Hướng dẫn sử dụng máy toàn đạc topcon gts 250 năm 2024

Máy toàn đạc điện tử [Total Station] phổ thông dùng trong công tác trắc địa, trắc đạc xây dựng, đáp ứng tốt tất cả các yêu cầu của công việc trắc địa [ đo khảo sát, đo giao hội, cắm mốc ra thực địa, khoảng cách 2 điểm mia, đo chiều cao không với tới …]. Với thao tác và cách sử dụng đơn giản, máy toàn đạc điện tử GTS 250 Series - Topcon sẽ giúp công việc hoàn thành nhanh chóng và đạt được độ chính xác cao.

Topcon GTS 250 là máy toàn đạc điện tử đáp ứng nhiều nhu cầu đo đạc từ đơn giản đến phức tạp, phù hợp với nhiều loại công trình khác nhau. Topcon GTS 250 có chương trình ứng dụng cho cả đo khảo sát và đo dân dụng, được sử dụng cho nhiều điều kiện công việc.

Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 250 được sản xuất theo tiêu chuẩn của máy toàn đạc Topcon Nhật Bản, nên máy có độ bền rất cao, có chất lượng lăng kính sắc nét, hệ thống bo mạch cũng được tối ưu tốt, các hệ thống zoăng chống ẩm và chống bụi của Topcon GTS 250 được thiết kế đáp ứng tiêu chuẩn đo lường ở nhiều điều kiện môi trường.

  • Giao diện đơn giản, thân thiện và dễ dùng.
  • Bàn phím chữ và số dễ dàng thao tác và nhập dữ liệu, tọa độ và tên điểm.
  • Các chức năng chuyển điểm, giao hội, đo diện tích, đo khoảng cách gián tiếp…

1.1. Máy toàn đạc Topcon GTS 250 cho phép đo chính xác

Máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 250 có hệ thống ống kính sáng, độ phóng đại lên đến 30X, kết hợp với hệ thống bù nghiêng cho kết quả phép đo chính xác và độ ổn định cao.

  • Bộ nhớ máy lớn với số lượng điểm đo lên đến 24.000 điểm.
  • Độ chính xác đo góc: 3″
  • Màn hình đồ hoạ sáng rõ

1.2. Cấu trúc bền chắc, gọn nhẹ và tiện dụng

Các chương trình đo của máy toàn đạc điện tử Topcon GTS 250 hỗ trợ trong công tác thi công các công trình rất hiệu quả và được đặt ngay ở các phím tắt trên màn hình nên thao tác máy rất tiện lợi và dễ sử dụng, hộp máy cũng được thiết kế nhỏ gọn thuận tiện cho việc bảo quản và vận chuyển

Máy toàn đạc này được thiết kế gọn nhẹ; chỉ 4,9kg nên có thể tiện lợi trong lúc di chuyển. Ngoài ra, thiết bị đáp ứng tiêu chuẩn IP66, cho khả năng làm việc tốt ở trong nhiều điều kiện môi trường phức tạp như khói bụi, nước.

1.4. Topcon GTS 250 đa dạng chức năng đo

Topcon GTS 250 có phần mềm về đường đã được cài đặt. Chức năng này sẽ tự động tính những đường cong, đường chân ốc, đường phức tạp chỉ bằng cách định nghĩa điểm đầu và điểm cuối. Thiết bị này có phần mềm ứng dụng hỗ trợ cho việc thu thập dữ liệu.

Các chương trình đo đạc, khảo sát: Đo chi tiết, khoảng cách 2 điểm mia, đo giao hội nghịch, đo tham chiếu, chuyển điểm thiết kế, đo cao không với tới, đo khoảng cách gián tiếp, đo tính diện tích, đo điểm khuất….

Máy toàn đạc điện tử đang được các kỹ sư ngành trắc địa sử dụng ngày càng nhiều để đáp ứng được nhiệm vụ khảo sát, đo đạc yêu cầu tính chính xác cao. Tuy nhiên, không phải ai cũng thuần thục cách sử dụng các dòng mày này. Hôm nay, Công ty Cổ Phần Phát Triển Công Nghê Trắc Địa Việt Nam sẽ hướng dẫn nhanh các bạn cách sử dụng máy toàn đạc điện tử TOPCON, áp dụng cho các dòng máy

  • Máy toàn đạc điện tử các Topcon GTS230
  • Máy toàn đạc điện tử các Topcon GTS235
  • Máy toàn đạc điện tử các Topcon GTS255

