Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi ý nghĩa năm 2024

[HNMĐT]- “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi...” là tên cuộc triển lãm độc đáo của nữ họa sỹ người Hà Lan Maritta Nurmi đang được trưng bày tại Art Vietnam Gallery, 30 Hàng Than, Hà Nội.

Một tác phẩm của Maritta Nurmi

[HNMĐT]- “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi...” là tên cuộc triển lãm độc đáo của nữ họa sỹ người Hà Lan Maritta Nurmi đang được trưng bày tại Art Vietnam Gallery, 30 Hàng Than, Hà Nội.

Maritta Nurmi là người thích khám phá về kiếp luân hồi của đời người, vì vậy các tác phẩm sắp đặt của Maritta Nurmi mang tựa đề “Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi...” [“La Dolce Vita, The Grail, Memento Mori” – dịch Việt mượn lời của Nhạc sỹ Trịnh Công Sơn] là một tác phẩm mang đầy tính triết lý với mục đích đi khám phá nghĩ nghĩa của cuộc sống.

Trước khi học về nghệ thuật, Maritta Nurmi tốt nghiệp ngành sinh hoá học và đã tận dụng những kiến thức về hoá học trong lĩnh vực luyện kim của mình trong những sáng tác nghệ thuật để thể hiện những biến chuyển tự nhiên của quá trình sống.

Maritta Nurmi cho biết “Trong lịch sử khoa học, thuyết luân hồi, chuyển hoá là một trong những hình thái đầu tiên của quá trình tìm hiểu về tự nhiên và cũng là hình thái thể nghiệm của triết học và thần học với sự kết hợp hài hoà giữa hoá học, luyện kim, vật lý, dược học, chiêm tinh học, ký hiệu học, thần học và nghệ thuật tạo thành một nguồn lực mạnh mẽ. Một thể hiện có tính vật chất của thuyết này là việc chuyển hoá kim loại như chì thành vàng. Trong quá trình chuyển hoá này các hoá chất như muối, sun-phua và thuỷ ngân đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Nhà luyện kim không thể tính toán được đoán trước được sự chuyển hoá sẽ diễn ra. Quá trình này sẽ diễn ra một cách rất tự nhiên như những điều tự nhiên xảy ra quanh ta.

Tôi được đào tạo về cả khoa học tự nhiên và nghệ thuật. Khi sáng tác nghệ thuật đôi lúc tôi sử dụng hoá chất như sun-phua để ô-xi hoá kim loại và làm thay đổi màu sắc. Như vậy trong sáng tác có thể nói tôi như một người thợ luyện kim, bị chi phối bởi thuyết luân hồi, chuyển hoá. Nói một cách sâu xa hơn thì những sáng tác của tôi thể hiện niềm đam mê với phương diện triết học của thuyết luân hồi, chuyển hoá, đam mê với sự chuyển hoá khiến người ta “lớn lên, trở thành một cái gì đó và tự thay đổi bản thân.” Về ý tưởng cho tác phẩm sắp đặt tôi hình dung đến một vòng tròn lớn lăn đi lăn lại trong ba phòng chính ở tầng một và tầng hai trong phòng tranh này. Chiếc vòng này vòng tròn biểu tượng cho Sự sống/Cái chết/Sự sống của thuyết luân hồi và mỗi phòng của phòng trưng bày là một điểm tới cho vòng tròn này. Từng phòng được đặt tên là Cuộc sống tươi đẹp, Sự tồn tại vĩnh hằng và Lời nhắc nhở về Cõi chết.”

Ba màu biểu tượng của vòng tròn luân hồi này là Nigredo [màu đen] biểu tượng cho sự hỗn đoạn, Albedo [màu trắng] là biểu tượng cho giai đoạn mà chất luyện kim trắng được sản sinh ra và biến các kim loại cơ bản thành bạc và Rubedo [màu đỏ] biểu trưng của giai đoạn cuối cùng khi mà chất luyện kim đỏ để chế tác nên vàng.

Cuộc sống tươi đẹp [tiếng ý là La Dolce Vita] được thể hiện bằng phần màu đỏ của vòng tròn. Màu đỏ là màu của đam mê, màu của máu, là giai đoạn cuối cùng khi mà chất luyện kim được chuyển hoá thành vàng. Trong căn phòng này Maritta Nurmi làm những chiếc khay và sắp xếp thành một tác phẩm sắp đặt hiện đại với màu sắc rực rỡ để biểu trưng cho cuộc sống sôi động. Hàng trăm chiếc giày đỏ nhảy múa tung tăng như nhịp đập của cuộc sống. Màu đỏ trong triết học cũng tượng trưng cho việc quên đi những ảo tưởng của cuộc sống. Hoà vào đó là sự nở rộ của màu sắc, hoạt động và hình khối.

