Hemoglobin tăng trong trường hợp nào

Nếu mức Hemoglobin trong cơ thể thấp, bạn có nguy cơ bị thiếu máu. Tuy nhiên, khi mức huyết sắc tố trong máu tăng cao, nó có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của bạn.

Hemoglobin là gì?

Hemoglobin hay còn gọi là huyết sắc tố là một protein chứa sắt có trong hồng cầu. Hemoglobin có nhiệm vụ chính là vận chuyển oxy cho cơ thể. Hàm lượng Hemoglobin được đo bằng xét nghiệm máu và được đo bằng chỉ số g/dL.

==>> Xem thêm: Hemoglobin là gì?

Lượng Hemoglobin bình thường ở nam và nữ thường khác nhau. Ở nam giới, lượng Hemoglobin thường năm trong khoảng từ 13 đến 17,2g/dL. Ở nữ là 12,1 đến 15,1g/dL. Nếu nồng độ Hemoglobin ở nam cao hơn 17,2 g/dL và ở nữ cao hơn 16g/dL thì người đó đang có mức Hemoglobin cao. Ở trẻ em thì khác, hàm lượng Hemoglobin sẽ thay đổi theo tuổi.

Chỉ số Hemoglobin tăng cao do đâu?

Hàm lượng Hemoglobin tăng cao đồng nghĩ với hồng cầu tăng cao bởi mỗi tế bào máu có thể không có cùng một lượng Hemoglobin. Do đó, sẽ có trường hợp lượng hemoglobin tăng cao ở một vài tế bào hồng cầu trong khi các tế bào hồng cầu còn lại thì nó vẫn nằm trong giới hạn bình thường.

==>> Xem thêm: Ý nghĩa của chỉ số Hemoglobin

Hàm lượng Hemoglobin tăng cao cũng xảy ra thường xuyên khi cơ thể cần tăng khả năng vận chuyển oxy để cung cấp cho các tế bào, nguyên nhân do

  • Hút thuốc lá quá nhiều
  • Sống ở khu vực cao, ít oxy

Nguyên nhân ít gặp hơn gây tăng hàm lượng Hemoglobin bao gồm

  • Sản sinh hồng cầu tăng lên để bù đắp cho mức oxy trong máu thấp do chức năng tim và phổi kém
  • Rối loạn chức năng tuỷ xương dẫn đến tăng khả năng sản sinh ra hồng cầu
  • Một số loại thuốc hoặc Hormone có thể kích thích sản xuất hồng cầu

Bên cạnh đó, người  mắc các bệnh dưới đây sẽ có hàm lượng Hemoglobin cao

  • Người mắc bệnh COPD và bệnh phổi
  • Người mắc bệnh bẩm sinh
  • Người bị suy tim
  • Người bị ung thư thận
  • Người mắc ung thư gan

Làm thế nào để xác định được hàm lượng Hemoglobin cao?

Nếu mặt và tay chân của bạn đỏ ửng thì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo huyết sắc tố tăng cao. Người bị huyết sắc tố tăng cũng thường bị chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, thị lực kém, chảy máu mũi và đau nhẹ ở vùng bụng.

Bên cạnh đó, để có thể kiểm tra chính xác hàm lượng Hemoglobin, bạn nên đến những phòng khám, cơ sở y tế uy tín sử dụng các hệ thống đo Hemoglobin để có được kết quả kiểm tra chính xác nhất. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thùy Nhung - Trưởng khoa Xét nghiệm - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi là một trong những xét nghiệm quan trọng và thường quy, được sử dụng nhiều nhất trong các xét nghiệm huyết học. Đây là xét nghiệm mà hầu hết các bệnh nhân khi nhập viện đều phải làm. Một trong các chỉ số xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi quan trọng là chỉ số HgB. Vậy chỉ số HgB trong xét nghiệm máu có ý nghĩa gì?

Chỉ số HgB là viết tắt của hemoglobin - một loại phân tử protein có trong hồng cầu, có nhiệm vụ vận chuyển oxy và tạo sắc tố đỏ cho hồng cầu.

Giá trị của chỉ số HgB thay đổi tùy theo giới tính:

  • Nam: 13 - 16g/dl.
  • Nữ: 12.5 - 14.2g/dl.