Đầu tiên, bạn làm quen và học thuộc phím bấm:

Sau khi đã sơ qua được các phím bấm, bạn bắt đầu làm quen với 8 chức năng cơ bản cho người mới bắt đầu:

I. Đo kiểm tra [ Không lưu] Máy Toàn Đạc Topcon GTS 230/235/255

Trong cách dùng máy TOPCON GTS-230/235/255, chức năng đầu tiên là đo kiểm tra máy [ không lưu dữ liệu sau khi đo], với những chức năng cơ bản sau

1. Đo góc nhấn phím [ANG]

Khi máy khởi động, màn hình sẽ luôn ở chế độ chỉ đo góc. Nếu đang ở chế độ khác, bạn muốn quay trở lại chế độ này thì ấn ANG V: Góc đứng HR: Góc ngang

Chức năng các phím ở chế độ đo góc

Trang 1: [ Màn hình hiện P1]

  • [F1] – OSET: Đưa góc bằng ban đầu về 0º0′0′ [ Chấp nhận F3-YES]
  • [F2] – HOLD: Phím giữ góc ngang [ Khi quay máy góc ngang không đổi]
  • [F3] – HSET: Cài đặt góc ngang theo phương thức nhập trực tiếp
  • [F4] – Phím sang trang 2 của chức năng ANG

Trang 2 [P2]

  • [F1] – TILT: Tắt – mở cân bằng tự động của máy. Ở chế độ mở nếu máy nghiêng, máy sẽ không làm việc
  • [R2] – REP: Đo góc lặp
  • [F3] V%: Độ dốc – dùng để bố trí và kiểm tra độ dốc
  • [F4] Phím sang trang 3 của chức năng ANG

Trang 3 [P3]

  • [F1] – HBZ: Bật/tắt tiếng kêu bíp khi góc bằng quay dần đến 1/4 cung tròn
  • [F2] – R/L: Góc bằng tăng thuận hoặc nghịch chiều kim đồng hồ
  • [F3] – CMPS: Đưa góc đứng 0º ở thiên đỉnh hoặc vị trí nằm ngang

2. Đo góc cạnh

2.1 Đo góc bằng, cạnh bằng và chênh cao

  • HR: Góc bằng
  • HD: Khoảng cách ngang
  • VD: Chênh cao

Chức năng các phím

Trang 1 [P1]

  • [F1] – MEAS: Bắt đầu đo
  • [F2] – MODE: Các lựa chọn chế độ đo khoảng cách
    • [F1] – Fine: Đo chính xác
    • [F2] – Track: Đo nhanh
    • [F3] – Coarse: Đo thô
  • [F3] – SA: Cài đặt hằng số gương, PPm, Áp suất, Nhiệt độ
  • [F4] – Sang trang 2

Trang 2 [P2]

  • [F1] – OFSET: Chức năng này ứng dụng khi không thể đặt gương trực tiếp
    • [F1] – ANG OFFSET: Offset góc
    • [F2] – DIST OFFSET: Offset chiều dài
    • [F3] – PLANE OFFSET: Offset mặt phẳng
  • [F2] – S.O: Bố trí điểm bằng khoảng cách ngang, chênh cao, khoảng cách nghiên
    • [F1] – HD: Bố trí theo khoảng cách ngang
    • [F2] – VD: Bố trí theo chênh cao
    • [F3] – SD: Bố trí theo khoảng cách nghiêng
  • [F3] m/f/I: chuyển đổi đơn vị đo

2.2 Đo góc đứng, góc bằng, cạnh nghiêng – Ấn phím đo khoảng cách – chênh cao [ANG] 2 lần

  • V: Góc đứng
  • HR: Góc bằng
  • SD: Khoảng cách nghiêng

2.3. Đo tọa độ [ Ấn phím đo tọa độ]

  • N: Tọa độ theo phương X
  • E: Tọa độ theo phương Y
  • Z: Cao độ

Chức năng các phím ở từng trang

Trang 1:

  • [F1] – MEAS: Bắt đầu đo
  • [F2] – MODE: Các lựa chọn chế độ đo
  • [F3] – S/A: Cài đặt hằng số gương, nhiệt độ, áp suất

![Đo tọa độ [ Topcon GTS-230/235/255] - trang 2 ][////i0.wp.com/rtkvn.vn/wp-content/uploads/2020/06/do-toa-do-trang-2.jpg]

Trang 2:

[F1] – R. HT: Nhập chiều cao gương

[F2] – INSHT: Nhập chiều cao máy

[F3] – OCC: Nhập tọa độ trạm máy

Trang 3:

[F1] – OFSET: Các chức năng đo OFSET

[F3] – m/f/i: Chuyển đổi đơn vị đo

Để hiểu rõ hơn cách dùng máy Topcon GTS-230/235/255, các bạn bỏ chút thời gian nghiên cứu trình đơn phím MENU của các máy này, sẽ dễ dàng cho việc hiểu rõ các chức năng tiếp theo.

