Hướng dẫn cấp giấy đi đường Đà Nẵng

Ngày 25/9, Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Đà Nẵng có văn bản gửi các đơn vị, sở, ban, ngành, đoàn thể, doanh nghiệp hướng dẫn tiếp tục triển khai giấy đi đường QRCode từ ngày 26/9.

Hướng dẫn cập nhật giấy đi đường QRCode từ ngày 26/9 

Cụ thể, với các giấy đi đường đã cấp, phát hành đến hết 25/9/2021 được tiếp tục sử dụng. Hệ thống tự động cập nhật hiệu lực; các cơ quan, tổ  chức, doanh nghiệp không thực hiện phát hành và in lại giấy đi đường mới.

Người sử dụng tải app E-Ticket Đà Nẵng [từ Apple Store hoặc CH Play], quét mã QR để quét kiểm tra thời hạn mới, lưu mã QR giấy đi đường trên thiết bị di động để sử dụng khi lưu thông.

Trường hợp giấy đi đường đã cấp cho nhân viên nhưng không còn giao công việc, đơn vị làm việc đề nghị cơ quan, đơn vị có trách nhiệm thu hồi ngay trên hệ thống [tại địa chỉ //giaydiduong.danang.gov.vn, vào “giấy đi đường”, chọn những nhân viên cần thu hồi và bấm nút “thu hồi”]. Đồng thời, thực hiện thu hồi giấy đi đường đã cấp phát và yêu cầu nhân viên không sử dụng phục vụ mục đích khác.

Đối với trường hợp thay đổi, bổ sung nhân viên, đối với đơn vị tổ chức, doanh nghiệp đăng nhập vào ứng dụng giấy đi đường QRCode [tại địa chỉ //giaydiduong.danang.gov.vn]. Sau đó chọn “yêu cầu cấp mới, thay đổi”, đính kèm danh sách những người được bổ sung [trường hợp chỉ có bổ sung] hoặc toàn bộ nhân viên [trường hợp có thay đổi người khác]. Lưu ý chỉ điền vào tệp Excel mẫu tải từ hệ thống, không xóa hoặc thay đổi các sheet thông tin khác và không đổi qua các định dạng khác.

Giấy đi đường QRCode.

Sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt yêu cầu thay đổi bổ sung người mới, các đơn vị, doanh nghiệp tiếp tục vào mục “giấy đi đường”, chọn người tương ứng để phát hành và in, không được phép sửa thông tin hoặc bổ sung người so với danh sách đã được phê duyệt.

Đối với cơ quan phê duyệt, đăng nhập vào địa chỉ //eticket.danang.gov.vn, sau đó vào menu “xử lý yêu cầu” để kiểm tra, phê duyệt yêu cầu thay đổi, bổ sung.

Trong quá trình kiểm tra, phê duyệt, lưu ý trường hợp các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có đề nghị tăng số lượng giấy đi đường, cơ quan phê duyệt, kiểm tra thông tin về đơn vị và tăng tỷ lệ người được đi làm theo quy định.

Vào mục “doanh nghiệp” để điều chỉnh và tăng số lượng cấp giấy đi đường được cấp tương ứng. Sau đó vào menu “xử lý yêu cầu”, chọn nút “sửa” trong menu để phê duyệt danh sách bổ sung mới và tải lên hệ thống.

Trường hợp các đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp có đề nghị thay đổi nhân viên, cơ quan phê duyệt vào menu “giấy đi đường”, xóa toàn bộ giấy đi đường đã có của nhân viên trong đợt “từ ngày 19/9 đến 2/10”. Sau đó, vào  menu “xử lý yêu cầu” để phê duyệt danh sách nhân viên được cập nhật và tải lên hệ thống.

Đối với trường hợp doanh nghiệp đăng ký mới từ đầu, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cơ quan phê duyệt thực hiện quy trình đăng ký mới và phê duyệt như được hướng dẫn trước đây tại Công văn số 5689/UBND-KGVX ngày 3/9/2021 của UBND thành phố và Công văn số 2552/STTTT-CNTT ngày 3/9/2021 của Sở Thông tin và Truyền thông.

