Hệ số khả năng thanh toán nợ dài hạn

Nợ dài hạn là một chỉ số xuất hiện trong báo cáo tài chính của mọi doanh nghiệp và góp phần phản ánh tình hình tài chính cũng như khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp đó trong tương lai. Vậy bạn đã thật sự hiểu rõ về nợ dài hạn hay chưa? Bài viết dưới đây của Chứng khoán Vina sẽ giúp bạn làm rõ những thắc mắc này.

Nợ dài hạn là gì?

Nợ dài hạn [Tiếng anh: Long term Liabilities] là tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp có thời hạn thanh toán còn lại trên 12 tháng hoặc dài hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm lập báo cáo. [Theo quy định tại Thông tư 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài Chính]

Để thanh toán các khoản nợ dài hạn, doanh nghiệp có thể sử dụng thu nhập ròng từ kinh doanh, thu nhập từ lợi nhuận trong tương lai hoặc bằng tiền mặt từ các hợp đồng nợ mới. Vị trí của nợ dài hạn trong Bảng cân đối kế toán là sau nợ ngắn hạn và bao gồm từng khoản mục được liệt kê rõ ràng.

Có một trường hợp đặc biệt đối với nợ dài hạn và nợ ngắn hạn, đó là khoản nợ được tái cấp vốn có thể chuyển từ nợ ngắn hạn sang nợ dài hạn.

Vậy nợ dài hạn là tài sản hay nguồn vốn? Nợ dài hạn vừa đồng thời là tài sản, vừa là nguồn vốn. Tuỳ vào mục đích sử dụng của doanh nghiệp, nợ dài hạn sẽ được xác định khác nhau.

Nợ dài hạn bao gồm những gì?

Nợ dài hạn được quy định tại điểm [g], mục 1.4 khoản 1, điều 112 Thông tư 200/2014/TT-BTC. Cụ thể, nợ dài hạn bao gồm các chỉ tiêu dưới đây:

  • Phải trả người bán dài hạn [Mã số 331]: Phản ánh số tiền còn phải trả cho người bán có thời hạn thanh toán dài hơn 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.
  • Người mua trả tiền trước dài hạn [Mã số 332]: Đây là số tiền được người mua ứng trước khi mua hàng hoá/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc tài sản cố định, bất động sản. Doanh nghiệp có nghĩa vụ cung cấp trên 1 năm hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Tuy nhiên, chỉ tiêu này sẽ không bao gồm các khoản doanh thu nhận trước.

  • Chi phí phải trả dài hạn [Mã số 333]:
    • Giá trị các khoản nợ do đã nhận hàng hóa nhưng chưa có hóa đơn hoặc các khoản chi phí chưa có đủ hồ sơ nhưng chắc chắn phát sinh cần phải được tính trước vào chi phí sản xuất, kinh doanh.
    • Doanh nghiệp chỉ phải trả các chi phí này sau 12 tháng hoặc sau chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo. Chẳng hạn như lãi vay phải trả của kỳ báo cáo chỉ phải trả khi hợp đồng vay đáo hạn.
  • Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh [Mã số 334]: Các khoản nợ đơn vị cấp dưới phải trả cho đơn vị cấp trên về vốn kinh doanh. Nó được ghi trong Bảng cân đối kế toán đơn vị cấp dưới không có tư cách pháp nhân hạch toán phụ thuộc.
  • Phải trả nội bộ dài hạn [Mã số 335]: Các khoản phải trả nội bộ giữa đơn vị cấp trên và đơn vị trực thuộc [các đơn vị này không có tư cách pháp nhân] hạch toán phụ thuộc hoặc giữa các đơn vị hạch toán phụ thuộc trong doanh nghiệp. Khoản phải trả sẽ có kỳ hạn thanh toán trên 12 tháng hoặc hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.
  • Doanh thu chưa thực hiện dài hạn [Mã số 336]: các khoản doanh thu chưa thực hiện tương ứng với phần nghĩa vụ trong sau 12 tháng hoặc sau một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo mà doanh nghiệp sẽ phải thực hiện.
  • Phải trả dài hạn khác [Mã số 337]: Các khoản phải trả khác nằm ngoài các khoản nợ phải trả đã phản ánh ở các chỉ tiêu khác, có kỳ hạn thanh toán còn lại trên 1 năm hoặc dài hơn một chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tại thời điểm báo cáo.
  • Vay và nợ thuê tài chính dài hạn [Mã số 338]: Thể hiện các khoản doanh nghiệp nợ ngân hàng, tổ chức, công ty tài chính và các đối tượng khác, có kỳ hạn thanh toán dài hơn 1 năm hoặc một chu kỳ sản xuất, kinh doanh tại thời điểm báo cáo.
  • Trái phiếu chuyển đổi [Mã số 339]: Phản ánh giá trị phần nợ gốc của trái phiếu chuyển đổi mà doanh nghiệp đã phát hành tại thời điểm báo cáo.
  • Cổ phiếu ưu đãi [Mã số 340]: Phản ánh giá trị ưu đãi của cổ phiếu so với mệnh giá mà bắt buộc người phát hành phải mua tại thời điểm đã được xác định trong tương lai.
  • Thuế thu nhập hoãn lại phải trả [Mã số 341]: số thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả tại thời điểm báo cáo.

