Học sinh cấp 3 có được đi xe máy 110cc không

1. Quyền sở hữu xe

Đứng tên xe là một hình thức đăng ký quyền sở hữu chiếc xe đó một cách hợp pháp. Quyền sở hữu tài sản được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015. Mặt khác, pháp luật hiện hành không có quy định nào về giới hạn độ tuổi sở hữu xe gắn máy. Như vậy, người dưới 18 tuổi cũng có quyền đứng tên sở hữu xe như người trên 18 tuổi.

Tuy nhiên, người dưới 18 tuổi là người chưa thành niên theo quy định tại Điều 21 Bộ luật dân sự 2015 theo đó:

1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi. Hơn nữa, để thực hiện một giao dịch dân sự thì người dưới 18 tuổi cần phải thông qua người giám hộ theo Điều 21 BLDS 2015:

2. Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, việc đăng ký đứng tên xe gắn máy của người dưới 18 tuổi sẽ thông qua người giám hộ [cha, mẹ, ông, bà,...] của người đó thực hiện. Như vậy, trên giấy đăng ký xe sẽ có 2 tên: 1 là tên của người giám hộ, 1 là tên của người dưới 18 tuổi đứng tên xe đó.

2. Quyền sử dụng

Mặc dù pháp luật không giới hạn độ tuổi sở hữu phương tiện xe gắn máy nhưng lại có quy định về độ tuổi sử dụng xe tại Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008:

Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

Theo đó, với trường hợp người dưới 18 tuổi nhưng đã đủ 16 tuổi thì có thể được sử dụng, điều khiển xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50cm3; còn với những người dưới 16 tuổi kể cả khi đã có giấy tờ xe đứng tên mình nhưng vẫn chưa được sử dụng, điều khiển phương tiện.

Như vậy, có thể thấy pháp luật hiện hành vẫn rất linh hoạt trong việc đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản của mình mà không phụ thuộc vào việc giới hạn độ tuổi sở hữu, cụ thể trong trường hợp này là người dưới 18 tuổi vẫn có thể đứng tên mình trên giấy tờ sở hữu xe gắn máy theo quy định của BLDS 2015.

Tuy nhiên, quyền sử dụng phương tiện thì lại phụ thuộc vào độ tuổi của người lái xe, quy định cụ thể trong Luật GTĐB 2008 vừa phân tích ở trên. Trường hợp này em hoàn tòan có thể đứng tên xe máy em nhé.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn thắc mắc.

Trân trọng!


Tình trạng học sinh cấp 3 đi xe máy đến trường vẫn diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần nắm rõ loại xe phù hợp với độ tuổi của con em mình.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật nêu trên  – gọi tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Đủ 16 tuổi đã được phép đi xe máy

Tại khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 đã quy định về các độ tuổi được phép điều khiển phương tiện phù hợp. Cụ thể:

“a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

c] Người đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải từ 3.500 kg trở lên; lái xe hạng B2 kéo rơ moóc [FB2];

d] Người đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi; lái xe hạng C kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc [FC];

đ] Người đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi; lái xe hạng D kéo rơ moóc [FD];

e] Tuổi tối đa của người lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.”

Như vậy, căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 60 Luật Giao thông đường bộ 2008, người từ đủ 16 tuổi [tương đương độ tuổi học sinh cấp 3 hiện nay] đã được phép điều khiển xe máy nhưng có dung tích xi-lanh dưới 50cm3.

Chính vì vậy, các bậc phụ huynh muốn đảm bảo an toàn giao thông cho con cái cần sử dụng loại xe phù hợp với lứa tuổi của các em.

Mọi vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật đường bộ đều có thể được giải đáp kịp thời bởi đội ngũ luật sư và chuyên viên pháp lý chất lượng. Để tìm hiểu chi tiết, vui lòng truy cập Tổng đài tư vấn giao thông đường bộ

Học sinh cấp 3 đi xe máy có cần giấy phép lái xe?

Việc mang theo giấy phép lái xe trở thành điều kiện cần thiết đối với người đi xe máy khi tham gia giao thông.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 59 Luật Giao thông đường bộ 2008, giấy phép lái xe máy chỉ áp dụng với người điều khiển mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên.

Trường hợp xe gắn máy có dung tích dưới 50cm3 dành cho người từ đủ 16 tuổi thì không cần thiết phải có giấy phép lái xe.

Mặc dù vậy, các bậc phụ huynh vẫn nên nhắc nhở học sinh, khi điều khiển xe máy cần chú ý tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn giao thông tránh tai nạn đáng tiếc xảy ra.

Các nội dung khác có liên quan:

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật lao động được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, Email:.

Cho em hỏi,  là nếu em chạy mà bị cảnh sát giao thông thổi phạt thì em sẽ bị phạt bao nhiêu tiền, có bị giam giữ xe không?

Luật sư tư vấn: Theo Điều 60, Luật Giao thông đường bộ 2008 [hiện hành] có quy định về độ tuổi tham gia giao thông như sau:

“Điều 60. Tuổi, sức khỏe của người lái xe

1. Độ tuổi của người lái xe quy định như sau:

a] Người đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3;

b] Người đủ 18 tuổi trở lên được lái xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự; xe ô tô tải, máy kéo có trọng tải dưới 3.500 kg; xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi;

...” 

Học sinh chưa đủ tuổi đi xe máy trên 50 phân khối sẽ bị phạt tiền.

Trong trường hợp của bạn sinh năm 2003, như vậy hiện nay bạn chưa đủ 18 tuổi, nếu điều khiển xe máy có dung tích xi – lanh 50 cm3 trở lên là vi phạm quy định pháp luật hiện hành.

Do bạn chưa cung cấp đầy đủ thông tin về ngày tháng năm sinh cụ thể nên mình sẽ chia làm hai trường hợp theo Điều 21 Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt như sau:

Trường hợp 1: Bạn chưa đủ 16 tuổi sẽ phạt cảnh cáo theo khoản 1, Điều 2

1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy [kể cả xe máy điện] và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.

Trường hợp 2: Bạn đủ từ 16 tuổi sẽ bị phạt tiền theo khoản 4, Điều 21.

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a] Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;

Ngoài ra, người giao xe [chủ xe] cho người vi phạm sẽ bị phạt theo quy định tại Điểm đ, Khoản 4, Điều 30, Nghị định 46/2016/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông [bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng].

Như vậy, với độ tuổi của bạn nên điều khiển xe máy có dung tích dưới 50 cm3 theo đúng quy định pháp luật để không bị xử phạt như trên bạn nhé!

Tư vấn bởi Luật sư Lan Oanh, Quận Thủ Đức, TP.HCM - Thuộc Cộng đồng Luật sư IURA

Đó cũng là một nội dung được các luật sư lưu ý trong buổi tọa đàm ngăn chặn và phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em và thanh thiếu niên vi phạm pháp luật.

Video liên quan

Chủ Đề