Hướng dẫn cài đặt cấu hình máy tính

Thông thường, với những bài hướng dẫn về cài đặt phần mềm, sẽ có một mục thông báo về cấu hình máy tính để cài đặt, thường thì với các phần mềm cơ bản sẽ có yêu cầu cấu hình đủ để hầu hết các máy tính có thể cài đặt được. Tuy nhiên, bạn sẽ cần phân biệt được ít nhất máy tính của mình đang sử dụng hệ điều hành 64bit hay 32bit, từ đó chọn phần mềm phù hợp

Ngoài ra, vì nhiều lý do khác nhau bạn sẽ cần kiểm tra máy tính của mình đang sử dụng có cấu hình như thế nào. Thì bài viết này để giải quyết vấn đề đó của bạn. Nếu có máy tính rồi thì hãy cân nhắc đến việc lắp mạng FPT với trang bị mạng cáp quang FPT và modem wifi băng tần kép nhé!

KIỂM TRA CẤU HÌNH MÁY TÍNH CỦA BẠN

Thông thường, nấu cần xem cấu hình máy tính của bạn sẽ có nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, nếu nhanh thì dùng luôn hệ thống của Windows để tìm ra cấu hình máy tính của mình còn nếu cần chuyên sâu bạn sẽ dùng đến phần mềm hỗ trợ. Mình sẽ trình bày cả hai cách trong bài viết

Cách 1: Kiểm tra cấu hình máy tính bằng lệnh dxdiag

Bước 1: Trên máy tính và mục tìm kiếm, điền dxdiag 

Dùng lệnh Dxdiag để hiển thị cấu hình máy tính của bạn
Kết quả kiếm tra cấu hình máy tính bằng lệnh Dxdiag

Bạn sẽ nhận được cấu hình máy tính của mình như trên, quan trọng nhất với việc cài đặt phần mềm là bạn sẽ thấy dòng Windows 10 Enterprise LTSC 64-Bit , từ đó bạn sẽ tìm phần mềm 64 bit là được rồi.Ngoài ra thì các thông số khác cũng khá chi tiết như CHIP Intel CORE i5 đầu 10, ram 8GB..

Xem thêm:

Cách 2: Kiểm tra cấu hình máy tính sử dụng phần mềm [ miễn phí ]

Với cách 2 này, bạn sẽ kiểm tra chi tiết được cấu hình máy tính, xung nhịp thiết bị, rồi bus ram…. Việc kiểm tra cũng khá đơn giản, chỉ cần cài đặt phần mềm máy tính theo hướng dẫn là được.Trong phạm vi bài viết mình sẽ hướng dẫn về phần mềm CPUz, đây có thể coi là phần mềm quốc dân trong việc check cấu hình máy tính của bạn. Được đông đảo người dùng tin tưởng sử dụng

CPU-Z là gì?

CPUz [ CPU-Z ] là phần mềm miễn phí để kiểm tra thông tin, cấu hình máy tính của bạn

  • Tên chip, số nhân, số luồng…
  • Mainboard đang sử dụng là gì, sử dụng socket và chipset gì?
  • Kiểu RAM [ bộ nhớ RAM] , kích thước, chuẩn nào, …..
  • Kiểm tra theo thời gian thực tần số bên trong mỗi lõi

Các phiên bản của CPUz

CPUz có lượng người sử dụng khá lớn, vì thế có nhiều phiên bản khác nhau, thậm chí họ tối ưu cho từng hãng sản xuất, giao diện. Tuy nhiên thì cơ bản vẫn là hiển thị cho bạn thông tin cơ bản cấu hình máy tính của bạn đang sử dụng.

Cài đặt và cấu hình phần mềm CPUz

Sau đây, mình sẽ hướng dẫn chi tiết cài đặt phần mềm CPUz

Bước 1: Truy cập vào trang chủ của phần mềm CPUz tại địa chỉ //www.cpuid.com/softwares/cpu-z.html

Bước 2: Chọn phiên bản Download. Thông thường cho nhanh mình sẽ chọn Setup-English

Tải về phần mềm CPUz

Cài đặt phần mềm CPUz

Xem thêm: Hướng dẫn phục hồi dữ liệu máy tính

Sau khi tải về phần mềm, dưới định dạng zip, bạn mở phần mềm nên bằng phần mềm giải nén [ Winrar ] . Có một file cpu-z_1.96-en.exe , bạn click chuột phải vào file này chọn Run As administrator

Cài đặt phần mềm CPUz

sau đó chọn Yes, một bảng thông báo điều khoản sử dụng hiện lên, Tích vào I Accept the agreement rồi chọn Next

Điều khoản sử dụng phần mềm CPU-z

Sau đó chọn khu vực cài đặt phần mềm: Nên để mặc định và chọn Next

chọn Next, Next vài lần nữa, rồi chọn tiếp Install

Cài đặt phần mềm CPUz

Sau khi bạn nhận được thông báo như thế này là xong. Chọn Finish

Thông báo cài đặt phần mềm thành công

Hướng dẫn xem thông số trên phần mềm CPUz

Sau khi cài đặt phần mềm xong, bạn tiến hành mở phần mềm nên để xem cấu hình máy tính bạn đang sử dụng.

