Giáo dục tri thức văn hóa cho học sinh tiểu học

Xử lý bạo lực học đường: Cảm hóa học sinh, đừng tạo sự tủi nhục, bất bình

Văn hóa học đường là một môi trường quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ thành những con người phát triển toàn diện đức - trí - thể - mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.

Trong những năm qua, công tác xây dựng văn hóa học đường đã có nhiều chuyển biến tích cực; tạo niềm tin cho xã hội về chất lượng giáo dục, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài góp phần đào tạo nên những thế hệ công dân tốt, có phẩm chất, năng lực, đạo đức, văn hóa đáp ứng yêu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trên bình diện xã hội và môi trường học đường. Ở một số địa phương, công tác xây dựng văn hóa học đường chưa được các cấp, các ngành quan tâm đúng mức, thường xuyên; việc thực hiện còn mang tính hình thức, chưa đi vào chiều sâu; sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình, xã hội và các tổ chức đoàn thể trong trường học thiếu chặt chẽ; nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục văn hóa học đường ở một số nơi còn bất cập, thiếu hấp dẫn.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ GD&ĐT tiếp tục tập trung thực hiện hiệu quả các chương trình, đề án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về xây dựng văn hóa trong trường học, tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, khơi dậy khát vọng cống hiến, nâng cao sức khỏe học đường cho học sinh, sinh viên và xây dựng xã hội học tập. Rà soát, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về công tác giáo dục văn hóa học đường bảo đảm bám sát định hướng của Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018.

Khuyến khích tinh thần tự đọc, tự học

Bộ GD&ĐT tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông năm 2018, chú trọng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức; khuyến khích tinh thần tự đọc, tự học tạo cơ sở để người học cập nhật tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực, hoàn thiện bản thân.

Tuyên truyền, giáo dục và triển khai các giải pháp thiết thực để thực hiện hiệu quả, thực chất 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng.

Ảnh minh họa

Giáo dục, bồi dưỡng cho học sinh, sinh viên về tình cảm, tình yêu quê hương đất nước; bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử của cộng đồng các dân tộc; xây dựng, phát triển giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện nghiêm túc việc xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục thông qua các hình thức khẩu hiệu, báo chí, phương tiện truyền thông, internet phù hợp với thuần phong mỹ tục, đúng mục tiêu, sứ mệnh của nhà trường, của ngành. Đảm bảo công tác xây dựng văn hóa học đường là hoạt động thường xuyên, liên tục.

Khơi dậy tinh thần thi đua học tập, rèn luyện

Bộ GD&ĐT chỉ đạo, hướng dẫn việc đổi mới dạy và học môn đạo đức, giáo dục công dân, sinh hoạt Đoàn, Đội. Xây dựng văn hóa học đường gắn với công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; khơi dậy tinh thần thi đua học tập, rèn luyện; ước mơ, hoài bão, ý chí, khát vọng vươn lên lập thân, lập nghiệp; giáo dục cho học sinh, sinh viên hình thành năng lực cảm thụ, đánh giá các giá trị văn hóa, truyền thống thông qua các tác phẩm văn hóa, nghệ thuật; có ý thức tiếp thu, gìn giữ những giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam. Quan tâm, bồi dưỡng tâm hồn, lòng yêu nước cho thế hệ trẻ, học sinh, sinh viên thông qua các hoạt động trải nghiệm, các câu lạc bộ, hoạt động thể dục, thể thao trong và ngoài nhà trường…

Hướng dẫn các địa phương sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở

Bộ VH-TT&DL chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương sử dụng hiệu quả các thiết chế văn hóa ở cơ sở, có cơ chế để học sinh, sinh viên các trường học được hưởng chế độ ưu tiên khi vui chơi, tham quan tại các công trình văn hóa, sử dụng khu vực thể thao, sân chơi bãi tập công cộng. Phối hợp với Bộ GD&ĐT xây dựng nội dung, chương trình, hướng dẫn các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao vui tươi, lành mạnh và bảo đảm các giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc…

