Hằng tinh lớn nhất trong hệ mặt trời là gì

Bộ 3 Mặt trăng, sao Thổ và sao Mộc xuất hiện trên bầu trời Trái đất tuần này có thể quan sát được bằng mắt thường.

Bộ ba Mặt trăng, sao Thổ và sao Mộc trên bầu trời Trái đất tuần này. Ảnh: SkySafari

Space.com đưa tin, tuần này là khoảng thời gian tuyệt vời để quan sát bầu trời với sự hiện diện của Mặt trăng và hai hành tinh lớn nhất hệ Mặt trời gồm sao Thổ và sao Mộc.

Đêm 16.9 là cơ hội tỏa sáng của sao Thổ - hành tinh có vành đai đẹp nhất trong tất cả các thiên thể không gian. Trong khi đêm hôm sau [17.9] sẽ đến lượt người khổng lồ sao Mộc - hành tinh khí lớn nhất trong Hệ Mặt trời - trở thành tâm điểm chú ý.

Cả hai đêm này đều có sự xuất hiện của người hàng xóm gần nhất của Trái đất - cách chúng ta 374.500km. Mặt trăng lúc này đang trong giai đoạn trăng khuyết đầu tháng, chiếu sáng ở mức 83%-91%, cùng với hai ngôi sao còn lại tạo thành bộ ba tỏa sáng trên bầu trời và có thể dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.

Sao Thổ là hành tinh đẹp nhất Hệ Mặt trời. Ảnh: NASA 

Đêm đầu tiên, sao Thổ ở vị trí chếch một chút về hướng đông bắc của Mặt trăng. Tuy nhiên, nhìn bằng mắt thường, ngôi sao này không có điểm gì nổi bật, không chói lóa, bắt mắt như sao Kim hoặc sao Mộc, cũng không có màu cam rực rỡ như sao Hỏa. Thay vào đó, sao Thổ dưới con mắt của chúng ta chỉ như những ngôi sao bình thường khác, tỏa ra thứ ánh sáng vàng nhạt ở phía trên đường chân trời vào khoảng 22h tối theo giờ địa phương. Nhưng nếu sử dụng một kính thiên văn để quan sát, sao Thổ sẽ hiện ra dáng vẻ hoàn hảo với vành đai tuyệt đẹp bao quanh, đủ sức làm kinh ngạc bất kỳ nhà quan sát thiên văn nào.

Sao Mộc là hành tinh khí lớn nhất Hệ Mặt trời. Ảnh: Damian Peach Astronomer

Khoảng 1 giờ sau khi mặt trời lặn tối 17.9, hãy tìm kiếm ở phía đông bắc bầu trời, sao Mộc sẽ xuất hiện ấn tượng với tư cách là một ngôi sao rất to và rất sáng song hành cùng Mặt trăng - lúc này đã mở rộng kích thước đến 91%.

Còn nếu quan sát thông qua thiết bị thiên văn, bạn sẽ thấy diện tích chiếu sáng của hành tinh khổng lồ này lớn hơn tất cả các hành tinh khác gộp lại. Nếu thiết bị đủ mạnh, bạn thậm chí quan sát được cả các vành đai mây xung quanh sao Mộc.

Ngoài ra, nếu để ý kỹ hơn, chúng ta cũng có thể thấy các vệ tinh tự nhiên hay còn gọi là Mặt trăng của sao Mộc, với Ganymede ở một bên còn phía bên kia là Io, Callisto và Europa.

Đã bao giờ bạn tự hỏi Hệ Mặt Trời, nơi Trái Đất của chúng ta tồn tại, có bao nhiêu hành tinh, kích thước và khối lượng của các hành tinh như thế nào hay hành tinh nào lớn nhất? Chúng tôi sẽ giúp các bạn trả lời những câu hỏi trên qua bài viết này.
 

Hành tinh là gì?

