Hướng dẫn chụp ảnh với đèn fairy light

Là một nhiếp ảnh gia, tôi không phải một người có nhiều kinh nghiệm sử dụng ánh sáng nhân tạo liên tục như đèn led mà thường sử dụng đèn flash. Tôi thường dành 01 ngày trong tuần để tự thử nghiệm một thứ gì đó mới mẻ và qua đó tự đào sâu kiến thức cho mình. Khi tôi có cơ hội để thử chụp với đèn LED, tôi tự hỏi tại sao lại không làm ra thứ gì đó hay ho nhỉ. Không ai có thể học được gì nếu không thử và có lẽ sẽ mắc một vài sai lầm trong quá trình làm, nhưng điều đó hoàn toàn bình thường. Lần này tôi quyết định sẽ thử chụp ảnh chân dung sử dụng đèn LED[một nguồn sáng liên tục] kết hợp cùng đèn flash với kĩ thuật Rear Curtain Sync để tạo ra những hiệu ứng blur đầy nghệ thuật.

Để chụp ảnh chân dung với đèn led, tôi biết tôi sẽ chụp với tốc độ chậm để đón đươc nhiều ánh sáng đèn led, cùng với chuyển động để tạo nên hiệu ứng từ đèn liên tục. Tôi cũng phải đổi tốc độ đồng hộ hóa đèn flash sang mode đồng bộ sau [rear curtain sync]. Và với những người không thoải mái với những từ thuật ngữ nhiếp ảnh, điều này có nghĩa là đèn flash sẽ chỉ được kích hoạt ngay trước khi màn trập thứ 2 đóng xuống, đóng băng chuyển động tại thời điểm cuối của quá trình phơi sáng.

Sau một vài những tấm chụp thử, tôi đã chọn tốc độ chụp vào khoảng 1/4 s và 0.5 s. Nếu chụp với tốc độ nhanh hơn một chút, các vệt sáng sẽ trở nên rất nhỏ và yếu, trong khi đó nếu để tốc độ chụp lâu hơi, những vệt sáng sẽ quá rõ, sáng gây mất tập trung và trở nên lộn xộn. Trong những tấm ảnh này, tôi thường di chuyển máy sau mỗi shot chụp thay vì yêu cầu người mẫu thay đổi vị trí. Tôi khá có cảm tình với những người mẫu tôi đã làm việc cùng! Và rất là nghiêm túc, tôi hài lòng với cách làm này của mình. Mặc dù vậy, tôi vẫn phải thử nghiệm một chút để tìm ra kiểu di chuyển mà đem lại những vệt sáng đẹp nhất. Những tấm hình trên đây, tôi thấy rằng chúng khá là may rủi. Dù sao thì, tôi cũng khá vui với những gì mình đã làm được.

Đèn LED tôi dùng là Soonwell flexible light mat mà cho phép tôi chuyển đổi giữa ánh sáng màu ấm hoặc lạnh, điều mà rất là tiện để thử xem kết quả thế nào. Để chụp tấm hình này, cá nhân tôi khá thích bức ảnh với ánh sáng ấm, cảm giác như có thêm màu sắc và tâm trạng cho tấm hình. Ở Việt Nam, các bạn có thể sử dụng đèn LED YN-300 hay 600 đều có thể tạo ra hình ảnh tương tự.

Danh sách thiết bị

Fujifilm GFX 50S

Fujifilm 120mm Macro Lens

Profoto D2

Dù phản cỡ nhỡ

Soonwell Flexible LED Light Mat FB-21

Setup Đèn

Cho ánh sáng chính, tôi dùng một chiếc Profoto D2 với một chiếc dù phản cỡ nhỡ. Tôi rất thích dùng dù phản, vì tôi thấy ánh sáng của nó khiến bức hình sống động hơn. Đèn Soonwell LED được đặt ở phía sau để đánh ven, cái mà để tạo nên những vệt sáng. Nền tôi dùng là vải nhung đen, vì tôi muốn phần nền hoàn toàn đen và chất nhung là chất liệu duy nhất vẫn giữ màu đen, ngay cả khi bị chiếu sáng.