Trong quá trình thực hiện, cơ quan, tổ  chức, đơn vị, doanh nghiệp, người dân có thể liên hệ Tổng đài 0236.1022, 0236.383.1022; phòng Công nghệ thông tin - Sở Thông tin và Truyền thông [0236.3840.125; 0969.701.168; 0909.092.184; 0915.350.300; 0905.171.773; 0903.502.752; 0384.157.558; 0888.169.679].

Hoàng Nguyên

07:58, 15/09/2021 [GMT+7]

ĐNO - Sở Thông tin và Truyền thông [TT&TT] vừa có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị, UBND quận, huyện, phường, xã… hướng dẫn đăng ký, phê duyệt, cấp giấy đi đường QRCode.

Thực hiện Quyết định số 2985/QĐ-UBND ngày 14-9-2021 của Chủ tịch UBND thành phố về việc điều chỉnh, bổ sung một số biện pháp để phòng, chống Covid-19, Sở TT&TT hướng dẫn phê duyệt bổ sung hoặc đăng ký mới giấy đi đường cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người dân.

Cụ thể, đối với các cơ quan Đảng, Nhà nước, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội thành phố; các cơ quan Trung ương trên địa bàn thành phố; các đơn vị sự nghiệp thuộc UBND thành phố [cơ quan cấp giấy đi đường cho cán bộ, công chức, viên chức], Sở TT&TT thiết lập thêm số lượng theo tỷ lệ mới của UBND thành phố.

Cơ quan sử dụng tài khoản đã cấp, đăng nhập vào ứng dụng giấy đi đường [tại địa chỉ //giaydiduong.danang.gov.vn] và in, phát hành thêm Giấy đi đường theo nhu cầu, quy định.

Đối với các đơn vị, doanh nghiệp đã được các cơ quan phê duyệt giấy đi đường trước đây theo Quyết định số 2985/QĐ-UBND tăng thêm tỷ lệ nhân viên đi làm việc, thực hiện 2 bước gồm: các cơ quan, địa phương được UBND thành phố giao trách nhiệm phê duyệt, cấp giấy đi đường [gọi chung là cơ quan phê duyệt] chủ động vào ứng dụng giấy đi đường để mở/phê duyệt và tăng số lượng giấy đi đường theo tỷ lệ mới theo quy định UBND thành phố.

Sở TT&TT đã có Công văn số 2580/STTTT-CNTT ngày 7-9-2021 cung cấp cơ sở dữ liệu doanh nghiệp để kiểm tra ngành nghề hoạt động có thuộc nhóm lĩnh vực cho phép hoạt động; cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội để kiểm tra tổng số người lao động của đơn vị, doanh nghiệp và nhân viên đề xuất cấp giấy có thuộc đơn vị, doanh nghiệp; cơ sở dữ liệu tiêm chủng vắc-xin để kiểm tra điều kiện số mũi vắc-xin đã tiêm của người lao động để các cơ quan có thông tin, làm cơ sở cho phê duyệt, cấp giấy.

Các đơn vị, doanh nghiệp, người dân sử dụng tài khoản đã cấp, đăng nhập vào ứng dụng giấy đi đường và in, phát hành thêm giấy đi đường theo nhu cầu, quy định.

Các đơn vị, doanh nghiệp chịu trách nhiệm về danh sách bổ sung mới, bảo đảm thông tin đầy đủ, chính xác và tuân thủ các quy định phòng, chống dịch của thành phố.

Đối với hồ sơ đăng ký cấp mới giấy đi đường [bao gồm các lĩnh vực, ngành nghề mới bổ sung được phép hoạt động theo Quyết định số 2985/QĐ-UBND] tiếp tục đăng ký và cấp mới như trước đây [theo Công văn số 5689/UBND-KGVX của UBND thành phố và Công văn 2552/STTTT-CNTT của Sở TT&TT].

Trong quá trình thực hiện, cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp, người dân liên hệ Tổng đài 0236.1022, 0236.383.1022 hoặc Phòng Công nghệ thông tin, Sở TT&TT [0236.3840.125 - 0969.701.168 - 0909.092.184]; hoặc thông tin liên hệ đầu mối các cơ quan, địa phương phê duyệt, cấp giấy trong thời gian vừa qua.

