Hướng dẫn vẽ kỹ thuật cơ khí năm 2024

Vẽ kỹ thuật Cơ khí là một trong những kiến thức quan trọng nhất mà bất cứ sinh viên cơ khí nào cũng cần phải có trước khi ra trường. Hãy thử tưởng tượng, bạn đang cầm một tấm bằng kỹ sư cơ khí trên tay và đang bước vào phong tuyển dụng nhân sự để tham gia một cuộc phỏng vấn.

Đề tài đưa ra là bạn hãy vẽ lại vật thể cho trước có đầy đủ 3 hình chiếu, hình cắt, hình trích và các ký hiệu độ nhám dung sai…trong khi bạn không có tí kiến thức gì về cái này thì bạn sẽ ra sao?

Kết quả tôi tin là bạn cũng hiểu được rồi, vì vậy nếu như hiện tại khi nghe nói đến các chủ đề trên mà bạn vẫn còn đang rất mơ hồ về nó thì tôi thật sự khuyên bạn hãy bắt đầu học lại kiến thức VẼ KỸ THUẬT CƠ KHÍ ngay bây giờ đi.

Để làm chủ kiến thức vẽ kỹ thuật cơ khí thì không phải một sớm một chiều là bạn có thể học được, mà nó cần đến một quá trình học tập bài bản và rèn luyện liên tục để nâng cao tư duy và cả kiến thức nữa. Cho nên, ngay bây giờ là thời điểm tốt nhất để bạn học kiến thức này.

Vì sao khóa học vẽ kỹ thuật cơ khí này ra đời?

Kiến thức Vẽ kỹ thuật là kiến thức quan trọng nhất đối với sinh viên cũng như kỹ sư có khí. Nếu bạn không làm chủ được kiến thức này thì bạn sẽ rất khó làm việc với bản vẽ sau khi ra trường.

Bạn cũng không thể nào thiết kế được bản vẽ, cũng như đọc hiểu bản vẽ. Rất khó xin được việc sau khi ra trường

Thực trạng hiện tại đang có khá nhiều bạn sinh viên chưa làm chủ được kiến thức vẽ kỹ thuật cơ khí, các bạn chưa hiểu hết những tiêu chuẩn cần có để trình bày và thiết kế một bản vẽ chuyên nghiệp. Các bạn cũng chưa được đào tạo kỹ kiến thức vẽ kỹ thuật cơ khí ở trường. Do đó, hầu kết các bạn sinh viên ra trường đa phần yếu kỹ năng này.

Chính vì lý do này, nên VADUNI quyết định dành thời gian để biên tập và cho ra mắt khóa học Vẽ kỹ thuật cơ khí, với mục đích giúp cho các bạn sinh viên làm chủ được kiến thức vẽ kỹ thuật cơ khí trước khi ra trường.

Vậy khóa học vẽ kỹ thuật cơ khí này dành cho ai?

Khóa học này dành cho những bạn sinh viên năm 2, năm 3 hoặc 4 học chuyên ngành cơ khí. Khi các bạn đang còn rất nhiều thời gian ở trên giảng đường, cũng như khi các bạ đã bắt đầu bước vào học những môn chuyên ngành cơ khí. Đây là thời điểm thích hợp nhất cho các bạn học môn học này.

Ngoài ra những bạn là sinh viên cơ khí đã ra trường muốn ôn lại kiến thức vẽ kỹ thuật cơ khí của mình để áp dụng vào trong công việc.

Bạn sẽ học được gì sau khóa học?

  1. Hiểu được các tiêu chuẩn trong bản vẽ kỹ thuật cơ khí
  2. Hiểu được cách thể hiện bản vẽ theo các phương pháp chiếu hình.
  3. Hiểu được trong bản vẽ cơ khí có những ký hiệu nào.
  4. Biết được cấu tạo, chức năng và ứng dụng của các mối ghép thường dùng trong cơ khí.
  5. Biết cách vẽ Bu long – đai ốc đúng tiêu chuẩn.
  6. Biết cách vẽ bộ truyền bánh răng đúng tiêu chuẩn.
  7. Biết cách vẽ bộ truyền trục vít bánh vít đúng tiêu chuẩn.
  8. Biết cách vẽ bộ truyền đai – xích đúng tiêu chuẩn.
  9. Biết cách bóc tách một bản vẽ chi tiết từ bản vẽ lắp.

Với những bài học được thiết kế chi tiết dể hiểu, cùng với sự hỗ trợ trực tiếp từ người hướng dẫn qua kênh ZALO sẽ giúp bạn không còn lo lắng về việc học của mình nữa. Việc học của bạn sẽ trở nên dể dàng hơn rất nhiều với sự hướng dẫn chi tiết từ đội ngũ của VADUNI.

Hãy đăng ký khóa học vẽ kỹ thuật cơ khí ngay bây giờ để nhận được những ưu đãi mới nhất từ VADUNI bạn nha.