1. Màn hình trang 1 [P1]

Màn hình 1

[F1] – Data collection: Đo và lưu lại trong máy

[F2] – Layout: Bố trí điểm

[F3] – Memory IGR: Quản lý bộ nhớ

Màn hình 2

  • [F1] – Programs: Các chương trình đo ứng dụng
  • [F2] – Grid Factor: Tỷ lệ lưới chiếu
  • [F3] – Illumination: Bật/tắt chiếu sáng màn

Trang 3

[F1] – Parameters: Điều chỉnh các thông số cho máy

[F2]- Contrast: Điều chỉnh độ tương phản màn hình

III. Chức Năng Khảo Sát máy TOPCON GTS-230/235/255

1. Chọn File

Từ màn hình cơ bản, nhấn phím MENU để xuất hiện màn hình P1, nhấn [F1]- Data Collection, Chương trình đo khảo sát xuất hiện Select A File, sau đo nhấn

[F1] – Input: Nhập tên file

[F2] – List: Hiển thị danh sách file lưu trong máy

[F4] – Enter: Chọn file

Chọn file xong, xuất hiện màn hình để cài đặt thông số trạm máy, điểm định hướng. Nhấn [F1]-OCC.PT

INPUT để khai báo trạm máy. Nhập chiều cao ở dòng INS.HT

Nếu khai báo trạm máy bằng tọa độ, ta ấn phím [F4] OCNEZ: Điểm trạm máy bằng tọa độ, Màn hình sẽ xuất hiện như sau:

Nhấn [F1]- INPUT để nhập tên trạm máy

  • Nếu có điểm đã lưu trong máy thì máy sẽ hiển thị tọa độ, chấp nhận tọa độ ta nhấn [F3]- Yes

Nếu chưa có điểm, máy sẽ báo và ấn [F3] – Nez để xuất hiện màn hình nhập tọa độ

Nhấn [F1] để nhập tọa độ

  • N: Tọa độ X
  • E: Tọa độ Y
  • Z: Cao độ

Nhập xong ấn [F4]-Enter để chấp nhận tọa độ trạm máy. Nhấn tiếp [F3]-Rec để lưu và chấp nhận tọa độ điểm định hướng

Như vậy đã khai báo xong việc cài đặt điểm trạm may

3. Khai báo điểm định hướng

Sau khi khai báo trạm máy xong, màn hình sẽ trở về Menu chương trình: Data Collect

Nhấn [F2]-Backsight: Khai báo điểm định hướng

[F4] BS: Nhập điểm định hướng bằng tọa độ

[F1]-Input: Nhập tên điểm định hướng

Nếu tên điểm định hướng đã lưu trong máy, máy sẽ hiển thị tọa độ, ấn [F3]-Yes để chấp nhận. Nếu chưa có điểm định hướng, nhấn [F3] NE/AZ để nhập tọa độ. Nhập xong nhấn [F3]-Meas để đo, máy sẽ hiển thị như sau

[F1] – VH: Đo điểm định hướng bằng góc

[F2] – SD: Đo điểm định hướng bằng cạnh

[F3] – NEZ: Đo điểm định hướng bằng tọa độ.

Sau khi ấn đo điểm định hướng xong, máy sẽ tự tính tọa độ cho ta. Để chấp nhận, ấn [F3]-Yes.

4. Bắt đầu làm việc với chương trình khảo sát

Sau khi hoàn thành các bước trên, ấn [F3]- FS/SS để bắt đầu công tác đo lưu, nhập:

PT#: Nhập số thứ tự điểm

PCODE: Mã điểm

R.HT: Chiều cao gương

Sau đó lựa chọn:

[F1]- INPUT: Nhập dữ liệu

[F2]- SRCH: Tìm điểm đã đo lưu

[F3]- MEAS: Đo hiển thị

[F4]- ALL: Đo lưu

IV. Chương Trình Bố Trí Điểm Của Topcon GTS-230/235/255

Các bước khai báo trạm máy, khai báo điểm định hướng được thực hiện như chương trình khảo sát. Sau khi cài đặt trạm máy xong, tại màn hình chương trình LAYOUT 1/2 ta ấn phím [F3]-LAYOUT để bắt đầu khởi động chương trình bố trí điểm. Màn hình sẽ xuất hiện như dưới đây

