Giáo án dạy toán ít nhiều cho trẻ 2-3 tuổi năm 2024

– Hôm nay có các cô giáo trong ban giám hiệu nhà trường về dự giờ thăm lớp chúng ta. Các con cho một tràng pháo tay thật lớn chào đón các cô .

– Còn có các vị khách cũng đến thăm lớp mình đấy, chúng mình cùng mở cánh cửa thần kì xem đó là ai nhé!

– “ Gia đình Thỏ Bông chào tất cả các bạn”

– Đố các con gia đình thỏ Bông có bao nhiêu chú thỏ? [ 7 ]

– Dùng chữ số mấy để biểu thị cho nhóm số lượng đó? [ 7]

– Cô mời một trẻ lên tìm chữ số 7 để biểu thị cho nhóm thỏ có số lượng 7

* Hoạt động nhận thức

– Hôm nay gia đình chúng tôi có tổ chức “bữa tiệc rau xanh” mời tất cả các bạn cùng đến tham gia bữa tiệc cùng với gia đình chúng tôi nhé!”

– Các con ơi! Vậy là gia đình Thỏ Bông muốn mời chúng mình tới dự bữa tiệc rau xanh cùng với gia đình bạn ấy, các con có muốn tham gia không?

– Cho trẻ hát bài : Khúc hát dạo chơi chuyển đội hình đến trước màn hình

– Các con nhìn kìa, phía trước là khu rừng có rất nhiều các loại rau củ. Cô cùng các con sẽ đi kiếm một ít rau củ để đem đến bữa tiệc nào?

– Thỏ thích ăn gì các con?

– Bây giờ cô cháu mình sẽ đi kiếm một ít củ cà rốt để mang đến bữa tiệc nào?

– Hãy đếm xem có bao nhiêu củ cà rốt? [ 1,2,3,4,5,6,7]

– Và cô còn kiếm được củ gì nữa đây các con? [ Củ cải]

– Có bao nhiêu củ cải? [1,2,3,4,5,6,7,8]

– Hai nhóm như thế nào so với nhau?

– Nhóm nào nhiều hơn? Nhiều hơn mấy

– Nhóm nào ít hơn? Ít hơn mấy

– Muốn hai nhóm bằng nhau và cùng bằng 8 chúng ta phải làm như thế nào?

– Cô thêm 1 củ cà rốt nữa

– Chúng ta cùng đếm xem nhóm cà rốt có bao nhiêu củ 1,2,3,4,5,6,7,8. Và nhóm củ cải 1,2,3,4,5,6,7,8.

– Và bây giờ cả hai nhóm như thế nào so với nhau? Và cùng bằng mấy

– Mình cùng bỏ những củ cải vào giỏ để đem đi dự tiệc

– Bớt lần lượt các củ cái từ 8 bớt 1 còn 7, 7 bớt 2 còn 5, 5 bớt 2 còn 3, 3 bớt 2 còn 1, 1 bớt 1 là hết.

– Cô cho trẻ cùng đếm lại số cà rốt 1,2,3,4,5,6,7,8. Để biểu thị nhóm có số lượng 8 chúng ta dùng chữ số mấy?

– Giới thiệu chữ số 8. Cho trẻ phát âm theo nhiều hình thức lớp, tổ ,nhóm, cá nhân.

– Nêu cấu tạo số 8

– Gồm 1 nét cong tròn khép kín ở phía trên kết hợp 1 nét cong tròn khép kín to hơn ở phía dưới.

– Cho trẻ nhắc lại.

– Cô sẽ cất những củ cà rốt này vào giỏ nhé

– Các con đã hái được rất nhiều củ rồi, cô cháu mình tiếp tục đi hái một ít rau để đem đến bữa tiệc nào?

– Cho trẻ hát : “ Em ra vườn rau ” chuyển đội hình về 4 hàng ngang.

*Luyện tập:

– Các con ơi các con lại kiếm được gì nữa vậy?[ Bắp cải, su hào]

– Cho trẻ xếp 7 bắp cải và 8 củ su hào ra so sánh tạo nhóm bằng nhau 8.