Sự tồn tại vĩnh hằng, quá trình kiếm tìm cuộc sống vĩnh hằng, được thể hiện bằng phần màu trắng của vòng tròn. Màu trắng là màu của ban ngày, màu của sữa mẹ..Trong vòng tròn của Maritta Nurmi thì “màu trắng là màu của Hòn đá Triết học, hòn đá bí ẩn, là mục đích cuối cùng lớn lao mà cả quá trình nhằm đặt tới, là chất liệu để biến đổi kim loại thành vàng, chữa bách bệnh, kéo dài tuổi thọ và đem lại sự sống vĩnh hằng.”. Một loạt tranh vẽ hình những chiếc bình bạc như hình dáng người phụ nữ đang trong trạng thái liên tục thay đổi, bề mặt tráng bạc của tranh vẽ liên tục được ô-xi hoá như phép ẩn dụ để càng nhấn mạnh ý tưởng cuộc sống biến đổi theo thời gian.

Lời nhắc nhở về Cõi chết, là giai đoạn đầu tiên của bóng tối. Đen là màu của đêm tối, của bùn đen và là màu của cái chết. Vị trí đen [Nigredo] của vòng tròn là “Memento Mori”, trong tiếng Latin có nghĩa là: hãy nhớ rằng, một ngày nào đó ta sẽ chết.

Cát bụi, con người chỉ là cát bụi. Hạt bụi tuyệt vời khi hoá kiếp thân tôi. Hạt bụi mệt nhoài khi tôi trở về làm cát bụi. Khi dùng hình ảnh hạt bụi để nói về thân phận con người, Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã lấy nguồn cảm hứng trong Thánh Kinh Sáng Thế: Thiên Chúa dùng bùn đất tạo dựng Ađam, sau khi Ađam phạm tội bất phục tùng, Thiên Chúa phạt ông và con cháu sau này cũng sẽ trở về với cát bụi [ x. St 1,26-3,24].

Nghĩ cho cùng, tất cả mọi người cũng chỉ là những hạt bụi hoá thân thành kiếp nhân sinh, sớm muộn cũng sẽ tàn lụi với thời gian. Do đó nỗi khắc khoải ngàn đời của con người là tìm kiếm ý nghĩa của sự hiện hữu, ý nghĩa của đau khổ, ý nghĩa của giải thoát, ý nghĩa của cuộc sống. Vấn nạn mà con người chưa tìm được câu trả lời chính là: Hạt bụi nào hoá kiếp thân tôi? Hạt bụi nào hoá kiếp thân bạn? Và Hạt bụi nào hoá kiếp thân xác chúng ta?

Một vòng quay, một trăm năm, một kiếp người có là mấy! “Chợt một chiều tóc trắng như vôi”. Không phải là trắng như bông, trắng như mây hay trắng như tuyết mà là như vôi đổ xuống huyệt mồ. Trịnh Công Sơn không bi quan, ông chỉ nói lên điều ông cảm nghiệm thấm thía về sự mong manh của kiếp người. Cuộc đời đẹp biết bao, sự sống cao quý biết dường nào, nhưng nó cũng như “đoá hoa vô thường”. Xét cho cùng, đã là con người sinh ra trên đời, mặc dù có sống lâu trăm tuổi, có vẫy vùng ngang dọc cách mấy, từ bụi tro hóa kiếp nhân sinh, cuối cùng rồi cũng trở về bụi tro. Đó là một thực tế, nhìn nhận và đối diện với nó cách can đảm để có thể đưa tới một cuộc sống tốt đẹp hữu ích và có ý nghĩa.

Mùa Chay muốn nhắc nhở chúng ta quay về với sự thật của thân phận con người “Hỡi người hãy nhớ mình là bụi tro, một mai rồi sẽ trở về bụi tro…”. Phụng vụ Giáo Hội muốn diễn tả rằng: cuộc đời này mong manh vắn vỏi, bởi thế nó rất hệ trọng. Số phận đời đời của mỗi người được quyết định trong thời gian tạm bợ này. Người theo Đạo Phật thì tin ở sự đầu thai kiếp sau, luân hồi nghiệp báo. Đối với Kitô hữu thì vĩnh cữu được gieo mầm trong hiện tại. Không để thời gian trôi qua cách phung phí. Đời người chỉ có một lần. Được mất chỉ có một cơ hội.