Hành tinh là một thiên thể quay xung quanh một ngôi sao hay các tàn tích sao, có đủ khối lượng để tạo thành hình cầu do chính lực hấp dẫn của nó và khối lượng không quá lớn để tạo ra phản ứng nhiệt hạch. Hay nói theo cách dễ hiểu hơn, hành tinh là các thiên thể có hình cầu và khối lượng nhỏ hơn sao rất nhiều lần. Khối lượng của chúng không đủ để tạo ra các phản ứng nhiệt hạch để phát sáng được như các ngôi sao. Trước đây, các hành tinh có thể chuyển động theo quỹ đạo xung quanh một ngôi sao, hệ sao, tàn dư sao [được gọi là sao mẹ hoặc sao chủ] hoặc trôi tự do trong không gian. Tuy nhiên, thiên văn học hiện đại đã quy ước lại định nghĩa về hành tinh như trên. Ngoài ra, Hiệp hội thiên văn quốc tế [IAU] cũng đã công bố quy ước về hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, cụ thể:

- Có quỹ đạo chuyển động quanh sao chủ là Mặt Trời.

- Có khối lượng đủ lớn để lực hấp dẫn mạnh hơn độ rắn của vật chất và tạo nên trạng thái cân bằng thuỷ tĩnh [đây là nguyên nhân khiến các hành tinh có dạng cầu hay thực ra là gần cầu].

- Chiếm ưu thế tuyệt đối về khối lượng trong quỹ đạo của chính mình. Tức là các vật thể khác cùng quỹ đạo có khối lượng không đáng kể, trừ các vệ tinh của chính nó.

Như vậy theo quy ước trên, Hệ Mặt Trời của chúng ta gồm có 8 hành tinh. Thứ tự của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời lần lượt là: Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hoả, Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Trước đó, còn một thiên thể nữa cũng được coi là hành tinh trong Hệ Mặt Trời là Sao Diêm Vương. Tuy nhiên sau khi quy ước trên được đưa ra, Sao Diêm Vương đã bị “giáng cấp” trở thành hành tinh lùn. Đến năm 2016, các nhà thiên văn học đã xác nhận sự tồn tại về mặt lý thuyết của một hành tinh nữa trong Hệ Mặt Trời. Tuy nhiên cho tới nay chúng ta vẫn chưa thể quan sát trực tiếp được hành tinh này.

Có thể bạn chưa biết: Lý do vì sao Sao Diêm Vương bị loại ra khỏi các hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời
 


 

Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời được chia thành hai nhóm:

- Hành tinh nhóm trong gồm Sao Thuỷ, Sao Kim, Trái Đất và Sao Hoả. Các hành tinh này là hành tinh đá, có bề mặt rắn.

- Hành tinh nhóm ngoài gồm Sao Mộc, Sao Thổ, Sao Thiên Vương, Sao Hải Vương. Các hành tinh này là hành tinh khí, riêng Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương còn được gọi là hành tinh băng [một nhánh của hành tinh khí]. Các hành tinh nhóm ngoài có kích thước và khối lượng khá lớn so với các hành tinh nhóm trong.
 

Kích thước các hành tinh trong Hệ Mặt Trời

Sao Thuỷ: Đường kính 4.878 km, khối lượng 3,3 x 10^23 kg.

Sao Kim: Đường kính 12.104 km, khối lượng 4,87 x 10^24 kg.

Trái Đất: Đường kính 12.756 km, khối lượng 5,98 x 10^24 kg.

Sao Hoả: Đường kính 6.787 km, khối lượng 6,42 x 10^23 kg.

Sao Mộc: Đường kính 142.796 km, khối lượng 1,9 x 10^27 kg.

Sao Thổ: Đường kính 120.660 km, khối lượng 5,69 x 10^23 kg.

Sao Thiên Vương: Đường kính 51.118 km, khối lượng 8,68 x 10^25 kg.

Sao Hải Vương: Đường kính 48.600 km, khối lượng 1,02 x 10^26 kg.


So sánh kích thước giữa các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.

 

Như vậy, theo các thông số trên Sao Mộc chính là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Hành tinh này nắm giữ kỷ lục cả về kích thước lẫn khối lượng. Sao Mộc có đường kính xấp xỉ 11 lần, khối lượng lớn hơn 318 lần và thể tích lớn hơn 1.321 lần thể tích của Trái Đất. Bán kính Sao Mộc bằng khoảng 0,1 lần bán kính Mặt Trời và khối lượng thì bằng 0,001 lần [Khối lượng của Mặt Trời xấp xỉ 1,99 x 10^30 kg với bán kính 695.700km].

Chủ Đề