THU HÀ

[PLO]- Từ 8 giờ ngày 5-9, Đà Nẵng áp dụng mẫu giấy đi đường QRCode mới.

Tối 3-9, sau khi có Quyết định 2905 về việc tiếp tục áp dụng một số biện pháp cấp bách để phòng chống dịch COVID-19 từ 8 giờ ngày 5-9, UBND TP Đà Nẵng liên tiếp có các hướng dẫn mới đối với người dân, giới tài xế.

Cụ thể, những người được ra đường theo quyết định mới truy cập website //giaydiduong.danang.gov.vn để đăng ký làm giấy đi đường QRCode. Mỗi giấy đi đường QRCode được cấp có giá trị không quá bảy ngày, không được áp dụng trong vùng đỏ.


Mẫu giấy đi đường QRCode mới tại Đà Nẵng.

Cơ quan có thẩm quyền được phân công phê duyệt, cấp giấy đi đường QRCode tại địa chỉ //etiket.danang.gov.vn.

Sau khi được phê duyệt cấp giấy đi đường QRCode thì các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng tài khoản đã đăng ký tự in giấy đi đường và gửi cho người sử dụng.

Xem tài liệu hướng dẫn sử dụng Hệ thống phát hành, quản lý thẻ QR Code cho cơ quan Đảng, Nhà nước tại đây.

Xem tài liệu hướng dẫn sử dụng Hệ thống phát hành, quản lý thẻ QR Code dành cho tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh tại đây.

Những trường hợp không cần giấy đi đường QRCode gồm: Người đi chợ truyền thống tại vùng xanh; đi khám, chữa bệnh định kỳ tại các cơ sở y tế; người đi xét nghiệm, tiêm chủng; giấy triệu tập; người đến sân bay đi nước ngoài; đi cấp cứu, chuyển viện; tham gia đoàn xe đưa tang; tham gia các hoạt động khẩn cấp như phòng chống thiên tai, phòng cháy chữa cháy, cứu nạn cứu hộ.

Đồng thời, UBND TP Đà Nẵng cũng có hướng dẫn đối với người trên phương tiện vận chuyển có đăng ký luồng xanh khi vào TP. Người trên những phương tiện này phải có giấy luồng xanh quốc gia, khai báo y tế.

Riêng người từ địa phương khác đến giao, nhận hàng hóa tại Đà Nẵng và trở về trong vòng 12 giờ phải test nhanh COVID-19, cam kết lưu trú tại TP không quá 12 giờ và rời khỏi TP đủ số người đã vào TP.

Riêng người lưu trú tại Đà Nẵng quá 12 giờ và người đi qua các địa phương có dịch phải cách ly theo quy định.

UBND TP Đà Nẵng giao Sở TT&TT chỉ đạo Tổng đài 1022 là đầu mối tiếp nhận, giải đáp các vướng mắc, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp liên quan đến việc triển khai thực hiện nội dung trên.

Đà Nẵng: Người dân vùng xanh đi chợ 5 ngày/lần, quán ăn được bán online từ 5-9

[PLO]- Từ 8 giờ ngày 5-9, Đà Nẵng áp dụng các biện pháp chống dịch theo 3 cấp độ nguy cơ, vùng đỏ, vùng vàng và vùng xanh.

TẤN VIỆT

Sau 20 ngày tạm dừng mọi hoạt động, Đà Nẵng nới lỏng cách ly xã hội, chuyển sang cho phép người dân "vùng vàng", "vùng xanh" được tham gia giao thông kèm giấy đi đường có mã QR, từ 8h ngày 5/9. Người ở "vùng đỏ" tiếp tục không ra khỏi nhà.

Theo ông Trần Ngọc Thạch, Phó giám đốc Sở Thông tin và Ttruyền thông Đà Nẵng, mục đích trước tiên của việc cấp giấy đi đường trực tuyến là hạn chế tối đa tập trung đông người khi dịch bệnh còn phức tạp. Cá nhân, tổ chức có nhu cầu làm giấy đi đường vào địa chỉ giaydiduong.danang.gov.vn để đăng ký.

