Khách hàng thanh toán tiền hàng bằng chuyển khoản năm 2024

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền của doanh nghiệp đã nộp vào Ngân hàng, Kho bạc Nhà nước, đã gửi bưu điện để chuyển cho Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có, đã trả cho doanh nghiệp khác hay đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản tại Ngân hàng để trả cho doanh nghiệp khác nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ hay bản sao kê của Ngân hàng.

Tiền đang chuyển gồm tiền Việt Nam và ngoại tệ đang chuyển trong các trường hợp sau:

- Thu tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng;

- Chuyển tiền qua bưu điện để trả cho doanh nghiệp khác;

- Thu tiền bán hàng chuyển thẳng vào Kho bạc để nộp thuế [giao tiền tay ba giữa doanh nghiệp với người mua hàng và Kho bạc Nhà nước].

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 113 - Tiền đang chuyển

Bên Nợ:

- Các khoản tiền mặt hoặc séc bằng tiền Việt Nam, ngoại tệ đã nộp vào Ngân hàng hoặc đã gửi bưu điện để chuyển vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo.

Bên Có:

- Số tiền kết chuyển vào tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, hoặc tài khooản có liên quan;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển tại thời điểm báo cáo.

Số dư bên Nợ:

- Các khoản tiền còn đang chuyển tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển, có 2 tài khoản cấp 2

- Tài khoản 1131 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền Việt Nam đang chuyển.

- Tài khoản 1132 - Ngoại tệ: Phản ánh số ngoại tệ đang chuyển.

Phương pháp kế toán một số giao dịch kinh tế chủ yếu

1. Thu tiền bán hàng, tiền nợ của khách hàng hoặc các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt hoặc séc nộp thẳng vào Ngân hàng [không qua quỹ] nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển [, ]

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng [thu nợ của khách hàng]

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính

Có TK 711 - Thu nhập khác

Có TK - Thuế GTGT phải nộp [] [nếu có].

2. Xuất quỹ tiền mặt gửi vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển [, ]

Có TK 111 - Tiền mặt [, ].

3. Làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ở Ngân hàng để trả cho chủ nợ nhưng chưa nhận được giấy báo Nợ của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển [, ]

Có TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng [, ].

4. Khách hàng trả trước tiền mua hàng bằng séc, doanh nghiệp đã nộp séc vào Ngân hàng nhưng chưa nhận được giấy báo Có của Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 113 - Tiền đang chuyển [, ]

Có TK 131 - Phải thu của khách hàng.

5. Ngân hàng báo Có các khoản tiền đang chuyển đã vào tài khoản tiền gửi của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng [, ]

Có TK 113 - Tiền đang chuyển [, ].

6. Ngân hàng báo Nợ các khoản tiền đang chuyển đã chuyển cho người bán, người cung cấp dịch vụ, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 113 - Tiền đang chuyển [, ].

7. Việc đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền đang chuyển được thực hiện tương tự phương pháp kế toán đánh giá lại số dư ngoại tệ là tiền mặt [xem tài khoản 111].

Câu hỏi, mình sẽ hạch toán khoản $5 và $2 kia thế nào? Thao tác trên Odoo/ERPOnline như nào để chuyển trạng thái hóa đơn về paid.

3 Trả lời

Hi bạn Captcha,

Về hạch toán kế toán bạn sẽ cần các bút toán như sau:

  • Bút toán 1, khi bạn xuất hóa đơn cho khách hàng: Nợ 131: $1250 Có 511: $1250
  • Bút toán 2, khi bạn nhận được khoản thanh toán của khách hàng: Nợ 811: $5 Nợ 112: $1245 Có 131 $1250
  • Bút toán 3, khi ngân hàng trừ $2 chi phí giao dịch gì đó của bạn: Nợ 642: $2 Có 112: $2

Tất nhiên khi hạch toán vào hệ thống tài khoản kế toán bạn sẽ cần quy đổi sang VND. Và sau đây sẽ là các bước thực hiện trong Odoo/ERPOnline để có được các bút toán như trên.