Như vậy, trong chụp ảnh chân dung abstract này, bạn phải phối hợp khéo léo giữa thời gian phơi sáng để có đủ ánh sáng đèn led, cùng với đó là công suất của đèn flash để cân được hai loại ánh sáng này trong một khung hình. Nếu bạn là một nhiếp ảnh gia chụp ảnh sản phẩm , chụp ảnh đồ ăn hay thể loại nào đi chăng nữa thì việc khám phá những lĩnh vực mới sẽ luôn mang lại nhiều cảm hứng và ý tưởng cho công việc của bạn. Hãy thử và sai, thử và sai, thử và đẹp !!!

Team —– Nhiếp ảnh gia: Shavonne Wong

Người mẫu: Cindy Chen

Makeup: Christian Maranion

Stylist: Fiona Bennett

Credits — Trích nguồn bài viết của Shavonne Wong tại: fstoppers.com Bản quyền bài dịch thuộc về @Chimkudo Academy – Lighten your values @Mọi trích dẫn đều phải kèm link gốc tới bài viết

Bài viết Chụp ảnh chân dung Abstract Portrait với đèn LED và Rear Curtain Sync đã xuất hiện đầu tiên vào ngày Học chụp ảnh – Chụp ảnh sản phẩm – Chụp ảnh doanh nghiệp – ChimkudoPro.

Trước khi tiến hành bấm máy để chụp, ta cần đảm bảo các thiết lập cài đặt trên máy ảnh được đặt ở mức tối ưu. Nhằm giúp bạn có thể chụp được bức ảnh ở điều kiện thiết lập tốt nhất với máy ảnh, thiết bị chụp ảnh mà bạn đang sử dụng.

Một số thiết lập cho máy ảnh mà ta cần lưu ý

Chế độ đo sáng của máy ảnh

Việc điều chỉnh chế độ đo sáng cho máy ảnh và thiết bị chụp ảnh là một trong những điều quan trọng cần phải làm. Chế độ đo sáng giúp thuật toán, phần mềm của máy ảnh, thiết bị chụp ảnh có thể đo lường cường độ ánh sáng của môi trường xung quanh bối cảnh lọt vào khung hình ống kính máy ảnh [nếu có phần mềm, thuật toán của thiết bị có hỗ trợ].

Từ đó, hệ thống sẽ đưa ra những điều chỉnh để thiết lập độ bù sáng cho ống kính máy ảnh [hầu hết những loại máy ảnh hiện nay đều có chế độ tự động này] để thiết lập tạo ra những bức ảnh có chất lượng màu sắc cân bằng nhất.

Hiện này, hầu hết các dòng máy ảnh DSLR hay máy ảnh không gương lật [mirrorless] đều có thuật toán tự động lấy nét, điều chỉnh độ sáng [bằng thước đo sáng] tự động phù hợp.

Một số chế độ đo sáng phổ biến trên máy ảnh có thể kể đến như:

Chế độ đo sáng điểm ảnh
Chế độ đo sáng toàn bộ máy ảnh

Với những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp

Hoặc nếu là những nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp sẽ dựa vào đo sáng để điều chỉnh những ánh sáng ở môi trường xung quanh hoặc ống kính máy ảnh, khẩu độ, tốc độ màn trập và độ phơi sáng [ISO] của máy ảnh sao cho phù hợp.

Nếu bạn đang chụp ảnh trong điều kiện thiếu sáng hoặc muốn chụp ảnh ban đêm [chụp đêm]. Hãy tận dụng chế độ ưu tiên độ mở khẩu [Aperture priority] hoặc ưu tiên độ nhạy sáng ISO, phơi sáng [không khuyến khích]. Những chế độ này sẽ giúp ta điều chỉnh độ nhạy sáng của máy ảnh và ống kính máy ảnh để có thể lấy đủ lượng ánh sáng cần thiết cho ống kính, giúp tạo ra những bức ảnh với chất lượng màu sáng, đẹp mắt.

Một trong những yếu tố quan trọng mà ít ai để ý tới chính là góc chụp ảnh. Đây là yếu tố quan trọng để tạo ra một bức ảnh đẹp mắt mà có thể những người mới làm quen với nhiếp ảnh không để tâm tới. Vì lựa chọn đúng góc chụp sẽ tạo ra sự đột phá cả về chất lượng, ánh sáng, màu sắc của ảnh. Vì vậy, đừng ngần ngại di chuyển và thay đổi góc chụp, vị trí tạo dáng chụp của chủ thể [với chụp ảnh chân dung] để chọn lựa được hướng có ánh sáng tốt nhất để chụp ảnh đẹp dựa theo tình hình thực tế, bối cảnh, bố cục [mà bạn có thể sắp xếp]. Hãy tìm ra góc chụp tốt nhất để có được bức ảnh như ý của bạn.