Bộ LĐ-TB&XH tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em; tổ chức các giải pháp tăng cường xây dựng văn hóa học đường, bảo đảm môi trường thân thiện, không bạo lực tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Tổ chức rà soát, sử dụng sân chơi, công trình văn hóa, thể thao phù hợp, hiệu quả đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí lành mạnh cho học sinh, sinh viên…

Phòng chống bạo lực học đường

Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý giáo dục và cơ sở giáo dục hướng dẫn tập huấn, trao đổi thông tin, tuyên truyền phòng, chống tội phạm và phòng ngừa tệ nạn xã hội trong trường học.

Tăng cường các giải pháp bảo đảm an ninh, trật tự xã hội khu vực xung quanh trường học, phối hợp với ngành Giáo dục trong phòng, chống và xử lý tội phạm, vi phạm pháp luật xuất phát từ bạo lực học đường và các hành vi vi phạm pháp luật khác liên quan đến học sinh, sinh viên.

Bộ TT&TT tăng cường công tác chỉ đạo và quản lý nhà nước đối với các cơ quan báo chí, triển khai hiệu quả các biện pháp tuyên truyền về xây dựng văn hóa học đường; tổ chức xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về các nội dung của công tác giáo dục văn hóa học đường; tăng cường lan tỏa tấm gương người tốt, việc tốt trong học sinh, sinh viên; lan tỏa các giá trị tốt đẹp, đồng thời phê phán những hành vi lệch chuẩn về đạo đức, lối sống.

Kiểm soát chặt chẽ các ấn phẩm văn hóa dành cho học sinh, sinh viên có yếu tố bạo lực, mang định kiến về giới, dân tộc, người khuyết tật, trái với truyền thống văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc; kịp thời có biện pháp ngăn chặn thông tin xấu độc trên không gian mạng ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường văn hóa học đường của học sinh, sinh viên.

Triển khai hiệu quả Cuộc vận động "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, chăm ngoan, nền nếp"

Đề nghị Ủy ban TW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, chính quyền địa phương, nhà trường tăng cường tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên và toàn xã hội tích cực tham gia công tác xây dựng văn hóa học đường. Phối hợp tổ chức triển khai hiệu quả Cuộc vận động "Ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, chăm ngoan, nền nếp" ở các địa phương; tổ chức giám sát việc thực hiện các nội dung trong công tác tác xây dựng văn hóa học đường.

TW Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức tuyên truyền cho cha mẹ học sinh, sinh viên về vai trò, trách nhiệm của cha mẹ, gia đình trong giáo dục toàn diện và hài hòa về đức, trí, thể, mỹ cho trẻ em, học sinh, sinh viên; xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, tiến bộ, văn minh; các thành viên trong gia đình ứng xử mẫu mực…


Ngày 24/9, trên 230 trí thức trẻ, sinh viên đại diện trí thức trẻ đến từ các trường đào tạo trên địa bàn TP.HCM đã có một buổi thảo luận sôi nổi về dự thảo báo cáo chính trị của Ban chấp hành TW Đảng khóa XI tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Tại hội nghị, các đại biểu bày tỏ sự đồng thuận, thống nhất cao về hình thức thể hiện và các nội dung của dự thảo văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII. Tuy nhiên, theo phần lớn các đại biểu, nội dung của dự thảo còn nhiều điểm cần cụ thể, làm rõ hơn.

Được tập trung thảo luận và đưa kiến nghị nhiều nhất tại hội nghị là các nội dung về giáo dục, đào tạo, phát triển và ứng dung khoa học, công nghệ, phát triển văn hóa, xây dựng con người.

Đại diện Trung ương Đoàn thanh niên, Hội sinh viên Việt Nam tiếp thu ý kiến đóng góp của các trí thức trẻ TP.Hồ Chí Minh.