– Bớt dần số lượng su hào.

– Cho trẻ đếm số bắp cải và dùng chữ số 8 biểu thị nhóm có số lượng 8.

– Cho trẻ cầm thẻ số 8 và phát âm 1,2 lần .

– Hãy cất tất cả số bắp cải mình vừa kiếm được và lên đường đến nhà bạn thỏ Bông thôi

– Các con ơi đã đến nhà Thỏ Bông rồi. Lớp mình cùng mang những rau củ tươi ngon này vào dự tiệc thôi nào!

– Và trong bữa tiệc ngày hôm nay có diễn ra nhiều trò chơi rất hấp dẫn

* Trò chơi 1: Thả zích dắc

– Chia trẻ làm 3 đội, trên màng hình của cô có rất nhiều số. Các con hãy quan sát khi vòng tròn chạy theo đường zích zắc rơi xuống dưới số nào thì các đội hãy nhanh tay giành quyền trả lời đội nào có tín hiệu trước sẽ được trả lời câu hỏi

*Trò chơi 2: Thi xem ai nhanh

– Chia trẻ làm 4 đội, mỗi đội có 8 bạn cô sẽ tặng cho mỗi bạn 1 bông hoa có gắn các số tự nhiên từ 1 – 8 . Khi cô yêu cầu xếp theo thứ tự từ 1-8 hoặc từ 8-1 trong thời gian 10 giây đội nào nhanh và chính xác sẽ được tuyên dương

– Cho trẻ chơi 2 – 3 lân

*Trò chơi 3: Ai thông minh hơn

– Chia trẻ làm 3 đội, mỗi đội 1 tranh .Trẻ sẽ gắn các loại rau củ quả tương ứng với chữ số cô yêu cầu

– Trong thời gian 1 bài hát đội nào gắn nhanh và đúng sẽ là đội chiến thắng trong trò chơi ngày hôm nay

*Hoạt động kết thúc:

*Giáo dục: Các loại rau củ quả này thường được dùng để chế biến thức ăn trong bữa cơm hàng ngày, nó cung cấp rất nhiều vitamin, chất bổ cần thiết, giúp cơ thể khỏe mạnh, hồng hào, thông minh, học giỏi. Vì thế các con nhớ ăn thật nhiều nhé

- Trẻ sử dụng đúng từ toán học: “ nhiều hơn”, “ít hơn”, “bằng nhau” “ 7 bớt 1 còn 6 ”; “ 6 thêm 1 bằng 7”…

- Thực hiện được kỹ năng vẽ thêm hoặc gạch bớt theo yêu cầu bài tập

3. Thái độ

- Trẻ hoạt động tích cực, mạnh dạn, tự tin khi tham gia các trò chơi

II. CHUẨN BỊ

1. Đồ dùng của cô

- Bảng nam châm

- 7 bông hoa, 7 cái chậu , các thẻ số từ 1-7

2. Đồ dùng của trẻ

- Mỗi trẻ 1 ảnh gia đình trẻ tự vẽ

- 4 ngôi nhà trang trí trên tường có số nhà từ 4-7

- Mỗi trẻ 7 cái chậu, 7 bông hoa, các thẻ số từ 1-7

- 4 bài tập thêm, bớt trong phạm vi 7 trên giấy lịch

- Bút dạ đủ trẻ chơi

3. Môi trường hoạt động

- Lớp học sạch sẽ, gọn gàng

III. CÁCH TIẾN HÀNH

Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

* Thu hút [2 phút]: Cô và trẻ cùng hát bài “ Nhà mình rất vui”, trò chuyện về gia đình của trẻ

- Trẻ kể về gia đình của mình trên ảnh trẻ vẽ, gồm có mấy người, gọi tên, công việc làm…

- Trẻ hát và trò chuyện cùng cô

1. Hoạt động 1: Ôn số lượng trong phạm vi 7 [ 4-5 phút]

- Cô hỏi và trẻ đưa tranh gia đình mình theo yêu cầu cô: Bạn nào gia đình có 5 người, 6 người….đưa lên cô xem

- Cô giới thiệu trò chơi: Về đúng số nhà

- Cô giới thiệu một số nhà tên tường có số nhà từ 4- 7

- Cô giải thích cách chơi

+ Mỗi bạn cầm một ảnh gia đình của mình đi chơi quanh lớp, khi có hiệu lệnh “ Về nhà thôi” các cháu chạy về ngôi nhà có số tương ứng với số người trong bức ảnh mình đang cầm.