Cuốn Vẽ kỹ thuật cơ khí đầu tiên của tác giả Trần Hữu Quế do Nhà xuất bản Đại học và Trung học chuyên nghiệp ấn hành năm 1970, sau đó sách được sửa chữa bổ sung tái bản trong nhiều năm tiếp theo.

Đến năm 1990, thực hiện chủ trương cải cách đào tạo đại học, cuốn Vẽ kỹ thuật cơ khí được các tác giả Trần Hữu Quế [chủ biên], Đặng Văn Cứ và Nguyễn Văn Tuấn biên soạn lại theo chương trình môn Vẽ kỹ thuật của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành và theo các Tiêu chuẩn Việt Nam về "Hệ thống tài liệu thiết kế" đã được Hội đồng bộ môn Hình học họa hình và Vẽ kỹ thuật thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo thông qua dùng làm tài liệu giảng dạy trong các trường đại học.

Sách gồm 12 chương, chia làm hai tập, cùng với hai tập bài tập của các tác giả Trần Hữu Quế và Nguyễn Văn Tuấn làm thành bộ sách Vẽ kỹ thuật cơ khí, Nhà xuất bản Giáo dục xuất bản năm 1991 và sách được tiếp tục sửa chữa, bổ sung tái bản nhiều lần vào các năm sau.

Đến nay, trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế thế giới, cuộc cách mạng khoa học công nghệ có những bước tiến nhảy vọt, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đổi mới giáo dục diễn ra trên phạm vi toàn thế giới. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nền giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng phải đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng đào tạo nhằm cung cấp nguồn nhân lực có trình độ cao và đào tạo nhân tài cho nền kinh tế xã hội.

Chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy đang dần dần được chuẩn hóa, hiện đại hóa, đồng thời thích ứng với thực tế sản xuất. Năm 2003 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chương trình khung cho các ngành đào tạo.

Cuốn Vẽ kỹ thuật cơ khí lần này được biên soạn lại theo chương trình khung đó và theo các Tiêu chuẩn Việt Nam đã được soát xét chuyển đổi từ các Tiêu chuẩn Quốc tế. Các nội dung về "Lập bản vẽ bằng máy tính điện tử" được tích hợp với các nội dung của Vẽ kỹ thuật truyền thống.

Ngoài phần mở đầu và phụ lục ra, cuốn sách gồm 16 chương, chia thành hai tập.

Tập một gồm chín chương:

1 - Dụng cụ vẽ và cách sử dụng.

2 - Vẽ kỹ thuật trợ giúp bằng máy tính điện tử.

3 - Tiêu chuẩn về trình bày bản vẽ kỹ thuật.

4 - Vẽ hình học

5 - Biểu diễn vật thể.

6 - Biểu diễn đối tượng trong CADD.

7 - Hình chiếu trục đo và hình chiếu phối cảnh.

8 - Xây dựng hình biểu diễn nổi và tạo hình ảnh thực.

9 - Biểu diễn ren và chi tiết ghép.

Tập hai gồm bảy chương:

10 - Vẽ quy ước bánh răng và lò xo.

11 - Dung sai và nhám bề mặt.

12- Bản vẽ chi tiết .

13 - Bản vẽ lắp.

14 - Bản vẽ khai triển,hàn và kết cấu kim loại.

15 - Sơ đồ và bản vẽ điện tử.

16 - Bản vẽ xây dựng.

Tham gia biên soạn có tác giả:

- PGS.TS. Đặng Văn Cứ viết các chương 2, chương 6, chương 8, mục 5.6 thuộc chương 5 và mục 13.8 chương 13.

- GVC. Nguyễn Văn Tuấn viết mục 6.5, 6.6, 7.8, 7.9, 9.5, 10.10, 11.4, 13.9, 15.5, 15.6 và 16.5.

- PGS. Trần Hữu Quế, chủ biển, viết các chương và các phần còn lại của tập một và tập hai. Cuốn Vẽ kỹ thuật cơ khi này dùng làm tài liệu học tập cho sinh viên đại học kỹ thuật và công nghệ. Nó cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các kỹ sư, các nhân viên kỹ thuật...

Các giảng viên và sinh viên có thể lựa chọn nội dung trong các chương mục của cuốn sách phù hợp với chương trình vẽ kỹ thuật quy định cho từng ngành học.

Trong quá trình biên soạn, các tác giả đã được sự giúp đỡ tận tình của Ban biên tập sách Đại học - Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục và sự khích lệ của đồng nghiệp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn.

Mặc dù các tác giả đã rất cố gắng, song vì thời gian và trình độ hạn chế, khó tránh khỏi những sai sót. Chủng tôi thành thật mong nhận được nhiều ý kiến của bạn đọc để lần xuất bản sau, sách được sửa chữa tốt hơn.

Thư góp ý xin gửi về theo địa chỉ: Công ty cổ phần sách Đại học – Dạy nghề, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam – 25 Hàn Thuyên – Hà Nội.

Chủ Đề