Giải bài tập vật lí 9 bài 48 năm 2024

Với giải bài tập Vật lí lớp 9 Bài 48: Mắt chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập môn Vật lí 9 Bài 48. Mời các bạn đón xem:

Mục lục Giải Vật Lí 9 Bài 48: Mắt

Video giải Vật Lí 9 Bài 48: Mắt

Bài C1 [trang 128 SGK Vật Lí 9]: Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt...

Xem lời giải

Bài C2 [trang 129 SGK Vật Lí 9]: Ta đã biết, khi vật nằm càng xa thấu kính hội tụ...

Xem lời giải

Bài C5 [trang 130 SGK Vật Lí 9]: Một người đứng cách một cột điện 20m...

Xem lời giải

Bài C6 [trang 130 SGK Vật Lí 9]: Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự...

Xem lời giải

Bài giảng Vật Lí 9 Bài 48: Mắt

Xem thêm lời giải bài tập Vật lí lớp 9 hay, chi tiết khác:

Bài 49: Mắt cận và mắt lão

Bài 50: Kính lúp

Bài 51: Bài tập quang hình học

Bài 52: Ánh sáng trắng và ánh sáng màu

Bài 53: Sự phân tích ánh sáng trắng

Giải bài tập SGK Vật lý lớp 9 bài 48: Mắt - Chương 3 Quang học. Được VnDoc.com sưu tầm nhằm giúp quá trình ôn tập và củng cố kiến thức chuẩn bị cho kì thi học kì mới môn Vật lý của các bạn học sinh lớp 9 trở nên thuận lợi hơn. Mời các bạn tham khảo

Lý thuyết mắt.

Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.

- Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.

- Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.

- Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹt xuống, để cho ảnh hiện trên màng lưới rõ nét.

- Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.

- Điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được là điểm cực cận.

Bài C1 trang 128 sgk vật lý 9

C1. Nêu những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh. Thể thủy tinh đóng vai trò như bộ phận nào trong máy ảnh? Phim trong máy ảnh đóng vai trò như bộ phận nào trong con mắt?

Bài giải:

Những điểm giống nhau về cấu tạo giữa con mắt và máy ảnh: Đều có một bộ phận với vai trò như một thấu kính hội tụ để thu ảnh [đó là vật kính hoặc thể thủy tinh] và một bộ phận để hứng ảnh, đó là phim hoặc màng lưới. Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh. Phim trong máy ảnh đóng vai trò như màng lưới trong con mắt.

Bài C6 trang 130 sgk vật lý 9

C6. Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất? Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài hay ngắn nhất?

Bài giải:

Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ dài nhất. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì tiêu cự của thể thủy tinh sẽ ngắn nhất.

Bài C5 trang 130 sgk vật lý 9

C5. Một người đứng cách một cột điện 20m. Cột điện cao 8m. Nếu coi khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới của mắt người ấy là 2cm thì ảnh của cột điện trên màng lưới là bao nhiêu?

Bài giải:

Xem hình 48.2.

Trên hình ta biểu diễn cột điện bằng đoạn AB [AB = 8cm]; O là thể thủy tinh [OA = 20m]; A'B' là ảnh cột điện trên màng lưới [OA' = 2cm]. Ta có:

Bài 9 trang 203 sgk vật lý 11

Mắt của một người có điểm cực viễn Cv cách mắt 50cm.

  1. Mắt người này bị tật gì?
  1. Muốn nhìn thấy vật ở vô cực không điều tiết, người đó phải đeo kính có độ tụ bao nhiêu? [kính đeo sát mắt].
  1. Điểm Cc cách mắt 10cm. Khi đeo kính, mắt nhìn thấy điểm gần nhất cách mắt bao nhiêu? [kính đeo sát mắt].

Hướng dẫn giải:

  1. Cv thật, cách mắt hữu hạn => mắt cận
  1. fk = -OCv = -50 cm => Dk = -2 dp.
  1. d' = -OCc = -10 cm; %5Cleft[-50%5Cright]%7D%7B40%7D%3D12%2C5cm]

Bài 10 trang 203 sgk vật lý 11

Một mắt bình thường về già, khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của mắt thêm 1dp.

  1. Xác định điểm cực cận và điểm cực viễn.
  1. Tính độ tụ của thấu kính phải đeo cách mắt 2cm để mắt nhìn thấy một vật cách mắt 25cm không điều tiết.

Giải Sách Bài Tập Vật Lí 9 – Bài 48: Mắt giúp HS giải bài tập, nâng cao khả năng tư duy trừu tượng, khái quát, cũng như định lượng trong việc hình thành các khái niệm và định luật vật lí:

Bài 1 trang 98 sách bài tập Vật Lí 9: Câu nào sau đây là đúng

  1. Mắt hoàn toàn không giống máy ảnh
  1. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh
  1. Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng không tinh vi bằng máy ảnh
  1. Mắt tương đối giống máy ảnh nhưng tinh vi hơn máy ảnh nhiều

Lời giải:

Chọn D. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng tinh vi hơn nhiều máy ảnh.