  1. Xác nhận hóa đơn khách hàng để xuất hiện bút toán 1, nếu bạn đã xác nhận rồi thì có thể bỏ qua bước này.
  2. Truy cập vào menu Kế toán > Khách hàng > Khách hàng thanh toán và tạo một bản ghi với thông tin như hình đính kèm 3 và lưu ý các ô đánh dấu đỏ. Việc làm này có nghĩa là bạn ghi nhận một khoản thanh toán $1245 và tích vào ô đối soát hoàn toàn để cho phần mềm biết rằng khách hàng thiếu của mình $5 và mình chấp nhận việc này. Trường "Thanh toán chênh lệch" bạn chọn "Đối soát số dư", khi đó phần mềm sẽ xuất hiện trường "Tài khoản đối ứng" và bạn sẽ nhập tài khoản 811 [Chi phí khác vào đó], như vậy số tiền $5 bạn sẽ coi là một khoản chi phí. Lưu ý thiết lập tỷ giá ngoại tệ cho khoản thanh toán này [Hình đính kèm 3].
  3. Lưu lại và nhấp chuột vào nút Xác nhận ở góc trên cùng bên tay trái của form. Lúc này, nếu bạn chuyển sang tab "Phát sinh" bạn sẽ thấy bút toán thứ 2, tất nhiên số tiền lúc này đã được quy đổi theo tỷ giá mà bạn thiết lập ở bước 1. Xem hình đính kèm 4.
  4. Truy cập vào menu Kế toán > Bút toán sổ nhật ký > Bút toán sổ nhật ký và tạo bút toán thứ 3 như hình đính kèm 5 sau đó thực hiện việc vào sổ cho bút toán này.

Trong quá trình thao tác, nếu bạn gặp vướng mắc gì chúng ta có thể thảo luận tiếp ở đây. Lưu ý, số liệu trong các hình ảnh đính kèm được thực hiện với tỷ giá $1 = 20.000 đ.

Ngoài ra, trước khi thực hiện theo hướng dẫn trên, bạn cần:

  • Kiểm tra lại các cấu hình liên quan đến tiền tệ như là: tỷ giá USD tại ngày xuất hóa đơn, ngày mà bạn nhận được khoản thanh toán của khách hàng và chắc chắn rằng tỷ giá của VND = 1 [hoặc là đồng tiền Base của công ty].
  • Kiểm tra cấu hình tài khoản lãi và lỗ ngoại tệ bằng cách truy cập vào menu Thiết lập > Cấu hình > Kế toán và tích vào ô "Cho phép đa tiền tệ". Xem hình đính kèm 1.
  • Thiết lập tiền tệ cho sổ nhật ký ngân hàng mà bạn sẽ thực hiện giao dịch với khách hàng. Xem hình đính kèm 2.

Cảm ơn vì câu hỏi rất hay của bạn!

Đối với các khoản ngoại tệ, cuối năm kế toán làm nghiệp vụ đánh giá chênh lệch tỷ giá [vì bạn xuất hoá đơn theo tỷ giá của NHNN, nhưng khi bạn bán ngoại tệ lại theo tỷ giá của ngân hàng bạn bán và thời điểm bán nên có sự chênh lệch. Có thể thấp hay cao hơn tỷ giá trên hoá đơn.]. Tuy nhiên với $2 tiền phí ngân hàng ACb, bạn có thể hạch toán ngay trong tháng theo tỉ giá tháng đó khi nhận được sổ phụ ngân hàng. Và tính theo tỷ giá tại ngày trừ phí.

Cám ơn bạn đã trợ giúp. Mình đã giải quyết xong. Tuy nhiên, khoản $2 kia có lẽ để xử lý mỗi lần nhận sao kê từ ngân hàng sẽ tiện hơn là xử ngay???

Khách hàng thanh toán nợ là tài khoản gì?

Hệ thống tài khoản - 131. Phải thu của khách hàng. a] Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản nợ phải thu và tình hình thanh toán các khoản nợ phải thu của doanh nghiệp với khách hàng về tiền bán sản phẩm, hàng hóa, BĐS đầu tư, TSCĐ, các khoản đầu tư tài chính, cung cấp dịch vụ.

Chuyển khoản là nghiệp vụ gì?

Chuyển khoản là việc chuyển một số tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác bằng nghiệp vụ kế toán để thanh toán tiền bán hàng hoá, dịch vụ giữa các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có tài khoản tại ngân hàng.

Tiền ứng trước của khách hàng là gì?

Khách hàng ứng trước: là số tiền doanh nghiệp nhận trước cho số hàng hóa dịch vụ sẽ bán trong tương lai. Khi đơn vị nhận số tiền này thì hàng hóa dịch vụ chưa chuyển giao quyền sở hữu cho người mua, dịch vụ chưa hoàn thành chuyển giao nên chưa được ghi nhận doanh thu.

Kế toán ngân hàng cần làm những gì?

Kế toán ngân hàng [bank accountant] là người thực hiện việc xử lý, ghi chép, tổng hợp và phân tích các nghiệp vụ kế toán, tài chính cũng như cung cấp các thông tin cần thiết cho hoạt động tiền tệ của ngân hàng. Nhờ vào các hoạt động này mà ban lãnh đạo sẽ có cơ sở quyết định cho các hoạt động quản lý kinh doanh.

Chủ Đề