[F1] – INPUT: Nhập tên điểm đo

[F2] – LIST: Danh sách điểm đã lưu

[F3] – NEZ: Nhập tọa độ mới

[F4] – ENTER: CHấp nhận

Sau khi nhập tọa độ cần bố trí, ta nhập chiều cao gương ở màn hình kế tiếp, dòng R.HT=, sau đó nhấn [F4]- ENTER để chấp nhận. Man hình xuất hiện:

[F1]-ANGLE để hiển thị góc sau đó xoay máy ở dòng dHR: về góc 0°00’00’. Trên hướng ngắm di chuyển người đi gương sao cho gương trùng với chỉ đứng chữ thập.

Nhấn [F1]-DIST để đo hiển thị cạnh cần bố trí, màn hình xuất hiện như sau

[F1] – MODE: Thay đổi chính xác phần lẻ của phần thập phân

[F2] – ANGLE: Xem góc

[F3] – NEZ: Đo bằng tọa độ

[F4] – NEXT: Đi tới điểm tiếp theo

Ở màn hình hiển thị:

  • HD: Khoảng cách ngang từ máy đến gương
  • dHZ: Khoảng cách còn lại để bố trí điểm chính xác đúng tọa độ
  • dZ: Chênh cao giữa cao độ thiết kế và thực tế

V. Chương Trình Giao Hội Nghịch [ RESECTION]

Đây là chương trình thành lập trạm máy tại một vị trí bất kỳ chưa có mốc tọa độ. Chương trình này được thực hiện như sau

Trên màn cơ bản, nhấn MENU ==> [F2]- LAYOUT ==> chọn FILE ==> [F4] – ENTER, nhấn tiếp [F4] để chuyến sang trang 2, xuất hiện màn hình LAYOUT, nhấn [F2] – NEW POINT ==> [F2] – RESECTION. Bắt đầu chế độ resection [Chương trình giao hội nghịch]. Màn hình xuất hiện như sau:

[F1] – INPUT: Khai báo tên trạm máy – máy sẽ lưu tọa độ trạm kể cả khi tắ nguồn

[F2] – SRCH: Tìm lại tọa độ trong máy

[F3] – SKP: Đi nhanh vào thành lập trạm máy.

Tiếp theo, bạn nhập chiều cao máy ở dòng INS.HT =. Sau khi nhập xong chiều cao máy, màn hình sẽ hiển thị để khai báo và nhập điểm định hướng thứ nhất. N001# như sau:

[F1] – INPUT: Nhập tên điểm

[F2] – LIST: Hiển thị danh sách điểm

[F3]- NEZ: Nhập tọa độ trực tiếp

[F4] – ENTER: Chấp nhận

Sau khi chấp nhận [ F4], ta nhập chiều cao gương ở bước tiếp theo

Quay máy bắt chính xác vào gương điểm thứ nhất, nhấn phím [F4]- DIST để đo lưu độ điểm thứ nhất. Sau khi đo lưu độ điểm thứ nhất, máy sẽ hiện màn hình để khai báo điểm định hướng thứ 2, ta làm như khai báo bước 1.

Sau khi đo lưu điểm thứ 2, máy hiển thị màn hình như sau:

Nhấn [F2] – CALC MEAS DATA: Tính toán dữ liệu máy đo, lúc này màn hình xuất hiện sai số giao hội:

Ấn [F4]- CALC: để tính toán

Nhấn [F4] – NEZ để hiển thị tọa độ máy ==> [F3] – YES để lưu lại tọa độ máy và hoàn thành lập trạm máy bằng phương pháp giao hội nghịch

VI. Trình Đo Ứng Dụng Máy TOPCON GTS-230/235/255

Khi đã nhuần nhuyễn các cách dùng máy Topcon GTS-230/235/255, các bạn có thể sử dụng trình đo ứng dụng để thực hiện nhiều nhiệm vụ khảo sát khác nhau, trong đó có 2 chương trình cơ bản:

1. Chương trình 1

[F1] – REM: Đo cao không với tới

[F2] – MLM: Đo khoảng cách gián tiếp

[F3] – Z COORD

REM: Đo chiều cao không với tới với 1 trong 2 cách sau: [ Ví đụ đo cây]

Cách 1: [F1] – INPUT R.HT: Nhập chiều cao gương, bắt gương đặt tại gốc cây bấm. [F1] – MEAS: Đợi đo xong hướng ống lên ngọn cây, máy sẽ hiện chiều cao cây.

