Hay nếu giá trị nguồn tài nguyên đất của nước ta

*Đặc điểm tài nguyên đất: Tài nguyên đất của nước ta đa dạng về loại hình với 64 loại đất khác nhau và được gộp lại làm 13 nhóm đất chính. Trong đó có 2 nhóm đất quan trọng nhất là: nhóm đất feralit và phù sa. - Nhóm đất feralit có những đặc điểm chính sau : + Nhóm đất feralit chiếm S lớn và phân bố chủ yếu ở các vùng miền núi trung du. + Đất feralit có nguồn gốc được hình thành từ quá trình phong hoá các loại đá mẹ [đá gốc ]. + Đất feralit của nước ta nhìn chung là khá màu mỡ có tầng phong hoá dầy, có hàm lượng các ion sắt, nhôm, titan, magiê khá cao. + Đất feralit gồm nhiều loại khác nhau nhưng điển hình là một số loạI sau đây : • Đất feralit đỏ vàng phân bố nhiều nhất ở trung du miền núi phía Bắc và thích hợp nhất với trồng chè búp, sơn, hồi, lạc, mía. • Đất đỏ bazan phong hoá từ các đá bazan có màu nâu đỏ, phân bố nhiều nhất ở Tây Nguyên, ĐNB, Quảng Bình, Quảng Trị, Nghệ An. Đất này rất tốt thích hợp với trồng cà phê, cao su, tiêu, điều. • Đất đỏ đá vôi phân bố trong các thung lũng đá vôi và hình thành phong hoá từ đá vôi có màu nâu đỏ. Đất này khá tốt và thích hợp nhất với trồng các cây công nghiệp, cây ăn quả mà điển hình là lạc, mía, cam, dừa. • Đất feralit mùn trên núi phân bố ở các vùng núi cao phía Bắc, đất nhiều mùn thích hợp nhất trồng các cây dược liệu [ tam thất,..] và các cây ăn quả [đào, mận…] cận nhiệt và ôn đới. • Đất phù sa cổ [đất xám] phân bố nhiều nhất ở vùng ĐNB, đất này có thể sử dụng để trồng cao su, lạc, mía…nhưng phải đầu tư cải tạo. • Ngoài các loại đất feralit nêu trên nước ta còn một số loại đất feralit khác có chất lượng xấu: đất trống đồi trọc, đất trơ sỏi đá, đất đá ong hoá… - Nhóm đất phù sa gồm những đặc điểm chính sau đây : + Đất phù sa chiếm S nhỏ và phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng. + Đất phù sa được hình thành do quá trình bồi đắp của phù sa sông. + Đất phù sa của nước ta rất màu mỡ trong đó có hàm lượng đạm, lân, kali khá cao và rất thích hợp với trồng các cây ngắn ngày. + Trong nhóm đất phù sa gồm những loại đất chính sau : • Đất phù sa được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, ven biển, ngoài đê. Đất này rất tốt nhưng vì bị ngập nước thường xuyên vào mùa mưa nên chỉ được sử dụng để trồng hoa màu vào mùa khô. • Đất phù sa không được bồi hàng năm phân bố ở các vùng Đông Bắc, ven sông, biển, trong đê. Đất này rất tốt vì được con người chăm bón thường xuyên và hiện nay đây là địa bàn chính để sản xuất lương thực thực phẩm của cả nước. • Đất phù sa ngập mặn ven biển phân bố dọc ven biển từ Bắc vào Nam nhưng nhiều nhất là ở ven biển ĐBSH và ĐBSCL. Đất này phù hợp với trồng: cói, sú, vẹt, bần đước và rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, lợ. • Đất phù sa nhiễm phèn phân bố trên diện S lớn ở vùng Đồng Tháp Mười, Tứ Giác Long Xuyên. Đất này cần phải cải tạo mới có ý nghĩa với phát triển nông nghiệp. • Đất cát ven biển phân bố dải rác dọc bờ biển từ Bắc vào Nam. . Đất này có thể sử dụng để trồng một số cây