Giếng khoan unicef nên dùng cho vùng nào năm 2024

Với việc xây dựng điểm cấp nước mới tới những khu vực thiếu nước sinh hoạt, cuộc sống ở một ngôi làng miền Trung Mali đã thay đổi như thế nào dưới sự hỗ trợ của UNICEF?

Viết bởi Eliane Luthi và Ismail Maiga

  • Ngôn ngữ tài liệu bằng:
  • English
  • Tiếng Việt

DIALANGOU, Mali – Tại đây, nhiều người tập trung lại rất đông gần một ngôi trường ở làng Dialangou, vì một lý do là nguồn nước đang chảy ra từ một máy bơm mới toanh.

Những khó khăn, thiếu thốn của người dân Mali

Ở Mali, thiếu nước sinh hoạt, những nguồn nước an toàn rất khan hiếm tại đây. Đặc biệt, tại vùng Mopti của Mali, thời tiết dần trở nên khắc nghiệt hơn, hạn hán xảy ra đan xen với lũ lụt với tần suất ngày càng tăng. Lượng mưa ở đây thất thường dẫn đến mùa màng thất thu, giá lương thực tăng và mất an ninh lương thực. Khi xảy ra lũ lụt, các con đường bị sạt lở và làng mạc hoàn toàn bị cô lập với các thị trấn lớn, do đó các dịch vụ xã hội cung cấp từ thị trấn đó bị gián đoạn.

Tuy nhiên, biến đổi khí hậu không phải là vấn đề duy nhất mà các gia đình ở Mali phải đối mặt. Vì bên cạnh đó, sự gia tăng mạnh các vụ tấn công và bạo lực tại khu vực trong hai năm qua đã châm ngòi cho cuộc khủng hoảng về việc di dời của người dân: hơn 75.000 người ở Mopti, phần lớn là trẻ em, phải di dời trong nước.

Mặc dù gần 80% người dân Mali hiện đã có thể tiếp cận nước uống sạch. Nhưng thực trạng ở khu vực nông thôn xa xôi, trong đó có ngôi làng nhỏ Dialangou, lại phải đối mặt với nhiều rủi ro. Bởi ngập lụt có thể phá hủy nguồn cấp nước, khiến nước bị ô nhiễm và việc đưa thiết bị xây dựng vào để thi công cơ sở hạ tầng mới trở nên cực kỳ khó khăn.

“Đôi khi chúng cháu bị nhỡ các tiết học ở trường, hay thậm chí cả ngày học khi máy bơm bị hỏng”

Ngoài ra, ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi xung đột, tình trạng di dời có thể hạn chế với các gia đình được tiếp cận nguồn nước uống. Tuy nhiên, việc này đồng thời cũng gia tăng thêm áp lực cho công tác cấp nước tại cộng đồng. Bởi trước khi lắp đặt máy bơm mới, hệ thống cấp nước của Dialangou đã bao gồm ba giếng khoan được trang bị máy bơm nước bằng tay, nhưng lượng nước cung cấp không thể đủ trong khi dân số liên tục tăng lên, và các máy bơm cũ thì nằm rất xa ngôi làng.

Vì vậy, do thiếu nước sinh hoạt nên dân làng thường phải lấy nước tù đọng, không hợp vệ sinh ở một chiếc ao gần đó, dẫn đến các bệnh lây truyền qua đường nước, như tiêu chảy ở trẻ em trong làng.

Ngoài ra, người dân còn phải đi bộ tới 45 phút để đến máy bơm gần nhất để tiếp cận đến nguồn nước, trường hợp này nếu là trẻ em gái, thì việc học của các em sẽ bị ảnh hưởng. Bởi việc lấy nước ở đây thường do phụ nữ và các bé gái đảm nhận.

Ví dụ như cô bé Fatoumata Lobbo Bocoum, một học sinh 13 tuổi, kể lại về việc cô bé đã kiên nhẫn đợi bên chiếc máy bơm ở rất xa nhà để chờ nước lên, vào thời điểm đáng ra cô bé được tới trường đi học. “Đôi khi chúng cháu bị nhỡ các tiết học ở trường, hay thậm chí cả ngày học khi máy bơm bị hỏng.”

Do đó, việc lắp đặt máy bơm gần trường đã thay đổi cuộc sống của cô bé. Cô bé kể: “Việc có nước khiến chúng cháu thấy rất vui sướng! Chúng cháu thậm chí còn có giếng khoan ở trường”. Cô bé còn nói thêm trong tiếng cười vui vẻ: “Nước giúp cho chúng cháu xinh đẹp hơn!”

Hàng xóm của cô bé, Fanta Diarra, cũng vui sướng như vậy. Cô cho biết: “Chúng tôi đã ngừng việc lấy nước ở ao. Chất lượng nước từ máy bơm tốt hơn nhiều. Dù thế nào đi nữa, nước ở máy bơm luôn sạch và trong hơn!”.

Tầm nhìn của UNICEF trong việc hỗ trợ người dân ở Mali

Tầm nhìn của UNICEF không chỉ dừng lại ở việc xây dựng các điểm cấp nước và hạn chế tình trạng thiếu nước sinh hoạt. Mà việc xây dựng điểm cấp nước ở Dialangou còn được thực hiện cùng với hoạt động như: khuyến khích rửa tay bằng xà phòng, hướng dẫn duy trì và quản lý điểm cấp nước, xây nhà vệ sinh riêng cho nam và nữ ở trường, phân phát các đồ dùng vệ sinh. Thông qua các hoạt động này, cả gia đình chủ nhà và gia đình di dời đều được hưởng lợi từ nước sạch, cải thiện tình hình vệ sinh và sức khỏe. Ngoài ra, những công việc nhà như đi lấy nước mà phụ nữ và trẻ em gái phải làm cũng được giảm bớt, điều này giúp ích cho việc học hành của trẻ em gái không còn bị gián đoạn.

Fatoumata giải thích: “Chúng tôi có nhà vệ sinh riêng cho các bé trai và bé gái. Nhưng chúng tôi cũng có đồ dùng rửa tay, xà phòng và nhiều thứ khác nữa!”.

Nước đóng vai trò quan trọng tới sức khỏe của người dân, đặc biệt đối với trẻ em. UNICEF mong rằng với những nỗ lực trong việc mang lại nguồn nước sạch, hạn chế tình trạng thiếu nước sinh hoạt sẽ giúp cho trẻ em tại nơi đây có thể phát triển khỏe mạnh.

Với sự hỗ trợ của Vương quốc Hà Lan và Vương quốc Thụy Điển, UNICEF đã xây dựng 174 điểm cấp nước mới ở vùng Mopti, nhiều trong số đó ở vùng sâu vùng xa, dễ bị lũ lụt, như một phần hoạt động trong Sáng kiến Vệ sinh và Nước sạch cho tất cả mọi người, giai đoạn 2019-2022.

UNICEF hỗ trợ Bộ Năng lượng và Nước; Bộ Môi trường, Vệ sinh và Phát triển Bền vững; Bộ Y tế và Xã hội để nâng cao khả năng tiếp cận bình đẳng tới nước sạch và vệ sinh môi trường, tập trung vào đối tượng là trẻ em trai và trẻ em gái dễ bị tổn thương nhất. Năm 2019, UNICEF cùng các đối tác đã cung cấp nước uống sạch cho hơn 74.000 người ở vùng Mopti.

Chủ Đề