Cùng một vị trí nhưng chụp ảnh lấy ánh sáng đúng cách sẽ cho bức ảnh thu được khác nhau

Lựa chọn góc chụp sao cho phù hợp

Muốn có một bối cảnh chụp đẹp [với những bức ảnh chụp phong cảnh], hãy chọn những góc chụp nhìn từ vị trí cao điểm, từ đó ống kính máy ảnh của bạn có thể bắt được bao quát toàn cảnh, từ đó bạn sẽ “bắt chọn” được những bối cảnh ấn tượng cho bức ảnh của bạn.

Với phong cách chụp ảnh chân dung, cần đảm bảo ánh sáng sẽ đi trực diện vào khuôn mặt chủ thể để tạo ra những bức ảnh với màu sắc tươi sáng, có sức sống.

Sử dụng ánh sáng tự nhiên

Ánh sáng tự nhiên là nguồn ánh sáng tốt nhất để tạo ra những bức ảnh có độ tương phản màu sắc rõ nét. Nguồn sáng tự nhiên ở đây có lẽ là ánh sáng mặt trời và ánh sáng phản chiếu từ những vật có thể dẫn sáng từ ánh sáng mặt trời. Tuy nhiên, ở đây chúng ta sẽ chỉ tập trung vào nguồn phát ra ánh sáng tự nhiên ổn định nhất, chính là ánh sáng mặt trời.

Tận dung ánh sáng tự nhiên giúp bức ảnh của bạn cso những hiệu ứng ánh sáng ấn tượng

Sử dụng ánh sáng mặt trời sao cho đúng

Khí sử dụng ánh mặt trời trong nhiếp ảnh, ta cần chú ý lựa chọn thời điểm trong ngày mà ánh sáng mặt trời không quá mạnh và chói [thường là buổi sáng sớm lúc bình minh hoặc lúc hoàng hôn – khi mặt trời đang lặn xuống], khi này ánh sáng mặt trời có màu vàng cam [hoặc đỏ tươi] rất bắt mắt.

Nếu bạn muốn chụp ảnh khi ánh sáng mặt trời có cường độ mạnh, cần tìm kiếm một bóng cây hoặc cải tạo lại khu vực “bối cảnh” dự định sẽ chụp, sử dụng ô che, ô hắt sáng hay những loại công cụ hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng [light modifier] khác. Điều này sẽ giúp tạo bóng mát, giảm cường độ ánh sáng mặt trời xuống vừa phải để góp phần tạo “đổ bóng” lên đối tượng chủ thể mà bạn muốn chụp, tạo ra những hiệu ứng độc đáo cho bức ảnh của bạn.

Tận dụng ánh sáng qua những ô cửa sổ

Những luống ánh sáng đi qua ô cửa hoặc ô cửa sổ chính là những nguồn sáng tự nhiên được “lọc” để tăng thêm hiệu ứng màu sắc nổi bật cho vật và chủ thể, đặc biệt là chụp ảnh trong nhà. Bạn hãy tận dụng những điểm có ánh sáng từ ô cửa sổ đẹp, chụp ảnh trực tiếp trong luồng sáng này [hoặc hướng đối tượng, chủ thể trong luồng sáng này] để tạo ra những bức ảnh vừa đẹp vừa có màu sắc mang tính nghệ thuật.

Giảm độ sáng của ánh sáng qua ô cửa sổ

Nếu chụp ảnh vào thời điểm ánh sáng mặt trời chiếu qua ô cửa sổ quá mạnh, ta cũng có thể sử dụng những công cụ điều chỉnh ánh sáng – light modifier khác như: tấm che, hắt sáng,vv để điều chỉnh khu vực bóng, nhằm làm giảm độ sáng và tạo ra hiệu ứng tương phản cho bức ảnh.

