Hợp đồng khoán việc 1 năm ký bao nhiêu lần năm 2024

Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng luật sư Khánh Hưng - Đoàn luật sư Hà Nội trả lời vấn đề bà Nga hỏi như sau:

Hợp đồng khoán việc [còn gọi là hợp đồng thuê khoán việc] là sự thỏa thuận của hai bên. Theo đó, bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và khi hoàn thành phải bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó. Bên giao khoán nhận kết quả công việc và có nghĩa vụ trả cho bên nhận khoán tiền thù lao đã thỏa thuận.

Có hai trường hợp áp dụng hợp đồng khoán việc, gồm:

- Khoán trọn gói: Bên giao khoán, khoán toàn bộ cho bên nhận khoán các chi phí, bao gồm chi phí vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động có liên quan để hoàn thành công việc.

Bên giao khoán trả cho người nhận khoán một khoản tiền bao gồm: Chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí nhân công; chi phí công cụ lao động, lợi nhuận phát sinh từ việc nhận khoán.

- Khoán nhân công: Người nhận khoán phải tự bảo đảm công cụ lao động để hoàn thành công việc. Người giao khoán trả cho người nhận một khoản tiền công lao động, trong đó đã bao gồm tiền khấu hao công cụ lao động.

Bộ luật Lao động năm 2012 không có quy định loại hợp đồng khoán việc. So sánh tính chất, đặc điểm của hợp đồng khoán việc với hợp đồng lao động, nhận thấy:

Hợp đồng lao động là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận việc chỉ cần dùng sức lao động để hoàn thành mọi yếu tố vật chất cho quá trình thực hiện công việc do người sử dụng lao động giao.

Hợp đồng khoán việc là hợp đồng mà người lao động với vai trò người nhận khoán, ngoài việc sử dụng sức lao động con người, họ còn phải tự mua sắm trang bị công cụ lao động [đối với trường hợp khoán nhân công] và cả chi phí nguyên liệu, vật liệu [đối với trường hợp khoán trọn gói] để hoàn thành công việc giao khoán.

Việc lựa chọn áp dụng hợp đồng lao động, hay hợp đồng khoán việc phải căn cứ vào tính chất, đặc điểm của từng loại hợp đồng đó.

Trên thực tế, có một số ít doanh nghiệp giả cách giao kết hợp đồng khoán việc thay vì phải giao kết hợp đồng lao động, nhằm trốn tránh nghĩa vụ đóng nộp BHXH, BHYT, BHTN đối với người lao động. Nếu hành vi gian dối bị phát hiện, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính do vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP đã được sửa đổi bởi Khoản 4, Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP.

Về thuế thu nhập cá nhân, hiện nay thu nhập chịu thuế từ tiền công, tiền lương và các khoản có tính chất tiền công tiền lương nhận được từ hợp đồng khoán việc được thực hiện theo quy định tại Điều 11 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 đã sửa đổi bổ sung năm 2012, 2014 và hướng dẫn tại Điều 11 Nghị định 65/2013/NĐ-CP đã sửa đổi bởi Khoản 8, Điều 2 Nghị định 12/2015/NĐ-CP.

Theo luật sư, đối với trường hợp giao kết hợp đồng khoán việc trọn gói [bao gồm khoán chi phí nhân công; chi phí nguyên liệu, vật liệu; chi phí công cụ lao động], để xác định đúng thu nhập chịu thuế từ tiền công cần phải xác định rõ chi phí nhân công [tiền công] trong hợp đồng đó.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

* Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật.

Giống như hợp đồng lao động, hợp đồng khoán việc cũng là một trong nội dung quan trọng mà người lao động hay người sử dụng lao động cần biết đến và hiểu rõ. Vậy hợp động khoán việc là gì? Người lao động có được hưởng chính sách từ BHYT, BHXH như ký hợp động lao động hay không?

Cùng Tuyển dụng VCCorp tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Hợp đồng khoán việc là gì?

Căn cứ theo quy định của Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng khoán việc có thể hiểu:

Hợp đồng khoán việc là sự thỏa thuận của hai bên [bên khoán việc và bên nhận khoán việc]. Theo đó bên nhận khoán có nghĩa vụ hoàn thành một khối lượng công việc nhất định theo yêu cầu của bên giao khoán và sau khi đã hoàn thành phải có trách nhiệm bàn giao cho bên giao khoán kết quả của công việc đó.

Còn bên giao khoán sẽ nghiệm thu kết quả công việc và có trách nhiệm trả thù lao cho bên nhận khoán việc theo như nội dung đã thoả thuận trong hợp đồng khoán việc đã giao kết.

Hợp đồng khoán việc gồm các loại nào?

Hợp đồng khoán việc toàn bộ

Hợp đồng khoán việc toàn bộ là trường hợp bên giao khoán [hay bên khoán việc] giao toàn bộ công việc cũng như các chi phí cần thiết khác [chi phí nhân công, chi phí vật liệu, lợi nhuận từ việc nhận khoán] để có thể hoàn thành công việc. Trong trường hợp này, khoản thù lao trả cho người nhận khoán việc sẽ bao gồm: tiền công lao động và các chi phí khác giúp người nhận khoán việc hoàn thành những công việc được giao.