Kiểm tra cấu hình máy tính

Mỗi tab sẽ phân mục cho bạn các thông số chi tiết về máy tính của bạn bao gồm

#1. Tab CPU

  1. Name: CPU I5-10400 Đây là tên CPU máy tính sử dụng, CPU I5, đầu 10,
  2. Code name: Tên code của CHIP  [ ở đây là Commet Lake ] với socket 1200LA

Các thông số khác được hiển thị khá chi tiết trên phần mềm này. Bạn có thể tùy vào mục đích vào từng tab để kiểm tra cấu hình máy tính của bạn.

Vâng ! máy tính cấu hình cao thì ai cũng thích rồi đúng không? vậy làm thế nào để bạn có được chiếc máy tính cấu hình cao mà không phải mất tiền nâng cấp 😛

Nghe có vẻ hoang đường nhỉ, nhưng nó là hoàn toàn có thật đấy !

Ở trong bài viết này mình sẽ giúp bạn tự sướng với máy tính ở Lever cao nhất ᵔᴥᵔ , tức là từ chíp Intel® Pentium hoặc các đời thấp hơn sẽ biến thành chíp Intel® Core i7 hoặc là bất cứ lại Chíp nào mà bạn thích [>‿♥]

Thực ra thì thủ thuật này chỉ để nghịch thôi chứ nó chả có tác dụng mẹ gì cả, cấu hình cùi thì vẫn là cấu hình cùi thôi nhé, nói trước không nhiều bạn lại bảo mình tào lao, rảnh rỗi 😀 Okey, làm ngay thôi !

Đọc thêm:

#1. Thay đổi cấu hình máy tính như thế nào ?

Note: Trước khi thực hiện thị bạn nên backup lại toàn bộ Regedit nhé, để nếu không may gặp vấn đề gì thì mình còn có thể phục hồi lại dễ dàng.

Nếu chưa biết cách backup thì bạn hãy xem lại hướng dẫn backup lại Registry.

Đây là cấu hình máy tính lúc đầu của mình:

+ Bước 1: Rất đơn giản, bạn hãy mở hộp thoại Run ra [Windows + R] => nhập vào là regedit => và nhấn Enter.

+ Bước 2: Cửa sổ Registry Editer xuất hiện, bây giờ bạn hãy tìm theo đường dẫn sau:

HKEY_LOCAL_MACHINE\HARDWARE\DESCRIPTION\System\CentralProcessor\0

Xem thêm: Thủ thuật mở nhanh một đường dẫn bất kỳ trong Registry – 1 Click

+ Bước 3: Sau đó bạn nháy đúp chuột vào phần ProcessorNameString để sửa đổi cấu hình máy tính theo ý bạn.

Rồi! bây giờ thì bạn muốn viết hươu viết vượn gì cũng được 😛 . Ví dụ ở đây mình sẽ sửa lại thành Chíp Inter[R] Core[TM]i7….. nhé.

Note: Vì đây là Demo nên mình điền đại vào các thông số, còn nếu như bạn muốn làm giả chuyên nghiệp thì tìm kiếm với từ khóa chíp corei7 và nhập các thông số giống với chíp thật vào nhé 😀

Nhấn OK để đồng ý thay đổi, bây giờ ra xem kết quả thôi nào 😛

#2. Thay đổi Logo, thông tin trong Properties

Mình sẽ sử dụng một phần mềm có thên là 7OEMPropertiesLogoEditor, nếu như bạn chưa có có thể tải về tại đây hoặc tại đây !

Note: Ngoài ra còn có các phần mềm tương tự như OEM Logo Stamper hoặc là Windows 7 OEM Editor. Bạn sử dụng phần mềm nào cũng được vì cơ bản là nó giống nhau 😀

Sau khi tải về bạn hãy giải nén ra và chạy file 7OEMPropertiesLogoEditor.exe để chúng ta bắt đầu thiết lập thay đổi Logo cho windows.

Bạn nên kiếm một logo kích thước tầm 200×200 hoặc 250×250 nhé. Và logo phải là định dạng *.bmp nhé.

Tuy nhiên nếu như bạn đang ở định dạng khác ví dụ là *.jpg, *.png.. thì bạn có thể đổi về định dạng *.bmp như sau:

Nhấn chuột phải vào hình ảnh mà bạn muốn làm Logo => chọn Edit để chỉnh sửa hình ảnh.

Tiếp theo bạn làm lần lượt như hình bên dưới để lưu dưới định dạng *.BMP là xong.

Quay trở lại với phần mềm 7OEMPropertiesLogoEditor, bạn hãy nhập những thông tin cần thiết vào phần thiết lập.

Để chọn Logo thì bạn hãy nhấn vào Browse Image... => và chọn đến nơi lưu hình ảnh của bạn.

Nói chung là rất dễ thôi, không có gì khó khăn cả. Bạn hãy thiết lập đến khi ưng ý thì thôi, vì chương trình không yêu cầu Restart lại máy tính nên bạn thế thể thay đổi nhanh chóng.

Đây là hình ảnh sau khi đã thay đổi. Demo nên không được đẹp cho lắm 😀

Vậy thôi, nói chung bài viết chỉ mang tính chất tự sướng thôi và không có ý nghĩa gì nhiều. Hi vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn, chúc các bạn thành công!

Kiên Nguyễn – Blogchiasekienthuc.com

Note: Bài viết này hữu ích với bạn chứ? Đừng quên đánh giá bài viết, like và chia sẻ cho bạn bè và người thân của bạn nhé !

Video liên quan

Chủ Đề