Đặc biệt, ta cũng có thể tận dụng những loại bạt, vải trắng để tạo ra ánh sáng phản xạ vào chủ thể để bức ảnh vẫn đẹp với cường độ ánh sáng vừa đủ.

Tự tạo nguồn ánh sáng – ánh sáng nhân tạo

Nếu bạn đang chụp ảnh trong một bối cảnh thiếu sáng hoặc không có sự hỗ trợ của ánh sáng tự nhiên. Vậy nguồn sáng nhân tạo [đèn flash hay các loại đèn trong studio chuyên nghiệp], các nguồn sáng tự tạo khác [từ lửa] chính là giải pháp cứu cánh cho việc chụp ảnh.

Với đèn flash

Đèn flash là một trong những nguồn sáng ổn định và dễ tận dụng, vì kích thước của những đèn flash hiện nay cũng tương đối nhỏ gọn, giúp các nhiếp ảnh gia có thể dễ dàng mang theo khi di chuyển. Nó góp phần hỗ trợ những tình huống chụp ảnh trong điều kiện ánh sáng kém hoặc tình huống cần thêm hiệu ứng ánh sáng đặc biệt.

Với đèn cấp sáng trong studio

Đèn trợ sáng trong studio thường được sử dụng trong những buổi chụp ảnh chuyên nghiệp, ưu điểm là những loại đèn này tạo ra ánh sáng mạnh và đồng đều cho chủ thể và đối tượng cần tập trung lấy nét. Ta hoàn toàn có thể điều chỉnh độ sáng, bố trí ánh sáng chụp ảnh theo ý muốn để tạo ra những hiệu ứng ánh sáng phù hợp cho bức ảnh và bối cảnh của mình. Nâng cao hơn, quý vị và các bạn có thể tìm hiểu thêm về kỹ thuật đánh đèn sáng khi chụp ảnh, để có được những hiệu ứng ánh sáng như mong muốn.

Ánh sáng nhân tạo trong nhiếp ảnh thường thấy rõ nhất là những loại đèn flash trong studio
Sử dụng các công cụ hỗ trợ điều hướng ánh sáng giúp hỗ trợ chụp ảnh lấy sáng đúng cách

Những yếu tố cần lưu ý khi sử dụng nguồn sáng tự tạo – hỗ trợ chụp ảnh lấy sáng đúng cách

Để có thể sử dụng và tận dụng được những nguồn sáng nhân tạo một cách hiệu quả. Cần lưu ý về: cường độ ánh sáng, góc chiếu sáng và khoảng cách giữa nguồn sáng và ánh sáng hướng tới chủ thể mà bạn muốn chụp. Tận dụng được ánh sáng nhân tạo sẽ tạo ra những hiệu ứng ánh sáng mềm mại, đồng điệu và vừa mắt cho bức ảnh của bạn.

Sử dụng kết hợp với những đạo cụ hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng

Ngoài việc hiểu và sử dụng những nguồn sáng một cách khoa học, hợp lý. Hãy tham khảo thêm về những đạo cụ hỗ trợ điều chỉnh cường độ sáng [light modifier] như đạo cụ phản xạ ánh sáng [tấm hắt sáng, ô hắt sáng, tản sáng,vv] bên cạnh những thiết bị hỗ trợ cung cấp ánh sáng như đèn flash, đèn studio. Nếu hiểu và làm chủ được bạn có thể tạo ra những hiệu ứng ánh sáng đẹp mắt cho bố cục, chủ thể và cuối cùng là thu được kết quả là bức ảnh như ý.

Ngoài ra, ta cũng có thể kết hợp điều chỉnh những yếu tố khác như [nếu có thể], chẳng hạn như: bối cảnh, vị trí setup ánh sáng để chụp [cho người nếu chụp chân dung hoặc chụp sản phẩm], nền ảnh [thiết lập background].

Tham khảo: Những loại công cụ hỗ trợ điều chỉnh ánh sáng phổ biến trong nhiếp ảnh

Hy vọng thông qua bài viết trên, quý vị và các bạn sẽ có hướng đi đứng đắn cho mình trong việc sử dụng các nguồn sáng để hỗ trợ quá trình sáng tạo nội dung ảnh và nhiếp ảnh một cách chuyên nghiệp, tạo ra những bức ảnh như mong muốn.

Chủ Đề