Trong trường hợp các khoản chênh lệch tạm thời chịu thuế và chênh lệch tạm thời được khấu trừ có liên quan đến cùng một đối tượng nộp thuế và giải quyết với cùng một cơ quan thuế thì số tiền chi trả cho thuế thu nhập hoãn lại và tài sản thuế hoãn lại có thể được bù trừ cho nhau.

Lúc này chỉ tiêu “Thuế thu nhập hoãn lại phải trả” phản ánh khoảng chênh lệch giữa tài sản thuế hoãn lại nhỏ hơn thuế thu nhập hoãn lại phải trả.

Ngoài ra, nợ dài hạn còn bao gồm:

  • Dự phòng phải trả dài hạn [Mã số 342]: Phản ánh khoản tiền dự phòng cho các khoản dự kiến phải trả sau 12 tháng hoặc sau chu kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường tiếp theo tại thời điểm báo cáo, ví dụ như:
    • Dự phòng cho các vấn đề bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.
    • Dự phòng tái cơ cấu.
    • Chi phí trích trước để dự phòng sửa chữa tài sản cố định định kỳ, chi phí hoàn nguyên môi trường trích trước và các chi phí khác.

Các khoản dự phòng phải trả thường không chắc chắn về thời gian trả cũng như giá trị phải trả, chúng được xác định bằng các ước tính những khoản cần phải dự phòng.

  • Quỹ phát triển khoa học và công nghệ [Mã số 343]: Số tiền quỹ chưa sử dụng tại thời điểm báo cáo.

Cách xác định các chỉ tiêu trong nợ dài hạn

Nợ dài hạn là chỉ số thể hiện khả năng doanh nghiệp thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong khoảng thời gian dài. Đồng thời phản ánh hiệu quả của khoản vay trong quá trình đầu tư của doanh nghiệp.

Các chỉ số liên quan đến nợ dài hạn càng cao đồng nghĩa với việc doanh nghiệp đang có nguy cơ mất khả năng kiểm soát và trả các khoản nợ.

Để nghiên cứu nợ dài hạn và từ đó phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp, nhà đầu tư cần quan tâm đến các hệ số bao gồm:

Hệ số nợ dài hạn = Nợ dài hạn/[Nợ dài hạn + Vốn chủ sở hữu]

Hệ số khả năng trả lãi = Lợi nhuận trước thuế và lãi vay/Lãi vay

Các hệ số này sẽ cho thấy tiềm năng tạo ra thu nhập để trả lãi của doanh nghiệp. Hệ số càng cao sẽ cho thấy doanh nghiệp có khả năng phát triển dài hạn trong tương lai.

Sự thay đổi của nợ dài hạn có ý nghĩa thế nào?

Nợ dài hạn tăng nói lên điều gì?

Nợ dài hạn tăng là biểu hiện cho khả năng chiếm dụng tài sản và tài chính của doanh nghiệp đang tăng lên. Khả năng vay nợ dài hạn tăng cũng cho thấy uy tín trong mắt đối tác và vị thế của doanh nghiệp trên thị trường.

Nợ dài hạn của doanh nghiệp gia tăng so với cùng kỳ cũng có thể phản ánh hoạt động huy động vốn của công ty để mở rộng đầu tư, tăng quy mô sản xuất, minh chứng cho sự phát triển lâu dài của công ty trong tương lai.

Nợ dài hạn giảm có ý nghĩa gì?

Ngược lại với khi nợ dài hạn tăng, nợ dài hạn giảm cho thấy khả năng huy động vốn thấp, uy tín của doanh nghiệp tương đối kém và hạn chế trong việc mở rộng quy mô kinh doanh. Nợ dài hạn sụt giảm là dấu hiệu của sự suy thoái tài chính của doanh nghiệp và hoạt động kinh doanh không mấy hiệu quả.

So sánh nợ ngắn hạn và nợ dài hạn

Nợ ngắn hạn và dài hạn là hai thông số quan trọng trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp dù trong bất kỳ ngành nghề hay lĩnh vực nào. Trong báo cáo tài chính thì nợ ngắn hạn thường được sắp xếp đứng trước nợ dài hạn, vậy những điểm nào được sử dụng để phân biệt rõ hơn hai chỉ số này?

Nợ dài hạn là một trong những công cụ hữu hiệu để phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp. Hy vọng các thông tin về nợ dài hạn trong bài viết trên sẽ giúp người đọc có cái nhìn rõ ràng hơn về một chỉ số phản ánh tài chính của doanh nghiệp. Từ đó góp phần giúp việc lựa chọn cổ phiếu của nhà đầu tư hiệu quả hơn.

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn là gì?

Hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn dùng để đo lường khả năng trả các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp như nợ và các khoản phải trả] bằng các tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp, như tiền mặt, các khoản phải thu, hàng tồn kho]..

Khả năng thanh toán dài hạn là gì?

Khả năng thanh toán dài hạn trong tiếng Anh là Solvency. Khả năng thanh toán dài hạn là khả năng của một công ty đáp ứng các khoản nợ dài hạn và nghĩa vụ tài chính. Khả năng thanh toán dài hạn là cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh vì nó thể hiện năng lực của công ty để tiếp tục hoạt động trong tương lai gần.

Khả năng thanh toán ngắn hạn bao nhiêu là tốt?

Dùng để đánh giá khả năng thanh toán ngắn hạn [thường hạn trả là 1 năm]. Hệ số này tuy còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh và thường dao động từ 0,5-1. Tuy nhiên nếu chỉ số này

Chủ Đề