Hàng hóa xuất nhập khẩu tại chỗ là gì năm 2024

Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ là hình thức mà hàng hoá được các doanh nghiệp sản xuất tại Việt Nam bán cho thương nhân nước ngoài nhưng lại giao hàng cho doanh nghiệp khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài. Doanh nghiệp xuất khẩu gồm cả các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Như vậy, xuất khẩu tại chỗ cần 3 yếu tố:

  1. Bán hàng [xuất khẩu] cho thương nhân nước ngoài
  2. Địa điểm giao hàng tại Việt Nam
  3. Thông tin người nhận hàng do người mua hàng nước ngoài cung cấp

Ta cùng xem ví dụ cụ thể.

Ví dụ – Bán hàng cho công ty đặt may gia công [tên công ty dưới đây do tôi bịa ra]

Công ty bao bì Toàn Phát tại Hưng Yên bán lô hàng vỏ thùng carton cho Công ty Taifeng của Đài Loan. Công ty Taifeng chỉ định giao lô hàng này cho đối tác mà họ đã ký hợp đồng thuê gia công là Công ty may Gia Lộc, địa điểm giao hàng tại Hải Dương. Như vậy, Toàn Phát đã bán hàng xuất khẩu cho đối tác nước ngoài [Đài Loan], nhưng lại giao ngay trong nội địa Việt Nam [Hải Dương] theo chỉ định, chứ không đưa hàng ra khỏi biên giới Việt Nam.

Đó gọi là Xuất khẩu tại chỗ.

Ví dụ quy trình xuất khẩu tại chỗ

Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm: Theo Điều 86 – Thông tư số 38/2015/TT-BTC về “Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ” thì hàng hóa xuất khẩu tại chỗ bao gồm 3 loại:

  1. Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
  2. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
  3. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.Thủ tục hải quan đối với hàng xuất khẩu tại chỗVới loại hình xuất khẩu – nhập khẩu tại chỗ, thủ tục hải quan được quy định tại:
    • Nghị định số 08/2015/NĐ-CP
    • Thông tư số 38/2015/TT-BTC – Điều 86 & 16

Hồ sơ hải quan – Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ

Hồ sơ hải quan được quy định chi tiết tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC, cơ bản gồm các chứng từ:

  • Tờ khai hải quan
  • Hợp đồng mua bán
  • Hóa đơn thương mại, hoặc hóa đơn GTGT [với DN trong nội địa xuất vào Khu chế xuất]
  • Chứng từ vận tải
  • Kiểm tra chất lượng [nếu hàng thuộc diện phải kiểm tra]
  • Chứng từ khác [nếu có]…

Thủ tục hải quan – Xuất khẩu hàng hóa tại chỗ

Bước 1: Doanh nghiệp xuất khẩu khai hải quan

Dựa trên cơ sở hợp đồng đã được ký với thương nhân nước ngoài có chỉ định giao hàng tại Việt Nam, doanh nghiệp xuất khẩu phải kê khai đầy đủ các tiêu chí tương ứng cho doanh nghiệp xuất khẩu trên tờ khai.

Bước 2: Doanh nghiệp nhập khẩu làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ

Sau khi các doanh nghiệp xuất khẩu đã hoàn thiện đầy đủ các tờ khai và đến Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp làm thủ tục để đăng ký làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ phù hợp đối với loại hình xuất nhập khẩu sau khi nhận đủ hàng.

Bước 3: Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu

Tiếp tục hoàn thiện các giai đoạn bao gồm: nộp tờ khai, tính thuế, niêm phong mẫu hàng [nếu có], xác nhận đã làm thủ tục, giao doanh nghiệp và lưu trữ hồ sơ, thông báo cho Cục Thuế địa phương nơi theo dõi thuế của doanh nghiệp biết.

Bước 4: Doanh nghiệp xuất khẩu

Lúc này, doanh nghiệp xuất khẩu phải nhận hồ sơ đã được làm thủ tục chuyển cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục xuất để đăng ký làm thủ tục xuất khẩu tại chỗ.

Bước 5: Chi cục Hải quan làm thủ tục xuất khẩu

Chi cục hải quan sẽ tiếp nhận tờ khai hải quan, cùng các chứng từ khác thuộc hồ sơ xuất khẩu tại chỗ. Sau đó, tiếp tục tiến hành các bước đăng ký tờ khai theo quy định, phù hợp với từng loại xuất khẩu, nhập khẩu, thuế phí [ nếu có].

  1. Sản phẩm gia công; máy móc, thiết bị thuê hoặc mượn; nguyên liệu, vật tư dư thừa; phế liệu, phế phẩm thuộc hợp đồng gia công theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định số 187/2013/NĐ-CP;
  1. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan;
  1. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài không có hiện diện tại Việt Nam và được thương nhân nước ngoài chỉ định giao, nhận hàng hóa với doanh nghiệp khác tại Việt Nam.

2. Hồ sơ hải quan

Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư 38/2015/TT-BTC.

Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại.

3. Thời hạn làm thủ tục hải quan

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.

4. Trách nhiệm làm Thủ tục hải quan

  1. Trách nhiệm của người xuất khẩu:

a.1] Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu và ô tiêu chí “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này;

a.2] Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định;

a.3] Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.

  1. Trách nhiệm của người nhập khẩu:

b.1] Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Số quản lý nội bộ của doanh nghiệp” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy;

b.2] Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định;

b.3] Chỉ được đưa hàng hóa vào sản xuất, tiêu thụ sau khi hàng hóa nhập khẩu đã được thông quan.

  1. Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục xuất khẩu: Thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này;
  1. Trách nhiệm của cơ quan hải quan làm thủ tục nhập khẩu:

d.1] Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu;

d.2] Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của Hệ thống. Trường hợp phải kiểm tra thực tế hàng hoá, nếu hàng hóa đã được kiểm tra thực tế tại Chi cục Hải quan xuất khẩu thì Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu không phải kiểm tra thực tế hàng hoá;

d.3] Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan theo mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân nhập khẩu tại chỗ.

Trường hợp người khai hải quan là doanh nghiệp ưu tiên và các đối tác mua bán hàng hóa với doanh nghiệp ưu tiên; doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan và đối tác mua bán hàng hóa cũng là doanh nghiệp tuân thủ pháp luật hải quan có hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ được giao nhận nhiều lần trong một thời hạn nhất định theo một hợp đồng/đơn hàng với cùng người mua hoặc người bán thì được giao nhận hàng hóa trước, khai hải quan sau.

Việc khai hải quan được thực hiện trong thời hạn tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày thực hiện việc giao nhận hàng hóa. Người khai hải quan được đăng ký tờ khai hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ tại 01 Chi cục Hải quan thuận tiện; chính sách thuế, chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thực hiện tại thời điểm đăng ký tờ khai hải quan.

Cơ quan hải quan chỉ kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc giao nhận hàng hóa [không kiểm tra thực tế hàng hóa]. Đối với mỗi lần giao nhận, người xuất khẩu và người nhập khẩu phải có chứng từ chứng minh việc giao nhận hàng hóa [như hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng, phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ,…], chịu trách nhiệm lưu giữ tại doanh nghiệp và xuất trình khi cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra.

Chủ Đề