Tiến sĩ Phạm Văn thắng, giảng viên Đại học sư phạm TP.Hồ Chí Minh chia sẻ: trong phần V “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực” của dự thảo còn một số điểm cần quan tâm. Cụ thể là nội dung phương hướng, nhiệm vụ tại phần 2, mục V có ghi: Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong khi các văn kiện trước đây đều xác định giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Dự thảo cũng nêu “Quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực. Tăng tỉ lệ trường ngoài công lập đối với giáo dục  nghề nghiệp và giáo dục đại học”. Nội dung này cũng cần cân nhắc kỹ vì nhiều thông tin cho thấy, hiện nay, số lượng các trường đại học đang “tăng chóng mặt”. Hầu hết các tỉnh đều có trường đại học. Sự phát triển ồ ạt của các trường đại học, đặc biệt là đại học công lập chưa đi đôi với chất lượng đào tạo, không gắn với vấn đề giải quyết việc làm cho sinh viên ra trường, dẫn đến số lượng cử nhân, kể cả thạc sĩ tốt nghiệp ra trường nhưng thất nghiệp.

Giảng viên Phạm Văn Thắng cũng kiến nghị, trong phần thể hiện về giáo dục đào tạo, văn kiện cần chỉ rõ hơn việc giáo dục gắn kết với doanh nghiệp sử dụng lao động, cần có cơ chế hợp tác để tạo “đầu ra” – việc làm cho người học.

Lý do là hiện nay, các doanh nghiệp đang sử dụng chất xám từ rất nhiều trường đào tạo nhưng thiếu cơ chế hợp tác, thiếu phản hồi về trường đào tạo. Song song với giáo dục đào tạo bậc đại học, văn kiện cũng cần đề cập đến việc đào tạo cũng như các học liệu cho học sinh trung học phổ thông. Đây là đối tượng đào tạo cần có sự đầu tư nhiều hơn, vừa giúp các em tránh tình trạng mất phương hướng trong định hướng nghề nghiệp…

Tiến sĩ Trần Trung Nghĩa, Bí thư đoàn trường ĐH Bách Khoa TP.HCM cũng cho rằng, nội dung về giáo dục mới chỉ đề cập về chủ trương tổng quát. Cần có sự xác lập cụ thể hơn, kể cả về chỉ tiêu cho đến “khu vực” trọng điểm  cần tập trung đầu tư.

Cũng theo tiến sĩ Nghĩa, có một thực trạng tồn tại lâu nay trong đầu tư cho giáo dục là rất dàn trải. Với tình trạng đầu tư như thế sẽ khó cho mục tiêu phấn đầu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. Tiến sĩ Trần Trung Nghĩa cũng cho biết, anh hoàn toàn tán thành nội dung “Hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dan theo hướng hệ thống giáo dục mở, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập”.

Tiến sĩ Trần Trung Nghĩa, Bí thư Đoàn trường ĐH Bách Khoa đóng góp ý kiến dự thảo văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XII.

Giảng viên trường Đại học Mở TP.Hồ Chí Minh, chị Trần Thị Thanh Trà cũng đề xuất, cần nghiên cứu thêm về nội dung liên kết trong giáo dục và các chính sách vụ thể nhằm thu hút nhân tài, cụ thể là du học sinh về đóng góp tài năng xây dựng đất nước.

Theo ý kiến chung của khá nhiều đại biểu, nội dung giáo dục đào tạo tại dự thảo ít đề cập về giáo dục đạo đức, trong khi tình trạng xuống cấp đạo đức của một bộ phận người dân là rất  báo động. Mục số VII về phát triển văn hóa, xây dựng con người cần có thêm nhiều giải pháp cụ thể để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng đạo đức xuống cấp…

Khá nhiều nội dung khác liên quan đến giáo dục, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ, phát triển văn hóa, xây dựng con người cũng được các đề cập: xác định vai trò của ngoại ngữ, rèn luyện thể chất, kỹ năng trong giáo dục, xây dựng triết lý giáo dục, xây dựng niềm tin của người dân, người học, người sử dụng lao động với giáo dục đào tạo quốc gia…

N.Hoa

Video liên quan

Chủ Đề