Hãy nêu các hỗ trợ đầu tư theo quy định hiện hành của việt nam đối với nhà đầu tư nước ngoài

Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài [thường gọi là doanh nghiệp FDI] khi đầu tư vào Việt Nam có thể thực hiện đầu tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.

Hiện nay theo số liệu đầu tư từ Website Chính phủ Tính đến 20/4/2020. Tổng vốn đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần của nhà ĐTNN đạt 12,33 tỷ USD. Bằng 84,5% so với cùng kỳ năm 2019. Vốn thực hiện của dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài ước đạt 5,15 tỷ USD, bằng 90,4% so với cùng kỳ năm 2019.

Dù tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid toàn cầu. Nhưng Việt nam là một trong những quốc gia khống chế rất tốt.

Triển vọng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] ở Việt Nam năm 2021 là rất sáng sủa. Trong bối cảnh nhiều nhà đầu tư lớn, vừa và nhỏ từ các quốc gia phát triển dần chuyển hướng đầu tư vào Việt Nam.

Những dự án FDI, tận dụng các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã ký kết. Cũng sẽ tiếp tục vào Việt Nam trong thời gian tới. Để đón đầu làn sóng này. Chính phủ Việt Nam có nhiều ưu đãi, hỗ trợ đầu tư đặc biệt, nhằm khuyến khích thực hiện một số dự án đầu tư có tác động lớn đến kinh tế – xã hội.   

Các hình thức đầu tư nước ngoài tại Việt Nam:

Đầu tư thành lập doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bao gồm: Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Hoặc doanh nghiệp có một phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài [hay còn gọi là doanh nghiệp liên doanh].

Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam theo hình thức góp vốn., mua cổ phần, phần vốn góp doanh nghiệp đã thành lập tại Việt Nam. [Vui lòng liên hệ LUẬT NGUYÊN AN để được tư vấn cụ thể].

Đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP

[Theo Điều 27 LĐT]

Nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án ký kết hợp đồng PPP với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo. Nâng cấp, mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công.

Chính phủ quy định chi tiết lĩnh vực, điều kiện, thủ tục thực hiện dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng PPP.

Lĩnh vực: Nhà đầu tư nước ngoài đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo. Nâng cấp. mở rộng, quản lý và vận hành công trình kết cấu hạ tầng hoặc cung cấp dịch vụ công kí kết hợp đồng với cơ quan nhà nước.

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC

[Theo Điều 28 LĐT].

Hợp đồng BCC được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài. Hoặc giữa các nhà đầu tư nước ngoài. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định tại Điều 37 của Luật này.

Các bên tham gia hợp đồng BCC thành lập ban điều phối để thực hiện hợp đồng BCC. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ban điều phối do các bên thỏa thuận.

Điều kiện: Các bên tham gia hợp đồng BCC phải thành lập ban điều phối.

Trên đây là một số điều kiện về đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Nếu Quý khách có bất kỳ thắc mắc nào hoặc có nhu cầu tư vấn về những vấn đề khác về đầu tư. Xin Quý khách liên hệ với Luật Nguyên An để được giải đáp chu đáo và tận tình nhất.

Điều kiện để người nước ngoài được phép đầu tư tại việt nam

  • Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài. Tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.
  • Đầu tư những lĩnh vực ngành nghề không nằm trong danh sách Ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh như:

Kinh doanh các chất ma túy. Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật; Kinh doanh mẫu vật các loại thực vật, động vật hoang dã. Kinh doanh mại dâm. Mua, bán người, mô, bộ phận cơ thể người. Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người. Kinh doanh pháo nổ.

Dự án của nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực kinh doanh vận tải biển. Kinh doanh dịch vụ viễn thông có hạ tầng mạng, trồng rừng. Xuất bản, báo chí, thành lập tổ chức khoa học và công nghệ. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ 100% vốn nước ngoài thì thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

  • Nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Hoặc nhà đầu tư nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ 51% vốn điều lệ trở lên, trừ các trường hợp sau đây:

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại công ty niêm yết. Công ty đại chúng, tổ chức kinh doanh chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa hoặc chuyển đổi sở hữu theo hình thức khác.

Tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài có liên quan và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Đầu tư nước ngoài vào Việt Nam

Các công ty nước ngoài đầu tư vào việt nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, diện tích rộng lớn. Nguồn lao động giá rẻ cùng các chính sách, thủ tục liên quan đến đầu tư ngày càng được cải thiện nên Việt Nam trở thành thị trường đầu tư béo bở. Mang lại nhiều lợi nhuận cho các tập đoàn, công ty lớn trên thế giới.

Hiện nay có khoảng 116 nước đang rót vốn trên khắp các tỉnh thành ở nước ta. Dưới đây là danh sách các quốc gia đầu tư nhiều nhất vào Việt Nam tính đến thời điểm hiện tại.

