Học sinh cần làm gì để đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại các cổng trường học

Cuộc thi An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021 đã chính thức được bắt đầu với phần thi trắc nghiệm và tự luận. Sau đây là gợi ý trả lời câu hỏi tự luận An toàn giao thông cho nụ cười ngày mai 2021 khối THCS với nội dung: Nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em? Mời các bạn cùng tham khảo.

1. Một số nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường

Nhà trường cần tổ chức triển khai ký cam kết với cha mẹ học sinh không giao xe máy cho học sinh khi chưa đủ tuổi, chưa có giấy phép lái xe và cam kết đội mũ bảo hiểm cho học sinh khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy.

Tổ chức 100% học sinh cam kết nghiêm chỉnh chấp hành Luật Giao thông, chú trọng việc đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe máy, xe đạp điện khi tham gia giao thông.

– Không tụ tập trước cổng trường.

– Không nô đùa, xô đẩy nhau khi ra khỏi trường.

– Khi tan học khẩn trương đi theo một hàng rồi ra về, khi sang đường phải chú ý quan sát xe hai bên.

– Đi đúng tốc độ, không lạng lách, đánh võng.

– Không sử dụng chất kích thích khi tham gia lái xe.

– Tuyệt đối không được điều khiển xe máy khi chưa đủ tuổi.

– Tuân theo sự chỉ dẫn, phân làn của cảnh sát giao thông hoặc lực lượng chức năng của nhà trường.

– Phụ huynh phải đội mũ bảo hiểm cho con khi tham gia giao thông, khi đưa đón phải đậu xe đúng nơi quy định

– Không đi xe hàng 2 hàng 3.

– Học sinh đi xe đạp điện, xe máy điện cần đội mũ bảo hiểm đúng quy cách và đạt chất lượng.

– Phụ huynh đưa đón học sinh [HS] đậu theo đúng vị trí, sơ đồ địa điểm bố trí của nhà trường.

2. Tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường

3. Hãy xây dựng kế hoạch tuyên truyền giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại cổng trường 

1. Mục đích

– Tuyên truyền an toàn giao thông, góp phần xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh.

– Nâng cao ý thức trách nhiệm của toàn thể giáo viên học sinh, phụ huynh, … khi tham gia giao thông.

– Góp phần giảm thiểu ùn tắc gây tai nạn giao thông, bảo vệ sức khỏe mọi người.

2. Yêu cầu

– Tất cả mọi người cần xác định rõ được tầm quan trọng của việc giữ gìn trật tự, an toàn giao thông tại cổng trường.

– Mọi thành viên phải thực hiện nghiêm túc, chấp hành các quy định về an toàn giao thông, từng bước xây dựng văn hóa giao thông trường học theo hướng “Trật tự, an toàn, văn minh, thân thiện”.

3. Đối tượng tham gia

Tất cả mọi người, đặc biệt là phụ huynh và học sinh.

4. Nội dung chính và cách tiến hành

+ Biên tập và in ấn các tài liệu [tờ gấp, pano, aphich, tranh cổ động…] tuyên truyền về giáo dục an toàn giao thông.

+ Trực tiếp tham gia các buổi vận động tuyên truyền về an toàn giao thông cho các bạn ở lớp, ở trường.

+ Tham gia các buổi sinh hoạt tập thể, hoạt động ngoài giờ lên lớp về giáo dục an toàn giao thông trong trường.

+ Tổ chức và tham gia các hội thi về tuyên truyền, giáo dục trật tự an toàn giao thông cho học sinh.

Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của Thiquocgia.vn.

Tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông trên cả nước ta hiện nay thực sự là một thảm hoạ. Vì thế cần thiết toàn xã hội phải cùng chung sức, đồng lòng kéo giảm tai nạn giao thông. Để góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông thì mỗi người hãy tự xem mình là một cảnh sát giao thông, để vận động mọi người và nhắc nhở chính mình luôn nghiêm chỉnh chấp hành luật lệ giao thông. Có như vậy thì số vụ tai nạn giao thông cũng như số người thương vong vì tai nạn giao thông mới có thể nhanh chóng kéo giảm. Về phần mình, tôi nghĩ 10 việc cần làm để có thể góp phần bảo đảm trật tự an toàn giao thông như sau:

Một: Mọi người cần dán lên vách nhà Luật Giao thông đường bộ để hằng ngày, hằng giờ ta nhìn thấy, từ đó nắm rõ luật mà nghiêm chỉnh chấp hành. Đồng thời ta cần thường xuyên nghe đài, xem báo để hiểu rõ những quy định mới về bảo đảm trật tự an toàn giao thông. Trên các đường phố cần có nhiều tấm biển tuyên truyền trực quan về Luật Giao thông.

