Kĩ thuật kwl là gì

2. Cách tiến hành

• Bước 1. Phát phiếu học tập “KWL”

[sau khi GV đã giới thiệu bài học & mục tiêu

cần đạt của bài học]

Bước 2. Hướng dẫn HS điền các thông tin vào

phiếu

Tên bài học /chủ đề :……………………………

Tên HS/nhóm: …………………… Lớp : ……

K [Những điều

đã biết]

-

W [Những điều

muốn biết]

-

L [Những điều

đã học được

sau bài học]

2. Cách tiến hành [tiếp]

•Bước 3: HS điền các thông

tin vào cột K và W trên

phiếu

•Bước 4: HS điền nốt thông

tin vào cột L sau khi học

xong bài

Thảo luận

• Theo anh/chị, kĩ thuật KWL có tác

dụng gì?

3. Một số lưu ý

3.1. Nếu HS làm việc theo nhóm, cần trao đổi thống

nhất về những điều đã biết trước khi điền vào cột

K.

3.2. Có thể đưa ra các câu hỏi gợi ý,nếu cần. Ví dụ:

 Tôi đã biết những kiến thức, kĩ năng nào liên quan

đến nội dung của bài học ?

 Tôi cần biết những kiến thức, kĩ năng nào ở bài học

này?

 Sau khi học xong bài này, tôi đã học được những

kiến thức, kỹ năng nào ?

 …

3. Một số lưu ý

3.3. Có thể sử dụng sơ đồ KWL để

hướng dẫn học sinh tiểu học thực hiện

một dự án đơn giản

Một dự án đơn giản: Sơ đồ KWL

Được Ogle xây dựng vào năm 1986

Học theo dự án là...

Tìm ra điều bạn muốn

biết về một chủ đề

Tìm ra điều bạn đã biết

về một chủ đề

Thực hiện nghiên cứu

và học tập

Ghi lại những điều bạn

học được

4. Thực hành kĩ thuật KWL

V. KĨ THUẬT

SƠ ĐỒ TƯ DUY

V. SƠ ĐỒ TƯ DUY

1. Sơ đồ tư duy là gì ?

2. Cách vẽ sơ đồ tư duy

3. Tác dụng của sơ đồ tư duy

4. Một số lưu ý

5. Thực hành

Động não:

Sơ đồ tư duy là gì ?

 Ngày 23.03 vừa qua, tại sự kiện "Ứng dụng STEM+Arts & Giải pháp quản lý trong giáo dục mầm non" do Jello Academy phối hợp cùng công ty KidsOnline tổ chức, Ms. Angela Mc.Closeky - Giám đốc trung tâm đào tạo Jello đã chia sẻ đến các đơn vị trường mầm non về kỹ thuật dạy học tích cực K.W.L.

K.W.L LÀ KỸ THUẬT GÌ?

 K.W.L do Donna Ogle giới thiệu năm 1986, được xem như một hình thức tổ chức dạy học hoạt động đọc hiểu. Học sinh bắt đầu bằng việc động não tất cả những gì các em đã biết về chủ đề bài đọc. Thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột K của biểu đồ. Sau đó học sinh nêu lên danh sách các câu hỏi về những điều các em muốn biết thêm trong chủ đề này. Những câu hỏi đó sẽ được ghi nhận vào cột W của biểu đồ. Trong quá trình đọc hoặc sau khi đọc xong, các em sẽ tự trả lời cho các câu hỏi ở cột W. Những thông tin này sẽ được ghi nhận vào cột L.

K.W.L là các chữ cái viết tắt, cụ thể:

K – WHAT WE KNOW? : Kiến thức / hiểu biết HS đã có
W – WHAT WE WANT TO LEARN? : Những điều HS muốn biết
L – WHAT WE LEARNED? : Những điều HS tự giải đáp / trả lời

 Hiện nay, Ogle bổ sung thêm cột H [HOW CAN WE LEARN MORE?] ở sau cùng, với nội dung khuyến khích học sinh định hướng nghiên cứu. Cụ thể, sau khi học sinh đã hoàn tất nội dung ở cột L, các em có thể muốn tìm hiểu thêm về một thông tin. Các em sẽ nêu biện pháp để tìm thông tin mở rộng. Những biện pháp này sẽ được ghi nhận ở cột H.

Mục đích của Biểu đồ K.W.L.H 

Biểu đồ KWL phục vụ cho việc tìm hiểu kiến thức có sẵn của các con về bài học. Bên cạnh đó, thông qua các hoạt động KWL, giáo viên sẽ đặt ra các mục tiêu cho hoạt động đọc, giúp trẻ tự giám sát quá trình đọc hiểu của mình.