Quốc gia Tỷ lệ Đầu tư
Thái Lan Số dự án: 459

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 9 tỷ USD

Trung Quốc Số dự án: 1.445

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 10,7 tỷ USD

Hoa Kỳ Số dự án: 816

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 10,9 tỷ USD

Malaysia Số dự án: 547

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 13,9 tỷ USD

Hồng Kông Số dự án: 1.043

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 16,6 tỷ USD

Quần đảo Virgin [BVI] Số dự án: 654

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 20 tỷ USD

Singapore Số dự án: 1.643

Tổng số vốn đầu tư  đăng ký: 38 tỷ USD

Nhật Bản Số dự án: 3.117 

Tổng số vốn đầu tư đăng ký: 39,8 tỷ USD

Hàn Quốc Số dự án: 5.364 

Tổng vốn đầu tư đăng ký: 48,6 tỷ USD

Tư vấn đầu tư nước ngoài vào việt nam tại Nguyên An Luật

 

Tư vấn các quy định pháp luật và thủ tục pháp lý liên quan đến lĩnh vực doanh nghiệp, đầu tư vào Việt Nam.

  Tư vấn về các ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện. Và các điều kiện cụ thể đối với mỗi ngành nghề, nhà đầu tư mang quốc tịch.

  Soạn thảo và nộp hồ sơ, làm việc với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Nhận kết quả bàn giao hồ sơ pháp lý hoàn thiện cho khách hàng.

  Tư vấn về các vấn đề sau thành lập như: Hợp đồng, thuế, lao động Việt Nam. Lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, sở hữu trí tuệ, nhượng quyền thương mại…

  Quý Khách hàng có nhu cầu tìm hiểu và cần được tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, xin vui lòng liên hệ Công ty Luật Nguyên An để biết thêm chi tiết.

Xem thêm

Dịch vụ thành lập văn phòng đại diện nước ngoài tại Việt Nam

Thành lập văn phòng đại diện công ty nước ngoài.

Thành lập công ty 100 vốn đầu tư nước ngoài.

Hiện nay Việt Nam đang trở thành một trong những quốc gia thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam đang ngày một gia tăng. Vậy nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn hình thức đầu tư nào tại Việt Nam? Hãy cùng Công ty Luật Thái An tìm hiểu và chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Nhà đầu tư nước ngoài được lựa chọn hình thức đầu tư nào/ nguồn: Internet

Cơ sở pháp lý quy định hình thức đầu tư, đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là các văn bản pháp luật sau đây:

  • Luật đầu tư 2020
  • Biểu cam kết của Việt Nam trong WTO;
  • Các Hiệp định tự do thương mại song phương và đa phương mà Việt Nam tham gia [FTAs];
  • Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ [AFAS];
  • Hiệp định đầu tư toàn diện trong ASEAN [ACIA];
  • Hiệp Định giữa Việt Nam và Nhật Bản về tự do, xúc tiến và bảo hộ đầu tư;
  • Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di Lân [AANZFTA].

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là việc cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài bỏ vốn thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam. 

Một trong những điểm mới của Luật Đầu tư 2020 là dành riêng Điều 21 liệt kê các hình thức đầu tư mà nhà đầu tư nước ngoài có thể lựa chọn:

1. Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế.

2. Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.

3. Thực hiện dự án đầu tư.

4. Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.

5. Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới theo quy định của Chính phủ.

Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh.

Việc nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thành lập tổ chức kinh tế chính là thực hiện thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Khác với các nhà đầu tư trong nước, các nhà đầu tư nước ngoài khi thực hiện thành lập tổ chưc kinh tế phải đáp ứng hai điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Theo đó, nhà đầu tư nước ngoài không được thành lập các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh 2 nhóm ngành nghề sau: Ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường; Ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện.
  • Trước khi thành lập tổ chức kinh tế nhà đầu tư nước ngoài phải có dự án đầu tư thực hiện thủ tục cấp, điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Đối với các tổ chức kinh tế có các yếu tố như sau:

  1. Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh;
  2. Có tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài [đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh] nắm giữ trên 50% vốn điều lệ;
  3. Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế thuộc trường hợp 1] và 2] nắm giữ trên 50% vốn điều lệ phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định của nhà đầu tư nước ngoài

Khi thành lập tổ chức kinh tế mới; đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế khác; đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC phải đáp ứng các điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

* Điều kiện:

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có quyền đầu tư bằng hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, để thực hiện được hình thức này, nhà đầu tư nước ngoài cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Đáp ứng điều kiện tiếp cận thị trường;
  • Bảo đảm quốc phòng an ninh theo quy định của Luật Đầu tư 2020;
  • Đáp ứng đất về điều kiện nhận quyền sử dụng đất, điều kiện sử dụng đất tại đảo, xã, phường, thị trấn biên giới, xã, phường, thị trấn ven biển.