Cách 2: F2 [NO R.HT]: Không cần nhập chiều cao gương. Đặt gương tại gốc cây bấm F1 [ MEAS], đợi máy đo xong hướng ống kính đến gốc cây bấm F4 [ SET], sau đó hướng ống kính lên ngọn cây, chiều cao cây sẽ hiện lên màn hình

MLM: Đo khoảng cách giữa 2 gương

Cách 1: F1 [USE G.F] Sử dụng hệ số lưới

Cách 2: F2 [ DON’T USE: Không sử dụng hệ số lưới, A.B.C là các điểm đặt gương

  • F1: MLM-1 [ A-B, A-C] Đo khoảng cách cộng dồn
  • F2: MLM-2 [ A-B, B-C] Đo đuổi

Z COORD: Đo lấy lại độ cao trạm máy, bạn không có độ cao trạm máy nhưng có cao độ điểm đặt gương, cách làm như sau:

F2 [ DON’T USE]/ F1[OCC PT INPUT] Nhập tọa độ điểm đứng máy, ở dòng cao độ bỏ qua.

F2 [ REF MEAS] Nhập tọa độ điểm đặt gương ==> ENTER, F1 [INPUT] nhập chiều cao gương ==> Bắt gương xong nhấn F3 [YES], Nếu đo tiếp điểm khác nhấn F1 [ NEXT], kết thúc ấn F4 [CALC], máy sẽ tính ra độ cao trạm máy, đồng ý nhấn F4 [ SET] để lưu lại kết quả

[F1] AREA: Tính toán diện tích

[F2] POINT TO LINE: Đo đường tham chiếu

[F3] CON ĐƯỜNG

Trong đó:

[F1] AREA: Tính toán diện tích

[F1] FILE DATA: Tính toán diện tích từ những điểm trong file đã đo

  • [F2] MEASUREMENT/ F2 DON’T USE: Tính diện tích bằng đo trực tiếp
  • [F2] POINT TO LINE: Đo Offset với 1 đường tham chiếu

VII. Quản Lý Bộ Nhớ Máy TOPCON GTS-230/235/255

Từ màn hình cơ bản, để quản lý bộ nhớ bấm MENU ==> [F3] – MEMORY MGR, xuất hiện màn hình:

  • [F1] FILE STATUS: Thống kê dữ liệu đo
  • [F2] – SEARCH: Tìm điểm đo đã lưu
  • [F3] – MAINTAN: Sửa số liệu, file
  • [F4] – Sang trang

Trang 2:

  • [F1] – COORD. INPUT: Nhập và lưu dữ liệu tọa độ
  • [F2] – DELETE COORD: Xóa điểm tọa độ đã lưu
  • [F3] – PCODE INPUT: Nhập, sửa mã điểm [ CODE]
  • [F4] – Sang trang

Trang 3:

  • [F1] – DATA TRANSFER: Truyền dữ liệu
  • [F2] – INITIALIZE: Xóa dữ liệu khỏi bộ nhớ

VIII. Nhập Tọa Độ Trực Tiếp Vào TOPCON GTS-230/235/255

Từ màn hình cơ bản của máy

  • Nhấn MENU ==> [F3] – MEMORY MGR ==> Nhấn [F4] chuyển sang màn hình 2.
  • Nhấn [F1] – COORD. INPUT: Nhập và lưu dữ liệu tọa độ, xuất hiện màn hình SELECT A FILE để chọn file dữ liệu
  • Nhấn [F4] – ENTER để chấp nhận FILE ==> [F1] – NEZ để chọn nhập dữ liệu bằng tọa độ ==> Xuất hiện màn hình COORD. DATA INPUT. ==> Nhấn [F1] – INPUT để nhập tên điểm cần lưu ==> Nhấn phím [F4] – ENTER để chấp nhận.

Trên đây là những hướng dẫn cơ bản nhưng chi tiết nhất để các bạn có thể nắm được cách dùng máy Topcon GTS-230/235/255. Để nhanh chóng nắm bắt được công nghệ, bạn cần đo đạc thật nhiều dự án để có được nhiều kinh nghiệm hơn. Trong quá trình đo đạc, nếu gặp bất cứ khó khăn gì, bạn hãy liên lạc chúng tôi để nhận được hỗ trợ kỹ thuật nhanh nhất:

Chủ Đề