Hợp đồng khoán việc từng phần

Hợp đồng khoán việc từng phần là trường hợp bên khoán việc không giao toàn bộ công việc cho người nhận khoán việc mà chỉ giao một phần công việc, do đó, người nhận khoán việc phải tự chi trả các công cụ, vật trang khác để hoàn thành công việc. Khi trả tiền thù lao khoán việc cho bên nhận khoán, bên khoán việc cần trả: tiền công lao động và tính thêm giá trị khấu hao của các công cụ lao động.

Quy định về hợp đồng khoán việc là gì?

Theo Bộ luật lao động 2019 thì không có quy định cụ thể nào về hợp đồng khoán việc, tuy nhiên, hợp đồng khoán việc sẽ được coi như một giao dịch dân sự và chịu sự điều chỉnh của pháp luật dân sự.

Mẫu hợp đồng giao khoán việc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-***—–

HỢP ĐỒNG GIAO KHOÁN VIỆC

[Số: 150 /HĐGKV]

Hà Nội, ngày 20 tháng 12 năm 2020

BÊN A [BÊN THUÊ]:

CÔNG TY:

Địa chỉ:

Điện thoại:

Fax:

Đăng ký kinh doanh:

Mã số thuế:

Đại diện:

Chức vụ:

BÊN B [BÊN ĐƯỢC THUÊ]:

Ông/bà:

Sinh ngày:

Địa chỉ:

CMND số:

Nơi cấp:

Hai bên đồng ý ký kết và thực hiện Hợp đồng khoán việc với các điều khoản sau đây:

Điều 1. Nội dung công việc

Bên A giao cho bên B thực hiện đăng ký sổ đỏ đất cho mảnh đất tại địa chỉ số 24 đường Phan Bội Châu, thành phố Nam Định

Điều 2. Tiến độ thực hiện công việc

Bên A yêu cầu bên B thực hiện nhanh chóng, khẩn trương trong khoảng thời gian 30 ngày, chậm nhất đến ngày 22/01/ 2021 bên B phải hoàn thành xong.

Điều 3. Thù lao và tiến độ thanh toán thù lao

3.1. Bên A sẽ trả thù lao cho Bên B để thực hiện các công việc nêu tại Điều 1 Hợp đồng giao khoán việc này. Tổng mức thù lao là: 20.000.000 VNĐ. [Bằng chữ: Hai mươi triệu việt nam đồng];

3.2. Sau khi Bên A chuyển cho Bên B các tài liệu, chứng từ cần thiết để Bên B tiến hành công việc thì Bên A sẽ tạm ứng cho Bên B số tiền là: 10.000.000 VNĐ;

3.3. Tiền thù lao còn lại Bên A sẽ thanh toán cho Bên B sau khi hoàn thành công việc theo hợp đồng.

3.4. Hình Thức thanh toán: Chuyển khoản

Điều 4. Quyền và nghĩa vụ của Bên A

4.1. Nghiên cứu kỹ các chứng từ – sổ sách kế toán cho Bên B cung cấp để quyết định cùng tham gia thực hiện;

4.3. Giao giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất cho bên B cho để làm thủ tục đăng ký quyền sử dụng đất;

4.4. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng này và của pháp luật.

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của Bên B

5.1. Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao cho mình giấy tờ có liên quan đến quyền sử dụng đất;

5.2.Yêu cầu bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất giao đất đủ diện tích, đúng hạng đất, loại đất, vị trí, số hiệu và tình trạng đất như đã thoả thuận;

5.3. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất được chuyển nhượng;

5.4. Trả đủ tiền, đúng thời hạn và đúng phương thức đã thoả thuận cho bên chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

5.5. Đăng ký quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;

5.6. Bảo đảm quyền của người thứ ba đối với đất chuyển nhượng;

5.7. Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của Hợp đồng này và quy định của pháp luật.

Điều 6. Điều khoản chung

6.1. Hai bên cam kết thi hành nghiêm chỉnh các điều khoản của hợp đồng này;

6.2. Mọi tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ được giải quyết trước tiên thông qua thương lượng. Trường hợp không thương lượng được thì tranh chấp sẽ do Tòa án có thẩm quyền giải quyết ;

6.3. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày ký và được thực hiện ngay sau khi Bên B nhận được tiền tạm ứng lần đầu ;

6.4. Hợp đồng này gồm trang Điều, được lập thành 02 bản bằng Tiếng Việt có hiệu lực pháp lý như nhau do mỗi bên giữ bản.

BÊN A BÊN B

[ký, đóng dấu ghi rõ họ tên] [ký, ghi rõ họ tên]

Một số lưu ý khi ký hợp đồng khoán việc

Như đã chia sẻ ở trên, hợp đồng khoán việc được chia thành hai loại là hợp đồng khoán việc toàn bộ và hợp đồng khoán việc từng phần. Vì vậy, trước khi đưa ra quyết định ký kết hợp đồng với bên giao khoán, bạn cần kiểm tra xem nội dung công việc và các điều kiện thỏa thuận có hợp lý và thỏa đáng không.