* Hình thức thực hiện:

Góp vốn đầu tư: Nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào các tổ chức kinh tế theo các hình thức mua cổ phần phát hành lần đầu hoặc cổ phần phát hành thêm của công ty cổ phần; Góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh; Góp vốn vào tổ chức kinh tế khác, ngoài công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hơp danh.

Mua cổ phần, mua vốn góp: Mua cổ phần của công ty cổ phần từ công ty hoặc cổ đông; Mua phần vốn góp của thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn để trở thành thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn; Mua phần vốn góp của thành viên góp vốn trong công ty hợp danh để trở thành thành viên góp vốn của công ty hợp danh; Mua phần vốn góp của thành viên tổ chức kinh tế khác ngoài công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hơp danh.

Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thực hiện dự án đầu tư chính là việc thực hiện hợp đồng PPP hay còn gọi là hợp đồng được ký kết giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền với nhà đầu tư nước ngoài để thực hiện dự án đầu tư.

Nguyên tắc thực hiện dự án đầu tư:

  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư, việc chấp thuận chủ trương đầu tư phải được thực hiện trước khi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư.
  • Đối với dự án đầu tư thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư có trách nhiệm thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trước khi thực hiện dự án đầu tư.

Có 7 loại hợp đồng theo hình thức đối tác công tư, bao gồm:

[1] Hợp đồng Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao [BOT], [2] Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh [BTO], [3] Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao [BT], [4] Hợp đồng Xây dựng – Sở hữu – Kinh doanh [BOO], [5] Hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao – Thuê dịch vụ [BTL], [6] Hợp đồng Xây dựng – Thuê dịch vụ – Chuyển giao [BTL] và [7] Hợp đồng Kinh doanh – Quản lý [O&M].

>>> Xem thêm: Danh mục ngành nghề ưu đãi đầu tư

Đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC [hợp đồng hợp tác kinh doanh] đối với nhà đầu tư nước ngoài là hình thức đầu tư được ký kết giữa nhà đầu tư trong nước với nhà đầu tư nước ngoài; nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thiết lập trên cơ sở hợp đồng ký kết giữa các bên và không thành lập pháp nhân mới.

* Điều kiện:

Để thực hiện đầu tư theo hình thức hợp đồng BBC nhà đầu tư nước ngoài phải thực hiện thủ tục đăng ký cấp giấy chứng nhận đầu tư.

* Hình thức, nội dung hợp đồng:

Hợp đồng BBC phải được lập thành văn bản, nội dung của hợp đồng BBC là những thỏa thuận hợp tác kinh doanh bao gồm các các thỏa thuận cùng góp vốn kinh doanh, cùng phân chia lợi nhuận và cùng chịu rủi ro. 

Các bên tham gia hợp đồng BCC tự thành lập Ban điều phối để thực hiện hợp đồng. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban điều phối do các bên tự thỏa thuận.

Để tìm hiểu các vấn đề pháp lý liên quan tới điều kiện tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt nam, bạn hãy đọc các bài viết trong mục BÀI VIẾT LIÊN QUAN dưới đây. 

Nếu bạn cần được tư vấn chi tiết hơn và được giải đáp các thắc mắc trong từng trường hợp cụ thể, hãy gọi Tổng đài tư vấn đầu tư nước ngoài của Công ty Luật Thái An – luật sư sẽ giải thích cặn kẽ những gì chưa thể hiện được hết trong bài viết này.

Luật pháp Việt Nam có những quy định chặt chẽ về hoạt động đầu tư nói chung và hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nói riêng. Nếu không am hiểu pháp luật đầu tư tại Việt Nam, nhà đầu tư nước ngoài dễ dàng vi phạm pháp luật và phải gánh chịu hậu quả đáng tiếc. Để ngăn ngừa rủi ro pháp lý, vừa được tư vấn một cách đầy đủ và tiết kiệm thời gian, tiền bạc, nhà đầu tư nước ngoài nên sử dụng Dịch vụ xin cấp Giấy phép đầu tư của Công ty Luật Thái An.

Tác giả bài viết:
Luật sư Đào Ngọc Hải, Trưởng Chi nhánh Thái Nguyên, Công ty Luật Thái An

  • Hơn 20 năm công tác giảng dạy tại Thái Nguyên
  • Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam
  • Tốt nghiệp khóa đào tạo Học Viện Tư Pháp – Bộ Tư Pháp
    Thẻ Luật sư số 12260/LS cấp tháng 8/2017
  • Lĩnh vực hành nghề chính:
     * Tư vấn luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Thương mại, Hôn nhân và gia đình, Đất đai
     * Tố tụng: Dân sự, Hình sự, Kinh doanh thương mại, Hành chính, Lao động

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Giám đốc tại Công ty Luật Thái An

Tiến sỹ luật học, Luật sư Nguyễn Văn Thanh là thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam. Lĩnh vực hành nghề chính: * Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề