Giấy đăng ký kết hôn có hiệu lực khi nào năm 2024

Ông Đoán tìm hiểu thông tin thì không thấy có quy định đăng ký kết hôn chỉ cấp một lần. Nhiều thủ tục hành chính hiện nay cần có đăng ký kết hôn bản chính. Ông Đoán hỏi, UBND nơi ông đăng ký kết hôn trả lời như trên có đúng không?

Luật sư Trần Văn Toàn - Văn phòng Luật sư Khánh Hưng, Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời ông Đỗ Thế Đoán như sau:

Khoản 1 Điều 24 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ [tình trạng còn hiệu lực] quy định như sau: Việc khai sinh, kết hôn, khai tử đã được đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016 nhưng Sổ hộ tịch và bản chính giấy tờ hộ tịch đều bị mất thì được đăng ký lại.

Như vậy, trường hợp muốn cấp lại Giấy đăng ký kết hôn cần có cả hai điều kiện bắt buộc sau đây:

- Vợ chồng đã đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam trước ngày 1/1/2016;

- Sổ đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký hộ tịch và Giấy đăng ký kết hôn của người yêu cầu cấp lại Giấy đăng ký kết hôn đều bị mất.

Nếu ông Đỗ Thế Đoán đã đăng ký kết hôn trước ngày 1/1/2016 mà bị mất Giấy đăng ký kết hôn bản chính, nhưng Sổ đăng ký kết hôn tại UBND xã, phường, thị trấn nơi ông đăng ký kết hôn vẫn còn lưu trữ, thì UBND sẽ từ chối cấp lại Giấy đăng ký kết hôn và thực hiện thủ tục cấp Trích lục kết hôn từ Sổ gốc khi ông có yêu cầu - là đúng quy định.

Trích lục kết hôn có thể sử dụng để thay thế Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn bị mất. Có thể dùng Trích lục kết hôn khi thực hiện thủ tục khai sinh cho trẻ, nhận thừa kế, mua bán, chuyển nhượng nhà ở, đất đai là tài sản chung vợ chồng. Trường hợp vợ chồng ly hôn, mà bị mất bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì có thể được Tòa án chấp nhận Trích lục kết hôn làm tài liệu, chứng cứ khi giải quyết vụ án ly hôn, việc thuận tình ly hôn.

Đối với trường hợp mất Giấy đăng ký kết hôn và Sổ đăng ký kết hôn của UBND xã, phường, thị trấn không còn lưu giữ, thì thực hiện thủ tục đăng ký lại kết hôn theo quy định tại Điều 27 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP. Việc đăng ký lại kết hôn chỉ được thực hiện nếu người yêu cầu đăng ký còn sống vào thời điểm tiếp nhận hồ sơ.

Luật sư Trần Văn Toàn

VPLS Khánh Hưng, Đoàn luật sư Hà Nội

Thông tin chuyên mục có giá trị tham khảo với người đọc, không dùng làm tài liệu trong tố tụng pháp luật

Theo điều 13 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, có hiệu lực từ ngày 01/01/2015, việc kết hôn được đăng ký tại cơ quan hộ tịch không đúng thẩm quyền có thể không có hiệu lực.

Do vậy việc đăng ký kết hôn tại cơ quan hộ tịch đúng thẩm quyền là đặc biệt quan trọng. Thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định như sau:

Nếu cả hai bên nam nữ là người Việt Nam cư trú tại Việt Nam thì Ủy ban nhân dân cấp xã, phường nơi cư trú của một trong hai bên có thẩm quyền đăng ký kết hôn.

Đối với trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài, tức là một trong hai bên nam nữ là người nước ngoài, công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài hoặc công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì thẩm quyền đăng ký kết hôn được quy định như sau:

Từ ngày 31/12/2015 trở về trước: Sở Tư pháp [cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh] có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp ngoại lệ:

Những người chỉ lưu trú có thời hạn tại nước ngoài, ví dụ: sinh viên đi du học tại nước ngoài, nhân viên của công ty Việt Nam được cử đi làm việc có thời hạn tại chi nhánh của công ty ở nước ngoài [ví dụ: Vietnam Airlines] có thể kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã, phường.

Từ ngày 01/01/2016: Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

Trường hợp ngoại lệ: Không

Lưu ý quan trọng: Các bản dịch sang tiếng Đức, đặc biệt phần dịch tên của cơ quan cấp giấy tờ không phải lúc nào cũng chính xác. Quý vị cần chú ý tên tiếng Việt của cơ quan cấp giấy tờ.

Tất cả thông tin trong bản hướng dẫn này dựa trên kiến thức và đánh giá của Đại sứ quán và Tổng Lãnh sự quán tại thời điểm soạn thảo. Không thể đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của thông tin, đặc biệt do những thay đổi xảy ra sau đó.