Vì thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như màn hứng ảnh nên mắt tương đối giống với máy ảnh nhưng có nhiều bộ phận phức tạp và tinh vi hơn máy ảnh.

Bài 2 trang 98 sách bài tập Vật Lí 9: Hãy ghép mỗi phần a], b], c], d] với mỗi phần 1, 2, 3, 4 để thành câu so sánh

  1. Thấu kính thường làm bằng thủy tinh
  1. Mỗi thấu kính có tiêu cự không thay đổi được
  1. Các thấu kính có thể có tiêu cự khác nhau
  1. Muốn hứng ảnh thật cho bởi thấu kính, người ta di chuyển màn ảnh sau thấu kính

1. Còn thể thủy tinh chỉ có tiêu cự vào cỡ 2cm.

2. Còn muốn cho ảnh hiện trên màn lưới cố định, mắt phải điều tiết để thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.

3. Còn thể thủy tinh được cấu tạo bởi một chất trong suốt và mềm.

4. Còn thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi được.

Lời giải:

a- 3 b- 4 c- 1 d- 2

Bài 3 trang 98 sách bài tập Vật Lí 9: Bạn Anh quan sát một cột điện cao 8m, cách chỗ đứng 25m. cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2cm. hãy tính chiều cao của ảnh cột điện trong mắt

Lời giải:

Quá trình tạo ảnh của thể thủy tinh được mô phỏng bằng hình vẽ sau: [coi màn PQ như màng lưới trên võng mạc của mắt].

Ký hiệu cột điện là AB, ảnh của cột điện trên màng lưới là A’B’, thể thủy tinh là thấu kính hội tụ đặt tại O. Ta có: AO = 25m = 2500cm; A’O = 2cm; AB = 8m = 800cm.

Hai tam giác ABO và A’B’O đồng dạng với nhau, ta có:

Chiều cao của ảnh cột điện trên màng lưới là:

\= 0,64cm = 6,4mm

Bài 4 trang 98 sách bài tập Vật Lí 9: Khoảng cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2cm không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50m

Lời giải:

Khi nhìn 1 vật ở rất xa thì ảnh nằm trên tiêu điểm, do vậy để nhìn rõ ảnh khi đó thì tiêu điểm của thể thủy tinh phải trùng với màng lưới.

Đồng thời khi đó mắt không phải điều tiết nên tiêu cự của thể thủy tinh khi đó là:

f = 2cm.

Khi nhìn vật ở cách mắt 50m, ta có: AO = d = 50cm, A’O = d’ = 2cm, tiêu cự của thể thủy tinh thay đổi thành f’.

Vì ΔFA’B’ ~ ΔFOI nên:

Vì ΔOA’B’ ~ ΔOAB nên:

Mà OI = AB nên

Độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh là:

Δf = f – f’ = 2 -1,923 = 0,077cm = 0,77mm

Bài 5 trang 98 sách bài tập Vật Lí 9: Chọn câu đúng.

Có thể coi con mắt là một dụng cụ quang học tạo ra

  1. Ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật
  1. Ảnh thật của vật, cùng chiều với vật
  1. Ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật
  1. Ảnh ảo của vật cùng chiều với vật

Lời giải:

Chọn A. Ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật. Vì thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính là một thấu kính hội tụ nên sẽ cho ảnh thật và ảnh nhỏ hơn vật.

Bài 6 trang 99 sách bài tập Vật Lí 9: Chỉ ra ý sai

Thể thủy tinh khác các thấu kính hội tụ thường dùng ở các điểm sau đây

  1. Tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật
  1. Không làm bằng thủy tinh
  1. Làm bằng chất trong suốt, mềm
  1. Có tiêu cự thay đổi được

Lời giải:

Chọn A. Tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật. vì thể thủy tinh và thấu kính hội tụ đều tạo ra ảnh thật nhỏ hơn vật nên đây không phải là điểm khác nhau giữa thể thủy tinh và thấu kính hội tụ.

Bài 7 trang 99 sách bài tập Vật Lí 9: Trong trường hợp nào dưới đây. Mắt không phải điều tiết?

  1. Nhìn vật ở điểm cực viễn.
  1. Nhìn vật ở điểm cực cận
  1. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.
  1. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận

Lời giải:

Chọn A. Nhìn vật ở điểm cực viễn. vì điểm cực viễn là điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được khi không điều tiết.

Bài 8 trang 99 sách bài tập Vật Lí 9: Trong trường hợp nào dưới đây mắt phải điều tiết mạnh nhất?

  1. Nhìn vật ở điểm cực viễn.
  1. Nhìn Vật ở điểm cực cận
  1. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn
  1. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận

Lời giải:

Chọn B. Nhìn Vật ở điểm cực cận. Vì điểm cực cận là điểm gần mắt nhất mà ta có thể nhìn rõ được nên ở đó mắt phải điều tiết mạnh nhất để nhìn rõ vật.

Chủ Đề