Thân phận mỏng dòn mà Phụng vụ Mùa Chay nhắc cho chúng ta đừng quên, không phải chỉ có liên quan đến phần xác hay chết của phận người mà còn cả về mặt tinh thần cũng mong manh yếu đuối. Thánh Phaolô đã diễn tả kinh nghiệm đó trong thư Rôma: “Thật vậy, tôi làm gì tôi cũng chẳng hiểu: vì điều tôi muốn, thì tôi không làm, nhưng điều tôi ghét, thì tôi lại cứ làm… Sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm… Bởi đó tôi khám phá ra luật này: khi tôi muốn làm sự thiện thì lại thấy sự ác xuất hiện ngay… Theo con người nội tâm, tôi vui thích vì luật của Thiên Chúa; nhưng trong các chi thể của tôi, tôi lại thấy một luật khác: luật này chiến đấu chống lại luật của lý trí và giam hãm tôi trong luật của tội là luật vẫn nằm sẵn trong các chi thể tôi. Tôi thật là một người khốn nạn! Ai sẽ giải thoát tôi khỏi thân xác phải chết này?” [Rm 7,15.19.21-24].

Ý thức về sự yếu đuối và tội lỗi của mình, về khuynh hướng xấu, sự bất lực nơi bản thân để mỗi người nỗ lực giải thoát khỏi sự thống trị khắc nghiệt của tội lỗi và đó là khởi đầu cho ơn hoán cải và ơn cứu độ.

Mùa Chay mời chúng ta vào sa mạc với Chúa Giêsu. Sa mạc là nơi hoang vu trơ trọi, mênh mông. Ở đó người ta mất hết mọi điểm tựa, không còn chi để “chia trí, lo ra”, chẳng hạn như ngoại cảnh ồn ào, các hoạt động, các thú vui, các quan hệ xã hội. Chỉ còn ta với ta và buộc ta phải quay về với mình trong sự đơn độc của chính mình. Trong sự quay về đó ta có cơ may nhìn thấy những điều cốt yếu nhất khi đối diện với chính lòng mình.

Con người chúng ta thường sống hời hợt bên ngoài, tan loãng ra trong trăm thứ linh tinh hay phụ thuộc khác. Mùa Chay mời gọi chúng ta đi vào sa mạc, nghĩa là tạo một sự trống vắng nào đó, một sự thinh lặng của các giác quan của trí khôn và của cõi lòng, một sự rút lui vào trong tâm khảm mình để có thể phân định đâu là cái chính cái phụ, đâu là cái cùng đích và cái phương tiện. Đây chính là lúc hồi tâm.

Biết mình mỏng dòn, nhưng con người theo Phụng vụ Mùa Chay lại không phải là con người mềm yếu, uỷ mị, ngả nghiêng theo mọi lời mời mọc cám dỗ. Con người Mùa Chay dũng cảm chiến đấu. Như Chúa Giêsu bắt đầu cuộc đời hoạt động công khai. Chúa vào sa mạc và tuyên chiến với Satan tức là với mọi mãnh lực của sự ác một cách không khoan nhượng và Ngài đã chiến thắng.

Người Kitô hữu là người biết nói không với tội lỗi, là người dám bơi ngược dòng: “Giữa một thế hệ gian tà sa đoạ, anh em hãy chiếu sáng như những vì sao trên vòm trời” [Pl 2,15]. Người Kitô hữu không cố ý sống lập dị khác người, song đứng trước điều xấu, dù là khi cả xã hội đều làm điều xấu đó, họ vẫn không được ngả theo. Họ phải can đảm từ chối một cơ hội làm giàu bất chính, một liên minh bất công, một mối quan hệ tội lỗi… Dĩ nhiên điều đó không dễ chút nào nhưng đã là môn đệ Đức Giêsu, họ không có chọn lựa nào khác.

Con người theo Phụng vụ Mùa Chay biết mình tự thân chỉ là cát bụi, nhưng là “cát bụi tuyệt vời”. Nó vẫn tuyệt vời ngay khi trở về với cát bụi trong một chiều “lá úa trên cao rụng đầy”, chứ không phải chỉ tuyệt vời khi “vươn hình hài lớn dậy” mà thôi.

Đức tin dạy cho chúng ta biết rằng “Hạt bụi” là chúng ta, được tình yêu Thiên Chúa gọi vào hiện hữu và chia sẽ sự sống bất diệt của Người. Kiếp người cho dù có đau thương, có bi đát, đôi lúc tưởng chừng bóng tối lấn lướt ánh sáng, nhưng cuối cùng sự sống, chân lý, tình thương vẫn mạnh hơn tất cả.

Ước gì mỗi người Kitô hữu đều có bản lĩnh của Đức Giêsu để chiến thắng sự nặng nề, nhỏ mọn của bản thân; luôn luôn cậy dựa vào Thiên Chúa, sống Mùa Chay thánh thiện để đón nhận nhiều Ơn Phúc Chúa ban.

Chủ Đề