Hãy giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi Vật lý 7

Cách vẽ sơ đồ mạch điện kép [Vật lý - Lớp 7]

1 trả lời

Công mà vận động viên thực hiện để vượt dốc [Vật lý - Lớp 8]

2 trả lời

Công phải thực hiện để nâng vật [Vật lý - Lớp 8]

1 trả lời

Mạng xã hội

Bụi bám vào cánh quạt là hiện tượng phổ biến và quen thuộc đối với tất cả chúng ta. Có bao giờ bạn thắc mắc tại sao cánh quạt khi quay bụi thường bám trên cánh không? mặc dù được sử dụng trong không gian kín ít bụi bẩn. Đây cũng là một trong những chủ đề khá thú vị liên quan đến kiến thức vật lý hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Tại sao cánh quạt khi quay bụi thường bám trên cánh?

Trong bất kể môi trường nào cũng tồn tại các hạt bụi bay lơ lửng, tùy từng kích thước của chúng mà ta có thể nhìn thấy hoặc không thấy. Chúng có nhiều trong các khu vực sản xuất công nghiệp, đây là bụi công nghiệp bao gồm nhiều loại khác nhau như bụi gỗ, bụi xi măng,… Ngoài ra bụi còn có nhiều trên đường phố, công viên, khu vui chơi hoạt động ngoài trời,… Và kể cả trong gia đình bạn, các hạt bụi cũng tồn tại và bay xung quanh chúng ta.

Khi sử dụng quạt sau một thời gian ta sẽ thấy tình trạng bị bám bụi ở các bộ phận khác nhau như lồng quạt, cánh, motor, trục,… nhưng thông thường cánh là nơi nhanh bị bụi bám nhất. Giải thích cho hiện tượng bụi bám trên cánh quạt đó chính là vì khi quay cánh tác động vào không khí tạo ra ma sát từ đó chúng bị nhiễm điện. Do bị nhiễm điện nên cánh sẽ phát sinh lực hút các hạt bụi ở quanh nó có trong không khí.

Vậy phần nào của cánh quạt bám nhiều bụi nhất? Câu trả lời đó chính là phần mép bởi mép cánh chém trực tiếp vào không khí nên sẽ bị nhiễm điện nhiều nhất và lực hút mạnh nhất. Vì vậy mép cánh sẽ bám bụi dày nhất và tùy theo mật độ bụi bẩn trong môi trường mà có thể bám nhiều hay ít.

Những tác tại khi bụi bám vào cánh quạt

Việc cánh bị bám bụi sẽ dẫn tới nhiều tác hại đến khả năng hoạt động của quạt cũng như sức khỏe của chúng ta, cụ thể như:

Giảm chức năng làm mát

Với việc bụi bám dày đặc trên cánh có tác động không nhỏ tới khả năng quay của cánh, gây áp lực lên motor. Điều này dẫn đến việc giảm chức năng làm mát sau một thời gian sử dụng lâu dần có thể dẫn tới chập cháy động cơ giảm độ bền của quạt.

Xem ngay những nguyên nhân khiến motor quạt bị nóng

Ảnh hưởng tới sức khỏe con người

Bụi bẩn là tác nhân gây ra các bệnh về hô hấp, chính vì vậy cánh quạt bám bụi sẽ ảnh hưởng đến 1 phần không nhỏ tới sức khỏe của chúng ta nhất là với trẻ nhỏ.

Khắc phục tình trạng bụi bám vào cánh

Việc đơn giản để khắc phục tình trạng này đó chính là cần vệ sinh cánh thường xuyên, định kỳ tùy theo tình trạng bám bụi ở mỗi môi trường khác nhau. Không chỉ cánh, bạn cần bảo dưỡng vệ sinh cả các bộ phận khác như lồng quạt, trục quay, các bộ phận bên ngoài,… giúp cho quạt hoạt động mạnh mẽ, an toàn và bền lâu hơn.