Sau khi cơ quan chức năng phê duyệt, thông tin tài khoản và mật khẩu được gửi về địa chỉ email đăng ký, người dân tự in giấy đi đường hoặc chụp lại màn hình để lưu mã QR trên điện thoại di động. Đà Nẵng lập tổng đài hướng dẫn, tiếp nhận ý kiến về giấy đi đường và bố trí 23 người trực thường xuyên.

Nhiều người dán giấy có mã QR-Code lên thành xe để lực lượng chức năng dùng phần mềm quét, hạn chế tiếp xúc, ngày 6/9. Ảnh: Đông Giáp

Để kịp thời giải quyết hồ sơ đăng ký giấy đi đường, TP Đà Nẵng phân chia thẩm quyền phê duyệt cho các cơ quan, đơn vị theo chuyên ngành. Trong đó Sở Y tế cấp giấy cho các công ty trang thiết bị, vật tư y tế, nhà thuốc, cơ sở dịch vụ khám, chữa bệnh; Sở Giao thông Vận tải cấp giấy cho cảng hàng không, cảng biển, nhà ga, doanh nghiệp vận tải; Ngân hàng nhà nước cấp giấy cho ngân hàng thương mại, ngân hàng cổ phần...

Các đơn vị cấp giấy cử người trực, giải quyết hồ sơ khi người dân chuyển lên hệ thống trực tuyến và trả kết quả thông qua các thao tác được thiết kế sẵn trong phần mềm. Hệ thống này tích hợp sẵn dữ liệu doanh nghiệp, ngành nghề được phép hoạt động trong thời gian cách ly xã hội, qua đó các cơ quan, đơn vị thuận tiện trong cấp giấy, đối chiếu.

Quảng cáo

"Quy trình duyệt giấy đi đường chỉ trong vài phút đối với hồ sơ đầy đủ, rõ ràng. Tuy nhiên, cũng có hồ sơ khai chưa rõ, cần xác minh thì mất nhiều thời gian hơn. Thẩm quyền duyệt giấy đi đường đã được thành phố phân cấp cụ thể nên thời gian xét duyệt tùy thuộc vào từng đơn vị", lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, nói.

Người dân sau khi được cấp mã QR-Code có thể tải ứng dụng để quét và lưu mã tại địa chỉ eticket.danang.gov.vn. Phần mềm này cho phép người dân tải kèm chứng minh nhân dân lên giấy đi đường trên điện thoại [app], thuận tiện cho lực lượng chức năng kiểm tra khi qua chốt kiểm soát.

Là một trong những đơn vị có chức năng phê duyệt giấy đi đường, ông Phạm Trường Sơn, Giám đốc Ban quản lý Khu công nghệ cao và Các khu công nghiệp Đà Nẵng, cho biết ba ngày qua Ban đã xử lý 480 bộ hồ sơ, cấp 36.000 giấy đi đường cho hơn 500 nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất.

"Cũng có trường hợp không hài lòng với việc cấp và quản lý giấy đi đường, chúng tôi mong doanh nghiệp chia sẻ cùng thành phố lúc này, phải tập trung nguồn lực để chống dịch", ông Sơn nói.

Hai ngày 6-7/9, lực lượng chức năng đã thuận lợi hơn trong việc kiểm tra giấy đi đường của người dân. Ảnh: Đông Giáp

Quảng cáo

Ở lĩnh vực giao thông vận tải, nhiều doanh nghiệp cho biết gặp khó khăn trong việc xin giấy đi đường để lưu thông hàng hóa. Một số công ty đông công nhân, nhưng chưa được vận chuyển bằng xe buýt.

Anh Lê Ngọc Khải, 39 tuổi, Phó giám đốc Công ty TNHH Tư vấn xây dựng 78, cho biết doanh nghiệp hoạt động chuyên về dự án ngành điện [giấy phép do Cục Điều tiết điện lực, Bộ Công Thương cấp]. Ngày 5/9, anh làm hồ sơ gửi Sở Công Thương Đà Nẵng xin giấy đi đường nhưng không được chấp thuận, lý do "không thuộc danh sách cấp của Sở Công Thương". Anh Khải sau đó tiếp tục nộp hồ sơ qua quận Thanh Khê, nhưng hai ngày qua chưa có hồi âm...

Lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng cho hay, phần mềm xây dựng trong thời gian ngắn nên còn nhiều bỡ ngỡ cho cả người dân, doanh nghiệp và đơn vị được giao phê duyệt, cấp QR-Code cũng như lực lượng kiểm tra trên đường. Sở đang cập nhật ứng dụng để tạo thuận lợi cho các bên.

Thời gian tới, thành phố sẽ sử dụng cơ sở dữ liệu đăng ký kinh doanh để xác định một doanh nghiệp có thuộc lĩnh vực được hoạt động hay không; sử dụng cơ sở dữ liệu bảo hiểm xã hội kiểm tra tổng số lao động của đơn vị...

Ngoài ra, thành phố cũng đang phân tích dữ liệu để cập nhật cảnh báo khu vực người đã được cấp giấy, như tình hình Covid-19 đã chuyển sang nguy cơ rất cao [vùng đỏ] để thu hồi giấy; kế thừa dữ liệu doanh nghiệp đã nộp khi đăng ký giấy lần đầu để cấp giấy lần tiếp theo; phân tích dữ liệu phục vụ kiểm tra, xử lý trong đăng ký, cấp, sử dụng giấy không đúng.

Lực lượng tại chốt cầu Rồng kiểm tra mã QR-Code và giấy tờ tuỳ thân của người ra đường, sáng 5/9. Ảnh: Nguyễn Đông

Trong quy trình, UBND phường, xã được giao cấp giấy đi đường cho cửa hàng tạp hóa, điện nước, nhà hàng, quán ăn [bán mang về ở vùng xanh], doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng; người dân muốn ra đường trong các trường hợp cấp bách, cần thiết như đến ngân hàng, đi mua tạp hóa...

Ông Bùi Nguyễn Hồng Hải, Phó chủ tịch phường Hòa Khánh Bắc [quận Liên Chiểu], cho biết nhờ việc phân cấp thẩm định và cấp giấy đi đường trực tuyến nên cán bộ phường cũng "đỡ áp lực"; không còn cảnh tập trung đông người, so với lần quá tải hồi đầu tháng 8.

Lần này, phường không còn cấp giấy cho doanh nghiệp như trước nên số lượng giảm từ 5.000 giấy trước đây xuống còn hơn 200. "Do địa bàn nhiều người lao động nên chúng tôi gửi hướng dẫn xuống tận tổ dân phố để tập hợp thông tin, cán bộ phường nhập dữ liệu, đủ điều kiện thì cấp giấy và đưa về khu dân cư cho dân", ông Hải nói thêm.

Tính đến sáng 7/9, các đơn vị đã cấp gần 120.000 giấy đi đường [bằng số người thành phố dự kiến cho ra đường trong thời gian cách ly xã hội cao hơn Chỉ thị 16]. Tuy nhiên, vẫn còn hơn 300.000 người có nhu cầu ra đường.

Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng đánh giá việc cấp và kiểm soát giấy đi đường "là một vấn đề lớn" khi thành phố tiếp tục cách ly xã hội. Về khách quan, sau nhiều lần ban hành và kiểm soát giấy đi đường, lần này Đà Nẵng ứng dụng công nghệ tạo thuận lợi hơn cho người dân, doanh nghiệp.

Theo Bí thư Đà Nẵng, không một phần mềm nào đáp ứng được tất cả nhu cầu của người dân, doanh nghiệp cũng như cơ quan quản lý. Tuy nhiên, việc cấp giấy đi đường của thành phố hiện nay cần hoàn thiện để giải quyết những bức xúc của người dân, doanh nghiệp trong việc đăng ký hồ sơ, cũng như những khó khăn của đơn vị phê duyệt cấp giấy.

Cách ly xã hội lần này, thành phố không lập nhiều chốt cứng dễ gây ùn tắc trên đường. Ông Quảng yêu cầu các phường, xã chịu trách nhiệm kiểm tra giấy đi đường của người dân ngay khi tra khỏi khu dân cư để đảm bảo đúng mục đích; tăng cường tuần tra, xử lý người ra đường sai quy định. "Phải công khai vi phạm của người dân cũng như của các cơ quan, tổ chức trên phương tiện thông tin đại chúng và xử lý nghiêm", ông Quảng nói thêm.

Video liên quan

Chủ Đề