Xác định rõ tiền thù lao mà bên nhận khoán việc sẽ được nhận, từ đó, căn cứ để thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, BHXH… đối với nhà nước.

Khi ký kết hợp đồng, người nhận khoán việc cũng cần kiểm tra kỹ các thông tin về hiệu lực và thời gian thực hiện hợp đồng, những người có thẩm quyền lập và ký kết hợp đồng khoán việc.

Ngoài ra, người nhận khoán việc và người khoán việc cũng cần lưu ý đến các cách thức liên hệ giữa đôi bên, quyền lợi và nghĩa vụ cần được nêu rõ ràng, cụ thể, mức thù lao tương xứng với công việc được giao… tránh trường hợp khi có tranh chấp xảy ra.

Một số câu hỏi về hợp đồng khoán việc

Hợp đồng khoán việc có phải đóng BHXH không?

Căn cứ theo Bộ luật bảo hiểm xã hội 2006 hiện đang được áp dụng, những người lao động làm việc theo hợp đồng khoán việc không phải đóng BHYT, BHXH.

Chỉ bắt buộc đóng BHYT, BHXH trong trường hợp ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn hay hợp đồng xác định thời hạn đủ ba tháng trở lên.

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp lựa chọn cách ký kết hợp đồng khoán việc với người lao động để tránh không phải đóng BHXH, BHYT. Tuy nhiên, khi ký kết hợp đồng khoán việc hay hợp đồng lao động thì chúng ta đều cần phải xem xét lại bản chất công việc để đi đến việc ký kết phù hợp nhất, tránh trường hợp ký hợp đồng sai quy định, dẫn đến việc xử phạt hành chính.

Hợp đồng khoán việc được ký mấy lần

Hợp đồng khoán việc được giao kết với những công việc mang tính chất thời vụ, thường diễn ra trong một khoảng thời gian, thời điểm nhất định, và nội dung công việc có thể được định lượng bằng một khối.

Như vậy, người sử dụng chỉ được ký kết hợp đồng thời vụ tối đa 2 lần liên tiếp. Sau khi ký kết hợp đồng thời vụ hai lần liên tiếp nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng không xác định thời hạn.

Còn đối với những công việc mang tính chất ổn định, lâu dài thì doanh nghiệp sẽ áp dụng hợp đồng lao động theo một trong ba loại dưới đây:

  • HĐLĐ theo mùa vụ hay theo một công việc nhất định nào đó có thời hạn dưới 1 năm.
  • HĐLĐ có thời hạn xác định là hợp đồng mà hai bên xác định thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian đủ từ 1 - 3 năm.
  • HĐLĐ không xác định thời hạn cụ thể là hợp đồng mà không có sự xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng giữa hai bên.

Doanh nghiệp không được giao ước hợp đồng lao động theo mùa vụ hay theo một công việc cụ thể nào đó có thời hạn dưới 1 năm để làm những công việc có tính chất thường xuyên hơn 1 năm trừ trường hợp phải tạm thay thế người lao động đi thực hiện nghĩa vụ quân sự, ốm đau, nghỉ do chế độ thai sản, do tai nạn lao động hay nghỉ có tính chất tạm thời khác.

Trong trường hợp người sử dụng lao động ký kết hợp đồng khoán sai quy định sẽ bị phạt hành chính mức phạt từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy thuộc vào số lượng lao động vi phạm căn cứ theo nghị định 95/2013/NĐ – CP.

Tạm kết

Hy vọng những thông tin cần thiết về hợp đồng giao khoán là gì hay hợp đồng khoán việc kể trên sẽ giúp cho doanh nghiệp [đối tượng sử dụng người lao động] và bạn [đối tượng lao động] có những hiểu biết nhất định để tránh được những sai sót trong quá trình tham gia vào thị trường lao động.

Ký hợp đồng 1 năm bao nhiêu lần?

Đối với hợp đồng lao động có thời hạn, các bên tham gia sẽ tự thỏa thuận thời hạn có hiệu lực của hợp đồng [không được quá 3 năm kể từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, chỉ được ký tối đa 02 lần]. Do đó, nếu sau 02 lần tái ký mà muốn tiếp tục hợp đồng, các bên sẽ phải ký hợp đồng lao động không thời hạn.

Hợp đồng thử việc bao nhiêu lần?

Theo đó, người sử dụng lao động và người lao động chỉ được thử việc 01 lần đối với 01 công việc bằng cách ký hợp đồng thử việc hoặc thỏa thuận về nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động. Tuy nhiên, pháp luật không cấm thử việc nhiều lần với nhiều công việc khác nhau tại cùng một doanh nghiệp.

Hợp đồng khoán việc được ký bao nhiêu lần?

Người sử dụng chỉ được ký kết hợp đồng thời vụ tối đa 2 lần liên tiếp. Sau khi ký kết hợp đồng thời vụ hai lần liên tiếp nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng không xác định thời hạn.

Hợp đồng khoán việc trong thời gian bao lâu?

- Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. - Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Chủ Đề