- Cô tổ chức cho trẻ chơi 1-2 lần.

- Những lần chơi sau cô cho trẻ đổi ảnh cho nhau

- Cô cùng trẻ nhận xét và tuyên dương

- Trẻ đưa theo yêu cầu cô

- Trẻ lắng nghe cô giải thích cách chơi

- Trẻ chơi cùng cô

2. Hoạt động 2: Dạy thêm bớt trong phạm vi 7 [12-15 phút]

- Cô tặng mỗi trẻ một cái rổ, hỏi xem trong rổ có gì, cho trẻ đếm số đồ dùng trong rổ.

- Cô yêu cầu trẻ đếm và lấy thêm 7 bông hoa, 7 cái chậu bỏ vào rổ, cho trẻ về chỗ ngồi

- Cả lớp cùng trồng hoa cho ngôi nhà của mình thêm đẹp .

- Xếp tất cả chậu hoa thành hàng ngang từ trái sang phải.

+ Cháu đếm và đặt thẻ số tương ứng [ 1,2,3,4,5,6,7 tất cả có 7 chậu hoa; chữ số 7]

- Trồng 6 cây hoa trên mỗi chậu. [ xếp tương ứng 1:1]. Trẻ đếm và đặt thẻ số tương ứng [ chữ số 6]

- Hỏi:+ Sau khi xếp xong cháu có nhận xét gì? Có bao nhiêu chậu không có hoa?

+ Số lượng nhóm chậu và nhóm hoa như thế nào?

+ Số lượng nhóm nào nhiều hơn ? [ ít hơn ] ? bao nhiêu ?

+ Muốn số lượng nhóm chậu bằng nhóm hoa phải làm thế nào? [ thêm hoặc bớt]

+ Yêu cầu trẻ thêm 1 cây hoa. Đếm nhóm hoa và nhóm chậu .

+ Số lượng hai nhóm thế nào? [ Bằng mấy ? Đặt thẻ số tương ứng ]

+ Vậy 6 thêm 1 bằng mấy ?

+ Cho trẻ bớt 2 [ 3, 4 ] cây hoa và tương tự với các câu hỏi như vậy để trẻ so sánh và thêm bớt trong phạm vi 7. Sau mỗi lần thêm bớt cho trẻ đặt thẻ số tương ứng và nói trọn câu:

VD: “ 7 bớt 2 còn 5”; “ 5 thêm 2 bằng 7”; “7 bớt 3 còn 4”; “ 4 thêm 3 bằng 7” ….

* Hoạt động 2: Trò chơi luyện tập [8-10 phút]

+ Chơi: Bạn nào nhanh nhất

- Cách chơi : Cô vỗ tay, các bạn lắng nghe, đếm thầm và vỗ tiếp để có số tiếng vỗ tay là 7

- Cô cho trẻ tính nhanh thêm, bớt trên các ngón tay

- Cho trẻ chơi 3-4 lần

- Sau mỗi lần chơi, cô nhận xét tuyên dương

+ Chơi: Vẽ thêm hoặc gạch bớt để có số lượng 7

- Cách chơi: Cô chia các cháu thành 4 nhóm, mỗi nhóm có một bài tập. Nhiệm vụ các cháu là đếm và cùng thảo luận với các bạn trong nhóm là vẽ thêm hay gạch bớt để số lượng đồ dùng trên mỗi hàng là 7 - Nhóm nào làm xong treo kết quả lên bảng

Chủ Đề