Hướng dẫn cài đặt tụ bù cos phi

Để nâng cao hiệu suất làm việc của thiết bị điện, giảm thiểu tổn thất điện năng, tăng lợi ích kinh tế, giảm giá thành tiền điện người ta thường sử dụng tụ bù hạ thế nâng cao hệ số công suất. Một trong các phương pháp hiệu quả là bù sâu về lưới hạ thế.

Sau đây là các lưu ý khi đặt tủ tụ bù

  • Giới thiệu Tụ bù là gì và tủ tụ bù công suất phản kháng
  • Đấu đúng sơ đồ: – Trường hợp 1: Điện áp pha cấp cho rơ le và tín hiệu dòng điện cùng 1 pha [Đối với rơ le Mikro, SK]

– Trường hợp 2: Tín hiệu dòng điện lấy trên 1 pha còn tín hiệu điện áp dây cấp cho rơ le lấy trên 2 pha còn lại [đối với loại rơ le SK, Mikro, REGO-Ducati]. Riêng đối với rơ le REGO có thể đấu một trong 3 sơ đồ: FF-1 [Biến dòng 1 pha, điện áp dây 2 pha còn lại]; FF-2 [Biến dòng 1 pha, điện áp dây pha lắp biến dòng]; FF-n [Biến dòng và điện áp pha cùng 1 pha]. Sơ đồ đấu phải được cài đặt trong rơ le, thông thường sử dụng sơ đồ FF-1

Cách cài đặt và kiểm tra tụ bù

– Vị trí lắp đặt biến dòng: Biến dòng lấy tín hiệu đưa vào rơ le điều khiển tụ bù phải bao gồm cả dòng điện của tải và dòng điện qua tụ. Nên lắp đúng cực tính của biến dòng: dòng sơ cấp đi vào K đi ra L, tín hiệu dòng thứ cấp cực K, L của biến dòng nối với cực K, L của rơ le. [Mặc dù đa số các rơ le có thể tự động chọn cực tính]. Tủ hạ thế có nhiều xuất tuyến thì biến dòng phải lắp tại cáp liên lạc.

Cách cài đặt và kiểm tra tụ bù

  1. Hướng dẫn cài đặt: – Hướng dẫn cài đặt Rơ le công suất phản kháng RTR PR12-D12 – Hướng dẫn cài đặt bộ điều khiển tụ bù PR-8D
  2. Cách khắc phục một số lỗi thường gặp: – Đến thời điểm hiện tại Quân Phạm chưa nhận được thông báo lỗi nào từ khách hàng sử dụng bộ điều khiển tụ bù RTR – Rơ le REGO [Ducati] thường hay bị reset giá trị cài đặt về mặc định do đó không đưa lệnh đi điều khiển tự động được, mặc dù chức năng điều khiển bằng tay vẫn bình thường. Khắc phục: kiểm tra và cài đặt lại thông số vận hành phù hợp cho rơ le. – Trong quá trình lắp đặt không đấu đúng tín hiệu dòng điện và điện áp cấp cho rơ le nên không đo được giá trị cos phi. Khắc phục bằng cách đấu nối lại đúng sơ đồ quy định đối với rơ le và thử tải để kiểm tra các chế độ đóng và cắt của rơ le theo thông số cài đặt. – Điện áp cao rơ le báo quá áp Over Voltage và đưa tín hiệu đi cắt các công tắc tơ để bảo vệ tụ, có trường hợp rơ le tự reset các giá trị cài đặt về mặc định dẫn đến chức năng làm việc không đúng so với yêu cầu. Điện áp cao cũng là nguyên nhân gây hư hỏng rơ le, mặt khác đối với tụ khô điện áp lớn nhất 440V do đó hạn chế vận hành tụ bù ở điện áp cao. Khắc phục bằng cách giảm nấc phân áp của MBA. – Dòng điện vào rơ le nhỏ nên rơ le không nhận biết được để điều khiển: Có thể biến dòng có tỉ số biến quá lớn hoặc sai số góc biến dòng lớn. Biện pháp khắc phục: Tiến hành thay thế biến dòng có tỉ số biến phù hợp với tải và sai số đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đo lường. – Trường hợp tụ bị nổ có thể dẫn đến hư hỏng công tắc tơ, do đó khi thay tụ mới cần kiểm tra vệ sinh tiếp điểm của công tắc tơ.
  3. Cách kiểm tra :
  4. Kiểm tra tụ điện: – Kiểm tra dòng điện cả 3 pha đều nhau và bằng dòng định mức ghi trên nhãn : Tụ tốt. Sau một thời gian vận hành dòng điện có thể nhỏ hơn. Thông thường Tụ 10 kVAr – 440V : Dòng điện 13,1A Tụ 15 kVAr -440V : Dòng điện 19,7A Tụ 20 kVAr -440V : Dòng điện 26,2 A Tụ 30 kVAr -440V : Dòng điện 39,4 A

– Sử dụng thiết bị đo vạn năng Kyoritsu để đo dung lượng tụ: Nối tắt 2 pha, đo pha còn lại với 2 pha nối tắt, giá trị đọc được chia đôi thì được dung lượng 1 pha ghi trên nhãn. Tiếp tục lần lượt các cặp cực còn lại để được dung lượng 3 pha. Phương pháp vận hành và kiểm tra tủ tụ bù Thông thường: Tụ 10 kVAr – 440V : 164 µF Tụ 15 kVAr – 440V : 246,6 µF Tụ 20 kVAr – 440V : 328,8 µF Tụ 30 kVAr -440V : 493,2 µF

  1. Kiểm tra rơ le và công tắc tơ: – Kiểm tra các thông số cài đặt của rơ le theo đúng yêu cầu vận hành. – Trên rơ le chuyển sang chế độ vận hành bằng tay [MANUAL] để kiểm tra đóng cắt lần lượt các công tắc tơ. Đèn báo trên rơ le và trên tủ tương ứng với các tụ.

Xem thêm: Tại sao phải lắp đặt tụ bù

Author

QPC

Chủ Đề