Hai: Đừng nên xem thường việc đội mũ bảo hiểm hay đội mũ bảo hiểm kém chất lượng, vượt qua đèn đỏ, chạy quá tốc độ, sử dụng điện thoại di động khi lái xe, sử dụng còi xe sai quy định, đi bộ không đúng nơi quy định… Đừng cho đó là chuyện nhỏ mà hãy xem đó là tội ác vì có thể gây thương vong cho bao người khác. Tuyệt đối không được lấn chiếm lòng, lề đường làm nơi kinh doanh buôn bán. Mọi người không được uống rượu bia khi tham gia giao thông. Nếu lỡ uống rượu nên đi xe buýt hay các phương tiện công cộng khác cho an toàn.

Ba: Cần mạnh dạn đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Giao thông đường bộ như sẵn sàng tố giác khi phát hiện thanh niên đua xe trái phép, bọn “đinh tặc”… Khi thấy cảnh sát giao thông đối phó với đối tượng vi phạm chống lại người thi hành công vụ thì mọi người cần hỗ trợ, làm như vậy để răn đe người vi phạm sẽ không tái phạm.

Bốn: Cha mẹ cần tuân thủ Luật Giao thông đường bộ để làm gương cho con cái. Nếu như cha mẹ lái xe mô tô mà vượt đèn đỏ hay không đội mũ bảo hiểm thì làm sao con cái chấp hành tốt những quy định này. Cha mẹ cần quản lý con em mình,  không để con em quá nhỏ tuổi tự đi học, các em học sinh lớn hơn nhưng chưa đủ tuổi, chưa được cấp giấy phép lái xe thì không được cho lái xe gắn máy.

Năm: Các ngành chức năng cần định kỳ kiểm tra sức khoẻ lái xe, không cấp giấy phép lái xe cho người nghiện rượu, bia và các chất kích thích khác. Trường hợp đã có giấy phép lái xe phải buộc người đó cai nghiện, không cho điều khiển phương tiện. Người nghiện nặng không thể cai nghiện được thì phải thu hồi giấy phép lái xe, cấm điều khiển phương tiện. Quy định trách nhiệm của các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị có lái xe nghiện rượu, bia gây tai nạn hay chạy quá tốc độ, chở quá khổ, quá tải.

Sáu: Nhà trường cần thường xuyên tuyên truyền Luật Giao thông đường bộ và có biện pháp ngăn ngừa tình trạng học sinh vi phạm Luật Giao thông. Có thể hạ bậc hạnh kiểm nếu học sinh vi phạm trật tự an toàn giao thông.

Bảy: Cần thể hiện lòng nhân ái khi tham gia giao thông như cứu giúp người bị tai nạn, đưa người bị nạn đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.

Tám: Luôn có thái độ ứng xử có văn hoá khi tham gia giao thông. Thực tế đã có biết bao người chỉ vì có thái độ hành xử kém văn hoá như gây gổ, đánh nhau mà làm cho giao thông bị ùn tắc, thậm chí tạo nguy cơ tai nạn giao thông.

Chín: Nếu lỡ vi phạm Luật thì ta cần nghiêm chỉnh chấp hành việc xử phạt của cảnh sát giao thông và cần rút kinh nghiệm để không vi phạm nữa.

Mười: Mong sao cảnh sát giao thông cần tăng cường hơn nữa công tác tuần tra, xử lý vi phạm. Thực tế có rất nhiều người vi phạm Luật Giao thông đường bộ về ban đêm; do vậy cần tăng cường tuần tra kiểm soát vào ban đêm để xử phạt người vi phạm.

10 điều trên, theo tôi là rất đơn giản nhưng thiết thực, tôi mạo muội “hiến kế” để mong mọi người cùng nâng cao ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ. Bởi lẽ, nếu như đa số người tham gia giao thông đều chấp hành nghiêm luật lệ giao thông, mà còn có một vài người thiếu ý thức, thì tai nạn vẫn tiếp tục xảy ra. Còn gì đau lòng hơn khi hằng ngày trôi qua chúng ta lại phải chứng kiến, nghe tin có bao người phải từ giã cuộc đời vì tai nạn giao thông. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn Ban tổ chức cuộc thi đã tạo điều kiện cho bạn đọc khắp nơi hiến kế để góp phần kéo giảm tai nạn giao thông.

NGUYỄN THANH DŨNG

[Giáo viên trường THCS Gò Đen, huyện Bến Lức, tỉnh Long An]

Hiện nay, việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ là một trong những nội dung được tuyên truyền phổ biến hiện nay. Theo đó, tại một số trường học cũng thực hiện việc triển khai vấn đề này tại các cấp học tiểu học, trung học cơ sở, trung học mầm non,…

Theo đó, trong bài viết này chúng tôi sẽ đề cập tới câu trả lời cho vướng mắc nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?, định nghĩa về nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông? Và tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường.

Mời quý vị tham khảo bài viết chi tiết của chúng tôi dưới đây, hi vọng sau khi tham khảo xong bài viết có thể giúp quý vị giải đáp được vướng mắc của mình.

Nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường là gì?

Nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường là một trong nội dung được tuyên truyền phổ biến tại trường học, theo đó việc đưa ra các nguyên tắc này giúp các học sinh, phụ huynh, cán bộ trong nhà trường nâng cao ý thức và đảm bảo về an toàn cho chính bản thân và những người xung quanh.