Chắc chắn rằng qua những thông tin trong bài viết này bạn đã hiểu được vì sao cánh quạt điện thường bám bụi nhiều nhất và khi gặp phải tình trạng này bạn có thể tự giải quyết một cách an toàn để đảm bảo năng suất cũng như độ bền cho chiếc quạt của mình nhé!

Tìm hiểu thêm một số thông số của quạt điện:

  • Tốc độ gió là gì? Cách tính tốc độ gió
  • Cách tính hiệu suất quạt

+ Cánh quạt điện khi quay cọ xát mạnh với không khí và bị nhiễm điện, vì thế cánh quạt hút các hạt bụi có trong không khí ở gần nó.

Đặc biệt mép cánh quạt chém vào không khí được cọ xát mạnh nhất nên nhiễm điện nhiều nhất. Do đó, chỗ mép cánh quạt hút bụi mạnh nhất và bụi bám ở mép cánh quạt nhiều nhất.

CHÚC BẠN HỌC TỐT!!!

Giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi

Câu hỏi: Giải thích tại sao trên các cánh quạt điện trong gia đình thường bám bụi

Lời giải:

      - Do cánh quạt thường xuyên quay rất nhanh, đồng nghĩa với việc cánh quạt cọ xát với không khí=> cánh quạt nhiễm điện.

      - Mà vật nhiễm điện thì hút các vật nhỏ, nhẹ. Trong không khí có bụi bần [kích thước nhỏ, khối lượng nhẹ] nên bị cánh quạt hút vào. Nên có hiện tượng bụi bám chặt vào các cánh quạt, mặc dù cánh quạt quay nhanh.

Các em cùng toploigiai tìm hiểu thêm về vật nhiễm điện nhé!

1. Khái niệm về vật nhiễm điện

      - Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác.

      - Một vật có thể nhiễm điện do cọ xát, tiếp xúc với vật nhiễm điện khác hoặc do hưởng ứng.

2. Vật nhiễm điện âm

      - Một vật nhiễm điện âm khi nhận thêm êlectrôn.

Ví dụ: Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát, thước nhựa nhận thêm êlectrôn nên nó nhiễm điện âm.

3. Vật nhiễm điện dương

      - Một vật nhiễm điện dương khi mất bớt êlectrôn.

Ví dụ: Cọ xát thước nhựa vào mảnh vải khô, sau khi cọ xát, miếng vải mất bớt êlectrôn nên nó nhiễm điện dương.

4. Cách nhận biết các vật đã nhiễm điện

      - Dựa vào đặc điểm của vật nhiễm điện là nó có khả năng hút các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác, vì vậy muốn biết một vật đã bị nhiễm điện hay chưa ta đưa vật cần nhận biết đến:

Các vật nhẹ:

        + Nếu nó hút được các vật nhẹ thì vật đó đã nhiễm điện.

        + Nếu nó không hút được vật nhẹ thì vật đó chưa nhiễm điện.

Ví dụ: Khi ta thổi bụi thì bụi bay đi. Cánh quạt điện thổi gió mạnh nhưng sau một thời gian có nhiều bụi bám vào cánh quạt ⇒ Cánh quạt khi quay cọ xát nhiều vào không khí nên bị nhiễm điện ⇒ Cánh quạt hút các hạt bụi

Các vật khác:

        + Nếu có hiện tượng phóng điện thì vật đó đã nhiễm điện.

        + Nếu không có hiện tượng phóng điện thì vật đó chưa nhiễm điện.

Ví dụ: Cọ xát mảnh phim nhựa bằng miếng vải khô. Đặt mảnh tôn lên mảnh phim nhựa. Chạm bút thử điện vào mảnh tôn ⇒ Bút thử điện lóe sáng ⇒ Có tia lửa điện phóng qua bút thử điện ⇒ Chứng tỏ mảnh phim nhựa nhiễm điện

Video liên quan

Chủ Đề