công nghiệp ngắn ngày [lạc, đậu...] và các loại hoa màu lương thực: ngô, khoai, sắn. - Ngoài các loại đất nêu trên trong hệ phù sa còn nhiều loại đất xấu khác: đất bị xói mòn, rửa trôi, bạc màu Qua chứng minh trên ta khẳng định tài nguyên đất đai của nước ta rất đa dạng về loại hình với nhiều tính chất đặc điểm và giá trị khác nhau. * Thuận lợi và khó khăn trong khai thác và sử dụng đất để phát triển kinh tế, xã hội. - Thuận lợi : + Vì tài nguyên đất của nước ta rất đa dạng về loại hình trong đó có nhiều loại đất feralit và nhiều loại đất phù sa. Chính đó là những địa bàn cho phép phát triển một hệ thống cây trồng gồm nhiều cây dài ngày [chè, cà phê, cao su,…] và nhiều cây ngắn ngày [lạc, mía, đậu tương,…]. Vì vậy nhân dân ta mới có câu ngạn ngữ “Đất nào cây nấy”. + Nước ta có một số loại đất rất tốt: đất đỏ bazan, đất đỏ phù sa được bồi và không bồi hàng năm; những loại đất này lại phân bố trên S rộng, trên địa hình khá bằng phẳng ở Tây Nguyên, ĐNB, ĐBSH và ĐBSCL. Chính đó là những địa bàn rất tốt với hình thành các vùng chuyên canh qui mô lớn: cung cấp cà phê ở Tây Nguyên, cao su ở ĐNB, chuyên canh lúa ở ĐBSH và ĐBSCL. + Đất trung du miền núi có S rộng chiếm tới ắ S cả nước trên đó lại có nhiều cao nguyên, bình nguyên và đồng = giữa núi nổi tiếng như: cao nguyên Mộc Châu [Sơn La], cao nguyên Đức Trọng [Lâm Đồng] và đặc biệt là vùng gò đồi trước núi các tỉnh miền Trung với nhiều đồng cỏ tự nhiên rộng lớn là những địa bàn rất tốt với nuôi gia súc lớn: bò sữa, bò thịt… + Đất trung du miền núi còn là địa bàn rất quan trọng để phát triển lâm nghiệp trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc bảo vệ môi trường. + Dọc bờ biển nước ta với đường bờ biển dài từ Móng Cái → Hà Tiên là 3260 km, trên đó lại có hàng trăm ngàn ha đầm phá, cửa sông, vũng, vịnh, bãi, triều nổi tiếng như phá Tam Giang, đầm Cầu Hai, đầm Tây, đầm Dơi…là những địa bàn rất tốt với nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ như nuôi tôm, cá, rong câu. + Vùng biển nước ta rộng trên 1 triệu km2 trên đó lại có hơn 3000 đảo nhỏ và nhiều đảo lớn lớn: như Cát Bà, Thổ Chu, Phú Quốc…và 2 quần đảo lớn: HSa, TSa thì ở trên các đảo và ven đảo này là nơi trú ẩn của tàu thuyền rất tốt, đánh bắt, chế biến, nuôi trồng hải sản đặc biệt là cơ sở để bảo vệ an ninh quốc phòng vùng biển nước ta điển hình là HSa. - Khó khăn : + Khó khăn lớn nhất trong khai thác và sử dụng đất của nước ta là S đất đai nhỏ hẹp đặc biệt là đất nông nghiệp rất ít, bình quân đầu người chỉ đạt khoảng 0,1 ha cho nên nhân dân ta trong phát triển nông nghiệp không những phải tiết kiệm đất mà còn phải chi phí lớn để thâm canh, xen canh, tăng vụ, gối vụ, quay vòng đất. Chính vì thế mà bao đời nay người dân Việt Nam quanh năm phải “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”. + Đất đai nước ta nhiều năm qua đã bị con người khai thác sử dụng bừa bãi bởi: du canh du cư, đốt nương làm rẫy, phá rừng dẫn tới nhiều vùng đất phì nhiêu đang bị thoái hoá nhanh, xấu, đất trống đồi trọc, đất đá ong hoá,…

Ngo Thinh2021-12-17T23:02:20+07:00

[Last Updated On: 17/12/2021]

Tài nguyên đất của hành tinh chúng ta được hiểu là toàn bộ lớp vỏ trái đất cùng bề mặt phủ bề ngoài của nó, mà ở đó thực vật, động vật, vi sinh vật và cả con người có thể sinh sống được.

Đặc điểm của tài nguyên đất

Đất là một hợp phần tự nhiên được hình thành dưới tác động tổng hợp của năm yếu tố đá mẹ, khí hậu, địa hình, sinh vật và thời gian [theo Dacutraev, 1879].

Trên quan điểm sinh thái, đất không phải là một khối vật chất trơ mà là một hệ thống cân bằng của một tổng thể gồm các thể khoáng nghiền vụn, các chất hữu cơ và những sinh vật đất. Thành phần vật chất của đất gồm: các hạt khoáng [40-45%], các chất mùn hữu cơ [~5%], không khí [20-25%] và nước [25-35%].

Vai trò của tài nguyên đất

Đất được con người sử dụng vào 2 nhóm mục đích cơ bản: xây dựng nhà ở, công trình và sản xuất nông lâm nghiệp. Có thể nêu lên các chức năng cơ bản của đất:

  • Là môi trường [địa bàn] để con người và sinh vật trên cạn sinh trưởng và phát triển.
  • Là địa bàn để cho các quá trình biến đổi và phân hủy các phế thải.
  • Là nơi cư trú cho các động vật và thực vật đất.
  • Là địa bàn cho các công trình xây dựng.
  • Lọc và cung cấp nguồn nước cho con người

Tài nguyên đất trên thế giới

Theo UNEP [1980], Diện tích phần đất liền của các lục địa là 777 triệu ha gồm 1.527 triệu ha đất đóng băng, 13.251 triệu ha đất không phủ băng; trong số này có 12% là đất canh tác, 24% là đồng cỏ chăn nuôi gia súc, 32% là diện tích rừng và đất rừng; 32% còn lại là đất cư trú, đầm lầy,…

Diện tích đất có khả năng canh tác được khoan̉ g 3.200 triệu ha, hiên mới khai thác 1.500 triệu ha [tứ c chỉ nhu cầu đất cho xây dựng nhà ở, công trình tăng. Ước tính từ 1961 – 1983 tổng diện tích đất canh tác tăng 0,08 tỷ ha nhưng tỷ lệ đầu người giảm từ 0,45 còn 0,31 ha/người

Về chất lượng, tài nguyên đất thế giới ngày càng bị suy thoái với các biểu hiện:

  • Nhiễm mặn, nhiễm phèn, chua hóa
  • Xói mòn, bạc màu, rửa trôi
  • Ô nhiễm hóa chất
  • Bị hoang mạc hóa

Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái tài nguyên đất:

  • Thảm thực vật che phủ bị phá hoại [chặt phá, cháy rừng, hủy diệt,.. ]
  • Khí hậu, thời tiết thay đổi [ví dụ hiệu ứng nhà kính làm tăng mức nước biển]
  • Ô nhiễm do sinh hoạt và sản xuất [nước thải, khí thải, chất thải nguy hiểm]
  • Canh tác không bền vững [sử dụng nhiều phân bón hóa học, thuốc trừ sâu,…]

Tài nguyên đất ở Việt Nam

Ở nước ta, diện tích đất tự nhiên có khoảng 33,105 triệu ha [xếp thứ 58/200 nước], trong đó có 22 triệu ha đất phát triển tại chỗ và 11 triệu ha đất bồi tụ. Tỷ lệ đất được sử dụng như ở bảng 1.

Bảng 5.1. Số liệu thống kê sử dụng đất năm 1997, 2001 và 2010 [đơn vị: ha]

Mục đích sử dụng Năm 1997 Năm 2001 Năm 2010
Nông nghiệp 8.267.822 9.345.346 10.117.893
Lâm nghiệp 11.520.527 11.575.429 15.249.025
Đất chuyên dùng 1.335.872 1.532.843 1.294.479
Đất chưa sử dụng 11.327.772 10.027.265 3.323.512

[Nguồn: Báo cáo hiện trạng MTVN, 2002]

Bình quân đất tự nhiên theo đầu người rất thấp: 0,38 ha/người, đứng thứ 203 trong 218 nước trên thế giới [Báo cáo Môi trường quốc gia năm 2010], bằng 1/6 mức bình quân của thế giới. Bình quân diện tích nông nghiệp chỉ khoảng 0,11 ha/người.

Do điều kiện tự nhiên nhiệt đới ẩm của Việt Nam, cùng với sự gia tăng dân số mạnh và kỹ thuật canh tác lạc hậu kéo dài và do hậu quả chiến tranh, đã làm trầm trọng hơn nhiều vấn đề về môi trường đất. Các loại hình thoái hóa môi trường đất ở Việt Nam thể hiện rất phức tạp và đa dạng:

  • Rửa trôi, xói mòn, suy kiệt dinh dưỡng đất, hoang hóa và khô hạn, cơ cấu cây trồng nghèo nàn, đất mất khả năng sản xuất ở trung du, miền núi. Điển hình như Hà Giang: 25 – 200 tấn/ha/năm, Tây Nguyên: 33,8 – 150,5 tấn/ha/năm [Báo cáo MTQG 2010]
  • Mặn hóa, phèn hóa: tập trung chủ yếu ở đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long
  • Bạc màu do di chuyển cát, hoang mạc hóa. Việt Nam vẫn còn 9,3 triệu ha đất liên quan đến hoang mạc hóa, chiếm 28% diện tích tự nhiên [Cục lâm nghiệp, 2008].
  • Ngập úng, ngập lũ, lầy hóa:
  • Ô nhiễm môi trường đất:

Nguyên nhân của vấn đề suy thoái đất do:

  • Phương thức canh tác nương rẫy lạc hậu của các dân tộc vùng núi.
  • Tình trạng khai thác không hợp lý, chặt phá, đốt rừng bừa bãi, sức ép tăng dân số và các chính sách quản lý không hợp lý.
  • Việc khai hoang chuyển dân miền xuôi lên trung du, miền núi chưa được chuẩn bị tốt về quy hoạch, kế hoạc và đầu tư, di dân tự
  • Thải các chất thải không qua xử lý vào đất.
  • Biến đổi khí hậu và thiên tai [Báo cáo MTQG 2010]

Video liên quan

Chủ Đề