt. Cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

I. Huân chương là gì?

Hiểu theo nghĩa gốc thì huân có nghĩa là công lao, chương có nghĩa là dấu hiệu. Theo Luật Thi đua – Khen thưởng quy định: “Huân chương để tặng hoặc truy tặng cho cá nhân, tặng cho tập thể có công trạng, lập được thành tích thường xuyên hoặc đột xuất, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thẩm quyền tặng, truy tặng huân chương do Chủ tịch nước quyết định.”

Mẫu huân chương

Theo đó, huân chương sẽ được trao tùy theo các cá nhân, tập thể theo từng thời kỳ, thành tích, lĩnh vực, xét theo những tiêu chuẩn khác nhau. Khi trao tặng, huân chương sẽ được cài lên áo người được nhận.

Cấu tạo huân chương gồm: cuống huân chương hình chữ nhật, cao 14mm, dài 28mm. Dải huân chương có hình ngũ giác, làm bằng chất liệu vải. Thân huân chương có đường kính từ 40mm – 50mm, thường có hay kết hợp các hình như hình tròn, hình ngôi sao, ngũ giác chạm khắc biểu tượng đại diện nội dung, lĩnh vực, danh hiệu được khen thưởng. Để phân loại, hạng huân chương thì sẽ dùng màu sắc, số sao, số vạch trên dải và cuống huân chương.

Theo Luật Thi đua – Khen thưởng thì Huân chương có tổng cộng 10 loại, trong đó có 5 loại chia hạng và 5 loại không chia hạng. Loại huân chương có chia hạng sẽ chia làm 3 hạng [nhất, nhì, ba] bằng số sao gắn trên cuống huân chương, trên dải huân chương.

II. Huy chương là gì?

Luật thi đua – khen thưởng quy định: “Huy chương để tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội Nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an Nhân dân Việt Nam và người nước ngoài đã có thời gian cống hiến, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Thẩm quyền tặng huy chương do Thủ tướng Chính phủ quyết định.”

Huy chương mẫu

Trước thời điểm ban hành Luật thi đua – khen thưởng [26.11.2003] thì huy chương là vật phẩm đặc biệt dùng để ghi nhận, vinh danh và tặng cho tập thể, tặng hoặc truy tặng cho cá nhân [kể cả người nước ngoài] có thành tích và công lao phù hợp với những tiêu chuẩn khen thưởng được quy định theo từng lĩnh vực và từng thời gian cụ thể.

Cấu tạo huy chương gồm có dải huy chương và thân huy chương. Thân huy chương thường có hình tròn hình bầu dục, hình ngôi sao chạm khắc, trang trí tinh xảo hình tượng được chế tạo từ kim loại. Dải huy chương dài làm từ vải tạo thành hình vòng, có nhiều màu khác nhau. Tương tự huân chương, hình thức các loại, hạng huy chương cũng sẽ được phân biệt bằng màu sắc, số vạch trên dải, chất liệu kim loại [vàng, bạc, đồng] và cuống huy chương.

1. Về đối tượng

Huân chương dùng để tặng cho cá nhân có công trạng, đã lập thành tích tốt hoặc có quá trình cống hiện trong cơ quan, tổ chức hoặc tặng cho tập thể có nhiều thành tích. Hay nói cách khác, huân chương là vật phẩm để nhà nước dành tặng cho cá nhân/tập thể để ghi nhận công lao.

Huy chương thì chủ yếu dành tặng cho những người trong lực lượng quân đội và công an, bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân có thời gian cống hiến, đóng góp và người nước ngoài có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam.

2. Người trao tặng

Huân chương: Chủ tịch nước

Huy chương: Thủ tướng chính phủ

3. Cấu tạo

Huân chương có chiều dài khoảng 120mm, là vật cài áo nhỏ. Khi trao tặng huân chương, chủ tịch nước sẽ cài vào ngực áo người được nhận.

Huy chương to hơn, thường thấy là một dây đeo dài gắn với mặt huy chương to hình tròn.

4. Phân loại

Huân chương được chia thành 10 loại, bao gồm:

Có 10 loại huân chương gồm:

  • “Huân chương Sao vàng”;
  • “Huân chương Hồ Chí Minh”;
  • “Huân chương Độc lập” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
  • “Huân chương Quân công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
  • “Huân chương Lao động” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
  • “Huân chương Bảo vệ Tổ quốc” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
  • “Huân chương Chiến công” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
  • “Huân chương Đại đoàn kết dân tộc”;
  • “Huân chương Dũng cảm”;
  • “Huân chương Hữu nghị”

Còn huy chương được chia làm 4 loại, gồm:

  • “Huy chương Quân kỳ quyết thắng”;
  • “Huy chương Vì an ninh Tổ quốc”;
  • “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” hạng nhất, hạng nhì, hạng ba;
  • “Huy chương Hữu nghị”.

5. Xếp loại và điều kiện trao tặng

Theo Luật thi đua – khen thưởng thì điều kiện trao tặng Huân chương:

  • Thứ nhất là “Huân chương Sao vàng” dùng để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Hồ Chí Minh” và 25 năm tiếp theo liên tục lập được thành tích đặc biệt xuất sắc; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
  • Thứ hai là Huân chương “Hồ Chí Minh” để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhất hoặc “Huân chương Quân công” hạng nhất và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh.
  • Huân chương cao quý thứ ba là “Huân chương Độc lập” hạng nhất để tặng cho tập thể đã được tặng thưởng “Huân chương Độc lập” hạng nhì và 10 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; nội bộ đoàn kết, tổ chức Đảng, đoàn thể trong

6. Điều kiện trao tặng huy chương:

  • Thứ nhất là Huy chương Quân kỳ quyết thắng” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, có quá trình cống hiến liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Thứ hai, Huy chương Vì an ninh Tổ quốc” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có quá trình cống hiến liên tục từ 25 năm trở lên, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
  • Thứ ba, “Huy chương Chiến sĩ vẻ vang” để tặng hoặc truy tặng cho sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân quốc phòng làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công chức, viên chức, công nhân làm việc trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân, có thành tích, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần vào sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân.
  • Hạng nhất: có quá trình cống hiến liên tục từ 20 năm trở lên;
  • Hạng nhì: có quá trình cống hiến liên tục từ 15 năm đến dưới 20 năm;
  • Hạng ba: có quá trình cống hiến liên tục từ 10 năm đến dưới 15 năm.
  • Thứ tư, Huân chương Hữu nghị” để tặng hoặc truy tặng cho người nước ngoài, tặng cho tập thể người nước ngoài có những đóng góp to lớn trong xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.

Trên đây là bài viết về sự khác nhau giữa huân chương và huy chương. Mặc dù mục đích sử dụng, tên gọi gần giống nhau nhưng cách trao tặng, cấu tạo cũng như đối tượng được tặng có sự phân biệt rõ rệt. Hi vọng những thông tin trong bài đã giúp bạn hiểu thêm về 2 vật phẩm đặc biệt này cũng như hãy sống, làm việc theo quy định của pháp luật.

Câu hỏi: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về huân chương và huy chương?

  • A Huân chương là nhà nước Việt Nam sao, huy chương là tập thể trao tặng. Wrong
  • B Huân chương có kích thước to hơn huy chương, dùng để đeo vào áo. Wrong C Huân chương có 10 loại, huy chương có 4 loại. Cả 2 đều là vật phẩm đặc biệt dùng để tôn vinh, ghi nhận cá nhân và tập thể vì những thành tích, đóng góp của mình.

Chủ Đề