[ĐCSVN] - Bạn đọc Vũ Nhật Tân, sống tại thành phố Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh hỏi: Tôi đã có căn cước công dân gắn chíp điện tử và hiện đang làm thủ tục đăng ký kết hôn. Xin hỏi thủ tục hành chính liên quan tới đăng ký kết hôn và khai sinh có gì mới?

Trả lời:

Điều 9 Thông tư 01/2022/TT-BTP của Bộ Tư pháp do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc ký ban hành ngày 04/01/2022 [có hiệu lực thi hành từ ngày 18/2/2022] quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Nghị định 87/2020/NĐ-CP ngày 28/7/2020 của Chính phủ về cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử nêu rõ, giá trị pháp lý của bản điện tử giấy tờ hộ tịch được thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 12 Nghị định 87/2020/NĐ-CP và hướng dẫn sau:

  1. Bản điện tử giấy tờ hộ tịch có giá trị sử dụng như giấy tờ hộ tịch bản giấy trong các giao dịch, thủ tục hành chính thực hiện trực tuyến; có giá trị thay thế các giấy tờ hộ tịch bản giấy khi làm thủ tục đăng ký hộ tịch trực tiếp tại cơ quan đăng ký hộ tịch.
  1. Mã QRcode trên bản điện tử giấy tờ hộ tịch là địa chỉ Internet dẫn tới dữ liệu, định dạng hình ảnh của giấy tờ hộ tịch tương ứng trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, có giá trị cung cấp thông tin về tính chính xác, hợp lệ, các thông tin chi tiết của giấy tờ hộ tịch trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử.
  1. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khi tiếp nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch do người yêu cầu đăng ký hộ tịch nộp, xuất trình có thể kiểm tra tính chính xác, thời hạn sử dụng, thông tin cập nhật của bản điện tử giấy tờ hộ tịch thông qua mã QRcode trên bản điện tử của giấy tờ đó.

Để có được bản điện tử này người dân truy cập vào Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công cấp tỉnh đăng ký tài khoản và xác thực người dùng theo hướng dẫn.

Sau khi đăng nhập tài khoản thành công, người có yêu cầu đăng ký hộ tịch trực tuyến cung cấp thông tin theo biểu mẫu điện tử tương tác, đính kèm bản chụp hoặc bản sao điện tử các giấy tờ, tài liệu theo quy định; nộp phí, lệ phí thông qua chức năng thanh toán trực tuyến hoặc bằng cách thức khác theo quy định pháp luật…

Người có yêu cầu đăng ký hộ tịch được nhận kết quả đăng ký hộ tịch theo một trong các phương thức sau đây: Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi qua thư điện tử, kho quản lý dữ liệu điện tử của tổ chức, cá nhân đó; Nhận bản điện tử giấy tờ hộ tịch gửi vào thiết bị số, thông qua phương pháp truyền số liệu phù hợp, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin…

Ban hành kèm theo Thông tư có: Nội dung bản điện tử giấy tờ hộ tịch; văn bản xác nhận thông tin hộ tịch; Giấy báo tử [Phụ lục 1]; Nội dung các biểu mẫu hộ tịch điện tử tương tác tích hợp, phục vụ đăng ký hộ tịch trực tuyến [Phụ lục 2].

Trước đó, khi Luật Cư trú số 68/2020/QH14 ban hành ngày 13/11/2020 [có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2021], phương thức quản lý dân cư thông qua sổ hộ khẩu, sổ tạm trú bắt đầu được thay thế bằng số định danh cá nhân, cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu về cư trú, đồng thời sổ hộ khẩu giấy sẽ chính thức "bị khai tử" vào cuối năm 2022./.

Giấy đăng ký kết hôn khi nào có?

Giấy chứng nhận kết hôn được cấp ngay sau khi cán bộ tư pháp nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và xét thấy đủ điều kiện kết hôn theo quy định [theo Điều 18 Nghị định 123/2015/NĐ-CP].

Giấy chứng nhận kết hôn có hiệu lực từ khi nào?

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 44, Nghị định số 123/2015/NĐ-CP thì “Quan hệ hôn nhân được công nhận kể từ ngày các bên xác lập quan hệ chung sống với nhau như vợ chồng”. Tuy nhiên, vào thời điểm các bên chung sống [ngày 25.12.1983] thì cả hai người đều không đủ tuổi kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình.

Tại sao giấy đăng ký kết hôn không có thời hạn?

Pháp luật hiện hành không quy định giấy đăng ký kết hôn có thời hạn sử dụng trong bao nhiêu năm. Khi hai bên nam nữ tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn và được cấp giấy chứng nhận kết hôn theo đúng quy định của pháp luật thì giấy chứng nhận kết hôn có hiệu lực ngày tại thời điểm hai bên nam nữ đồng ý ký vào giấy này.

Giấy giới thiệu kết hôn có hiệu lực bao lâu?

Theo quy định hiện hành tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 123/2015/NĐ-CP thì Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị 6 tháng kể từ ngày cấp.

Chủ Đề