Giáo án trải nghiệm làm bánh trôi

1. Gây hứng thú

- Chào mừng các bé đến với chương trình " Bé khéo tay" ngày hôm nay.

- Tham dự chương Bé khéo tay hôm nay có 3 đội đó là: Đội "Gấc đỏ", " Cải trắng", " Lá cẩm tím".

- Thành phần không thể thiếu của chương trình đó là ban giám khảo: Xin trân trọng giới thiệu các cán bộ quản lý, GV trong cụm 2 và các ông bà trong ban đại diện PHHS trường mầm non TTYL.

- Đồng hành cùng với chương trình hôm nay đó là cô giáo Nguyễn Hà và cô giáo Đại Hà.

- Các bé đã sẵn sàng để bước vào chương trình Bé khéo tay chưa?

- Mở đầu chương trình hôm nay là phần " Bé vui khám phá"

- Đến với phần thi này các bé hày đến gần với cô để khám phá bí mật của chương trình ngày hôm nay nào.

+ Cô đưa nguyên liệu: Bột + đường viên.

- Cô có gì đây? Bạn nào giỏi cho cô biết.

=> KQ: Đúng rồi đấy đây chính là bột nếp và đường viên. Bột nếp được nghiền từ gạo nếp thành nước, rồi lọc, vắt bỏ nước đi cuối cùng còn lại bột trắng tinh và dẻo mịn như thế này đấy. Còn đường viên thì nấu đường hoặc mật tan ra sau đó cô lại thành viên.

- Từ hai nguyên liệu này thì các con sẽ làm gì?

+ Đúng rồi đấy các con ạ từ 2 nguyên liệu này có bạn thì làm bánh trôi, bánh chay, bánh trùng, bánh rán...Nhưng với 2 nguyên liệu này thì làm bánh trôi sẽ phù hợp hơn đấy.

- Thế các con có biết bánh trôi thường được làm vào dịp nào năm không?

=> KQ: Đúng rồi, bánh trôi thường được làm vào dịp tết Hàn thực tức ngày 3/3 âm lịch hàng năm. Vào dịp này các gia đình thường làm bánh trôi, bánh chay, bánh trùng để thờ cúng tổ tiên đấy. Sau này lớn lên các con cũng cần phải giữ gìn nét đẹp truyền thống này các con nhé.

2. Hướng dẫn trẻ làm bánh.

a. Cô làm mẫu.

- Để làm được những chiếc bánh trôi tròn, xinh xin mời các đội sẽ đến phần 2 của chương trình là phần " Bé trổ tài"

- Thế các con đã được làm bánh trôi bao giờ chưa?

- À có bạn thì đã được làm rồi, có bạn thì chưa được làm. bạn nào được làm rồi lên làm cho cô và các bạn xem nào.

- Mời 1 trẻ lên làm.

+ Các con thấy bạn làm bánh thế nào nhỉ?

- Để rõ hơn về cách làm bánh trôi các con hãy nhìn cô thực hiện nhé.

- Lần 1: Cô làm mẫu không giải thích.

- Lần 2: Cô vừa làm vừa phân tích: Để làm được bánh đầu tiên cô nhào bột cho dẻo sau dó cô chia bột thành những phần nhỏ, rồi từ những phần bột này cô dàn bột mỏng sau đó cho nhân vào giữa, gắn dính kín viên đường, sau đó xoay tròn là cô đã làm thành viên bánh trôi.

- Mời 1-2 trẻ lên làm thử.

b. Trẻ thực hiện

- Các đầu bếp đã sẵn sàng để bước vào phần thi chưa?

- Cô đã chuẩn bị các nguyên liệu cho các đội rồi đấy.

+ Cơ bản bột bánh trôi là có màu trắng nhưng để bánh thêm đẹp mắt hấp dẫn và ứng với tên các đội cô đã trộn bột với gấc dành cho đội gấc đỏ.

+ Trộn bột với lá cẩm tím dành cho đội lá cẩm tím.

+ Bột màu trắng dành cho đội cải trắng.

- Thế trước khi làm bánh các con đã rửa tay sạch chưa?

- Sau khi làm bánh xong các con lại phải làm gì?

=> Đúng rồi đấy sau khi làm bánh xong các con phải biết lau dọn đồ dùng sạch sẽ và rửa tay sạch.

- Cô mời các đội sẽ lên lấy nguyên liệu về thực hiện: Cô cho trẻ đem bột, đĩa về bàn để thực hiện nặn bánh.

+ Trong khi trẻ nặn bánh cô bao quát, hướng dẫn trẻ chia bột, gợi ý những trẻ còn lúng túng thực hiện nặn bánh.

+ Cô gợi ý đội nào làm được bánh sẽ đem bánh lên để các cô luộc bánh.

- Cô cùng trẻ vớt bánh chín từ chậu nước lạnh ra đĩa.

c. Nhận xét và thưởng thức bánh.

- Phần cuối của chương trình Bé khéo tay hôm nay là phần " Đội nào khéo nhất"

- Cô cho trẻ nhận xét xem bánh của đội nào làm đều và đẹp mắt.

+ Ai có nhận xét gì về sản phẩm chúng mình vừa làm ra?

+ Bánh có màu sắc như thế nào? .....

- Cô nhận xét chung khuyến khích động viên trẻ

3. Kết thúc

- Chương trình " Bé khéo tay" đến đây là kết thúc, xin kính chúc các quý vị đại biểu, các cô giáo mạnh khỏe, chúc các con chăm ngoan học giỏi. Xin chào và hẹn gặp lại.

- Xin mời các đội trưởng hãy đem bánh mời các bác, các cô thưởng thức bánh nào. Các bé hãy đem bánh về chỗ để thưởng thức những chiếc bánh mà chúng mình vừa làm ra nào.

- Cho trẻ thưởng thức bánh [ Cô hỏi trẻ về mùi vị của bánh]

- Trẻ vỗ tay

- De

- Trẻ chú ý nghe

- Trẻ vỗ tay

- Rồi ạ

- De

- Xúm xít quanh cô

- Bột nếp và đường viên

- Trẻ chú ý nghe

- Trẻ trả lời theo ý hiểu

- Trẻ nói theo ý của trẻ

- Trẻ chú ý nghe

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời

- Trẻ lên thực hiện.

- Trẻ trả lời

- Trẻ chú ý quan sát cô làm

- Trẻ chú ý quan sát

- Rồi ạ

- Trẻ trả lời

- Trẻ đi lấy bột, đĩa về bàn.

- Trẻ thực hiện nặn bánh

- Trẻ đem bánh cho cô

- 1-2 trẻ làm cùng cô

- 3-5 trẻ nhận xét.

- Trẻ thưởng thức bánh.

Video liên quan

Chủ Đề