Quan trọng, biểu đồ KWL cho phép học sinh trải nghiệm và đánh giá quá trình hoạt động, yêu thích với các hoạt động đã diễn ra trong giờ. Từ đó, trẻ bày tỏ tình cảm, cảm xúc: sự hứng thú, những phát hiện thú vị,... là nền tảng vững chắc tạo cơ hội cho trẻ diễn tả ý tưởng của các con vượt ra ngoài khuôn khổ bài đọc.

 

Cách để sử dụng biểu đồ K.W.L.H?

  • Chọn bài đọc. Phương pháp này đặc biệt có hiệu quả với các bài đọc mang ý nghĩa gợi mở, tìm hiểu, giải thích
  • Tạo bảng KWLH. Giáo viên vẽ một bảng lên bảng, ngoài ra, mỗi học sinh cũng có một mẫu bảng của các em.
  • Đề nghị các con động não nhanh và nêu ra các từ, cụm từ có liên quan đến chủ đề. Cả giáo viên và học sinh cùng ghi nhận hoạt động này vào cột K. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Tổ chức cho học sinh thảo luận về những gì các em đã ghi nhận.

VÍ DỤ:

 Những lưu ý khi áp dụng biểu đồ K.W.L.H:

Tại cột K:

Chuẩn bị những câu hỏi để giúp học sinh tư duy. Đôi khi để khởi động, học sinh cần nhiều hơn là chỉ đơn giản nói với các em : “Hãy nói những gì các em đã biết về...”

Khuyến khích học sinh giải thích. Điều này rất quan trọng vì đôi khi những điều các em nêu ra có thể là mơ hồ hoặc không bình thường.

Sau đó, hỏi học sinh xem các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề. Cả giáo viên và học sinh ghi nhận câu hỏi vào cột W. Hoạt động này kết thúc khi học sinh đã nêu ra tất cả các ý tưởng. Nếu học sinh trả lời bằng một câu phát biểu bình thường, hãy biến nó thành câu hỏi trước khi ghi nhận vào cột W.

Tại cột W:

Hỏi những câu hỏi tiếp nối và gợi mở. Nếu chỉ hỏi các em : “Các em muốn biết thêm điều gì về chủ đề này?” Đôi khi học sinh trả lời đơn giản “không biết”, vì các em chưa có ý tưởng. Hãy thử sử dụng một số câu hỏi sau :

“Em nghĩ mình sẽ biết thêm được điều gì sau khi em đọc chủ đề này?”

Chọn một ý tưởng từ cột K và hỏi, “Em có muốn tìm hiểu thêm điều gì có liên quan đến ý tưởng này không?”

Chuẩn bị sẵn một số câu hỏi của riêng bạn để bổ sung vào cột W. Có thể bạn mong muốn học sinh tập trung vào những ý tưởng nào đó, trong khi các câu hỏi của học sinh lại không mấy liên quan đến ý tưởng chủ đạo của bài đọc. Chú ý là không được thêm quá nhiều câu hỏi của bạn. Thành phần chính trong cột W vẫn là những câu hỏi của học sinh.

Yêu cầu học sinh đọc và tự điền câu trả lời mà các em tìm được vào cột L. Trong quá trình đọc, học sinh cũng đồng thời tìm ra câu trả lời của các em và ghi nhận vào cột W.

Học sinh có thể điền vào cột L trong khi đọc hoặc sau khi đã đọc xong.

 

Tại cột L:

Ngoài việc bổ sung câu trả lời, khuyến khích học sinh ghi vào cột L những điều các em cảm thấy thích. Để phân biệt, có thể đề nghị các em đánh dấu những ý tưởng của các em. Ví dụ các em có thể đánh dấu tích vào những ý tưởng trả lời cho câu hỏi ở cột W, với các ý tưởng các em thích, có thể đánh dấu sao.

Đề nghị học sinh tìm kiếm từ các tài liệu khác để trả lời cho những câu hỏi ở cột W mà bài đọc không cung cấp câu trả lời. [Không phải tất cả các câu hỏi ở cột W đều được bài đọc trả lời hoàn chỉnh]

Thảo luận những thông tin được học sinh ghi nhận ở cột L. Khuyến khích học sinh nghiên cứu thêm về những câu hỏi mà các em đã nêu ở cột W nhưng chưa tìm được câu trả lời từ bài đọc.

Để nhận tài liệu từ chương trình hoặc đăng ký sớm giữ chỗ cho sự kiện tiếp theo, quý trường vui lòng đăng ký .

_______________________________

Jello - Khởi tạo hạnh phúc trẻ thơ!

Jello Academy là đơn vị tiên phong cung cấp đầy đủ học cụ triển khai phương pháp STEM + Arts chuẩn Hoa Kỳ dành riêng cho trường mầm non tại Việt Nam.

Website: jelloacademy.com

Liên hệ: 024 6666 6997

Trụ sở Hà Nội: Lô C3, khu đô thị mới Yên Hòa, Phường Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh HCM: Tòa nhà Winhome 793 Trần Xuân Soạn, Quận 7, Hồ Chí Minh

Chủ Đề