Chỉ số HgB tăng khi bị mất nước, mắc các bệnh tim và phổi; giảm khi bị thiếu máu, chảy máu và các phản ứng gây tan máu khác.

Xét nghiệm máu cho biết giá trị chỉ số HgB

2. Chỉ số HgB có ý nghĩa gì?

Chỉ số HgB là một trong ba chỉ số dùng để chẩn đoán tình trạng thiếu máu, đó là: RBC - Red Blood Cell cho biết số lượng hồng cầu, HCT - Hematocrite cho biết dung tích hồng cầu và HGB - Hemoglobin cho biết lượng huyết sắc tố. Nếu hai trong ba chỉ số trên thấp hơn so với bình thường thì được chẩn đoán là thiếu máu. Ngoài ra theo Tổ chức Y tế Thế giới [WHO], dựa vào chỉ số HgB có thể chẩn đoán thiếu máu nếu:

  • Nam: Chỉ số HgB < 13 g/dl [130 g/l];
  • Nữ: Chỉ số HgB < 12 g/dl [120 g/l];
  • Người lớn tuổi, phụ nữ đang mang thai, trẻ em: Chỉ số HgB < 11 g/dl [110 g/l].

Trên lâm sàng, chỉ số HgB dùng để đánh giá tình trạng bệnh nhân có cần truyền máu hay không:

  • Chỉ số HgB > 10g/dl: Bị thiếu máu nhẹ và không cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB 8 - 10g/dl: Bị thiếu máu vừa và cân nhắc nhu cầu truyền máu;
  • Chỉ số HgB 6 - 8 g/dl: Bị thiếu máu nặng và cần truyền máu;
  • Chỉ số HgB < 6g/dl: Truyền máu cấp cứu.

3. Vì sao phụ nữ thường có chỉ số HgB thấp hơn đàn ông?

Kinh nguyệt và thai kỳ là hai nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng thiếu máu ở phụ nữ và do đó chỉ số HgB ở phụ nữ thường thấp hơn. Trong đó, thiếu máu ở phụ nữ đang mang thai là vấn đề chăm sóc sức khỏe sinh sản, cần được quan tâm đặc biệt.

Khi mang thai, nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lượng máu để cung cấp oxy và dưỡng chất cho bào thai nên nhu cầu sắt và axit folic cũng tăng lên để tạo hồng cầu. Nếu chế độ dinh dưỡng của người mẹ không đúng và đầy đủ, sẽ dễ dẫn đến tình trạng thiếu máu do sự thiếu hụt các thành phần tạo máu như sắt và axit folic. Vì vậy, xét nghiệm máu khi mang thai là yêu cầu được thực hiện để kiểm tra tình trạng thiếu máu của phụ nữ mang thai.

Xét nghiệm máu khi mang thai

4. Phòng thiếu máu và giảm chỉ số HgB

Để phòng ngừa tình trạng thiếu máu, chúng ta cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ các chất. Các thực phẩm giàu sắt và axit folic có thể kể đến là thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu, rau xanh, các chế phẩm từ đậu nành cũng giúp bổ sung vitamin B12. Ngoài ra, các loại trái cây giàu vitamin C cũng giúp tăng cường sức đề kháng và làm tăng khả năng hấp thu sắt.

Để bổ sung đầy đủ lượng sắt và axit folic cho cơ thể, hạn chế tình trạng thiếu máu, có thể uống viên sắt có kết hợp axit folic. Tuy nhiên, lưu ý nên uống viên sắt giữa hai bữa ăn, hoặc uống vào bữa tối trước khi đi ngủ, không uống kèm viên sắt với trà hoặc sữa.

Khám sức khỏe và xét nghiệm máu định kỳ để tầm soát và giúp phát hiện sớm tình trạng thiếu máu, từ đó có cách điều trị hiệu quả.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số 02439743556 hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 15% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 17/10 - 31/12/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Bất đồng nhóm máu mẹ con gây nên điều gì?
  • Bất đồng nhóm máu khi mang thai: Những điều cần biết
  • Bất đồng nhóm máu mẹ con có nguy hiểm?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Hà Nội.

Dịch vụ từ Vinmec

Chủ Đề