Việc đưa ra nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường đòi hỏi các học sinh và những người liên quan thực hiện và tuân thủ theo.

Tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường?

Trước khi đi vào nội dung về nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?, ở phần mục này của bài viết chúng tôi sẽ giải thích về lý do tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường, cụ thể như sau:

– Tạo ra cho các học sinh học tập tại ngôi trường đó có một môi trường an toàn, từ đó tạo ra môi trường để các em học sinh có thể học tập và rèn luyện.

– Đảm bảo trật tự an toàn giao thông ở cổng trường không chỉ giúp các học sinh có môi trường học tập mà còn giúp các em rèn luyện về tính chấp hành các quy định về luật giao thông đúng quy đinh ở cổng trường và cả các địa điểm khác.

– Cùng với đó, việc đảm bảo trật tự này cũng giảm thiểu tối đa tình trạng về tai nạn giao thông ở trong học đường nói riêng và đời sống hằng ngày nói chung.

– Đảm bảo về sự an toàn về sức khỏe, tính mạng cho chính học sinh, phụ huynh, các cán bộ nhân viên của nhà trường đó.

– Tạo ra ý thức trong khi tham gia giao thông một cách văn minh, tiến bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển hiện nay, từ đó góp phần xây dựng trật tự, an toàn tham gia giao thông.

– Việc một cá nhân, tổ chức nào đó mà chấp hành việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường còn giúp thúc đẩy nâng cao ý thức con người, tự chủ động nhìn nhận về bản thân, học tập và noi theo.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả trong việc đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường, thì cần:

– Tuyên truyền về các vấn đề an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông

– Ngoài ra, mỗi chúng ta cần có ý thức trách nhiệm với chính bản thân mình khi tham gia giao thông để có thể giáo dục học sinh, con em chúng ta,….

– Tổ chức các hoạt động cũng như các buổi tuyên truyền thông qua phát tờ rơi, phát thanh trên các loa đài thông báo ở nhà trường hoặc giáo viên có thể tuyên truyền trực tiếp cho học sinh khi học ở trên lớp tại các buổi sinh hoạt, các buổi ngoại khóa.

Ở nội dung này, chúng tôi xin giới thiệu tới quý vị về nội dung để trả lời cho câu hỏi nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?. Mời quý vị cùng tham khảo trong mục nội dung dưới đây của bài viết này.

– Thứ nhất: Hiện nay, hầu hết các nhà trường đều triển khai ký cam kết với các phụ huynh của học sinh về việc không giao xe cho các em học sinh khi chưa đủ độ tuổi để điều khiển xe, chưa có giấy phép lái xe.

Ngoài ra, khi đã đáp ứng đủ điều kiện về độ tuổi để điều khiển phương tiện tham gia giao thông như xe gắn máy cần phải cam kết về vấn đề chấp hành các quy định liên quan về luật giao thông đường bộ như mang đầy đủ các giấy tờ khi tham gia giao thông [ giấy phép lái xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, đăng ký xe,….]; đội mũ bảo hiểm và đội đúng theo quy cách; không lạng lách;….

– Thứ hai: Không được tụ tập trước cổng trường.

– Thứ ba: Không xô đẩy, nô đùa khi ra khỏi trường học.

– Thứ tư: Lúc tan học cần khẩn trương đi theo đúng hàng lối về, cùng với đó là cần chú ý quan sát xe hai bên để đảm bảo an toàn.

– Thứ năm: Đối với các loại phương tiện như xe gắn máy, xe đạp điện hoặc xe mô tô, các loại xe tương tự cần đội mũ bảo hiểm cho người điều khiển xe và cả người ngồi sau xe.

– Thứ sáu: Điều khiển xe đi đúng tốc độ theo quy định, không được đánh võng, lạng lách gây nguy hiểm.

– Thứ bảy: Khi tham gia giao thông điều khiển xe thì không được sử dụng các chất kích thích như: rượu, bia,….

– Thứ tám: Không sử dụng điện thoại, các thiết bị điện tử khi lái xe.

– Thứ chín: Đối với phụ huynh khi đón con tan học cần đội mũ bảo hiểm cho con khi điều khiển phương tiện theo quy định phải đội mũ bảo hiểm, khi đón con cần thực hiện việc đỗ và dừng xe đúng nơi mà nhà trường đã bố trí tránh tình trạng ùn tắc, kẹt xe và chen lấn nhau ở trước cổng trường học.

– Thứ mười: Không đi xe dàn hàng hai, hàng ba khi tan học và những nơi khác.

Trên đây, là toàn bộ nội dung liên quan đến câu trả lời cho câu hỏi nêu một số nguyên tắc để đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường em?, định nghĩa về nguyên tắc đảm bảo trật tự an toàn giao thông? Và tại sao phải đảm bảo trật tự an toàn giao thông tại cổng trường.

Cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết trên.

Video liên quan

Chủ Đề