Lãng du trong văn hóa việt nam mua sach năm 2024

Giá sản phẩm trên Fahasa.com đã bao gồm thuế theo luật hiện hành. Bên cạnh đó, tuỳ vào loại sản phẩm, hình thức và địa chỉ giao hàng mà có thể phát sinh thêm chi phí khác như Phụ phí đóng gói, phí vận chuyển, phụ phí hàng cồng kềnh,...

Chính sách khuyến mãi trên Fahasa.com không áp dụng cho Hệ thống Nhà sách Fahasa trên toàn quốc

Bộ sách “Lãng du trong văn hóa Việt Nam” của học giả Hữu Ngọc vừa là một cuộc lãng du chữ nghĩa, vừa giống cẩm nang văn hóa Việt, một “bách khoa toàn thư” thu nhỏ về văn hóa xứ sở tiên rồng.

Bộ sách được chia làm 3 tập: Đất Việt [103 bài], Lịch sử - Truyền thống [150 bài] và Văn hóa – Bản sắc dân tộc – Văn học – Nghệ thuật [122 bài].

Hi vọng cuốn sách sẽ đem lại cho bạn đọc “cái thú” khi là người Việt tìm hiểu về văn hóa Việt qua một cuốn sách khởi nguyên dành làm cầu nối giới thiệu đất nước, con người Việt tới bạn bè quốc tế. Lần giở Lãng du trong văn hóa Việt Nam, biết đâu bạn đọc ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của quê hương, của văn hóa - những điều chưa trải, những điều trải chưa sâu, những vẻ đẹp không nhiều khi rực rỡ mà lắm lúc vì quá bình dị và quen thuộc nên chưa được lưu tâm. Qua đó, mong rằng bạn đọc sẽ hiểu thêm về cội nguồn, truyền thống và tương lai văn hóa dân tộc, để bước vào thời kì hội nhập “hòa nhập nhưng không hòa tan”, hiểu văn hóa xứ sở mình song hành cùng tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.

“… Như người ta thường nói, điều đáng nhớ nhất trong một hành trình nhiều khi không phải điểm đến mà là người đồng hành. Trong suốt chuyến đi, Hữu Ngọc hiện diện bên người đọc như người dẫn đường thông thái, lịch lãm, một người bạn vong niên ân cần và tinh tế…”

Có thể xem như đây là một cuốn nhật ký về văn hóa dân tộc, trong đó có những bức tranh đa diện về đất nước, con người Việt Nam. Với một lối văn mộc không son phấn, văn hoá Việt Nam được nhà văn hoá Hữu Ngọc phác hoạ một cách sắc nét qua những dòng ký sự đặc biệt lôi cuốn người đọc.

Từng bước, ông dẫn dắt người đọc dọc theo chiều dài của đất nước “lãng du” vào Lam Kinh của triều Lê. Rồi quay ra làng Nhị Khê, thăm quê hương Nguyễn Trãi. Xuống La Xuyên xem đồ gỗ chạm khắc tinh vi. Đến Vạn Phúc hỏi về nghề dệt lụa Hà Đông. Sang vùng Kinh Bắc nghe hát quan họ. Về xứ Đoài viếng mộ Tản Đà. Trở lại chiến khu xưa Định Hóa, bồi hồi nhớ bao kỷ niệm. Lên vùng Tây Bắc xa xôi như Lào Cai thưởng thức bài hát đưa ma của người Mông Sapa, nếm trải hương vị của núi rừng Tây Bắc. Về tận Cao Bằng, thăm xứ sở người Tày, tìm hiểu hội xuống đồng của họ. Qua Lạng Sơn ăn món khau nhục, nghe điệu hát sli của người Nùng. Ngược Sơn La tìm hiểu tục ngữ Thái. Đến Mường Tè trò chuyện với người La Hú... Lang thang vào Ninh Thuận xem đồ gốm Chăm thô ráp, nghe câu đố Chăm ý nhị.

Bên cạnh đó, lịch sử - truyền thống của người Việt cũng được ông thu nhỏ qua từng bài viết của mình theo từng nét thăng trầm của lịch sử. Ông “hình dung” về một địa danh, “ nghe” tiếng gà gáy từ 700 năm trước, tiếng nói của bia cổ, quốc văn giáo khoa thư; đến những nhận định về Hồ Chí Minh, “hiện tượng” Đặng Thùy Trâm, ý thức bảo tồn văn hoá, cái nhìn của một sử gia Pháp về văn hóa Việt… Từ đời sống cộng đồng ông đưa chúng ta về với gia đình, những quan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân, con cái, họ hàng, anh em trong dòng tộc đến những mối quan hệ thầy trò, bạn bè…

Nhà văn hóa Hữu Ngọc sinh năm 1918 tại Hà Nội, nguyên là Trưởng ban giáo dục tù hàng binh Âu – Phi trong kháng chiến chống Pháp. Sau năm 1954, ông có dịp đi công tác, hội thảo ở nhiều nước trên thế giới, đem tiếng nói chính nghĩa, yêu hoà bình của dân tộc Việt Nam đến với bạn bè quốc tế, làm cho họ hiểu đất nước và nền văn hóa của Việt Nam hơn.

Để giới thiệu văn hóa Việt Nam ra nước ngoài, ông viết đều đặn hơn chục năm trời mục "Mạn đàm truyền thống" cho Le Courrier Viet Nam [tiếng Pháp] và Vietnam News [tiếng Anh]. Bài viết của ông đã được tập hợp thành một cuốn sách quý với tựa đề là "Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam" bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp. Lãng Du Trong Văn Hóa Việt Nam được dùng làm món quà tặng các nguyên thủ quốc gia đến tham dự Hội nghị các nước có sử dụng tiếng Pháp lần thứ 7 tại Hà Nội năm 1997. Từ đó đến nay ông vẫn tiếp tục viết để tập hợp thành một bộ sách lớn, dày hơn 1.000 trang với tên mới "Lãng du trong văn hóa Việt Nam", tập hợp những bài báo ông viết cho tờ Vietnam News số chủ nhật suốt 13 năm nay, đã được một số trường ĐH của Mỹ dùng làm tài liệu tham khảo.

Bằng con mắt của một người thuần Việt, Hữu Ngọc nắm bắt được những vẻ đẹp của những nền văn minh nhân loại. Và bằng con mắt của nhân loại, ông phát hiện ra được những tính chất đặc sắc của Việt Nam mà nhiều khi người Việt ta lại không thể nhìn ra.

Bàn về các làng quê truyền thống Việt Nam, Hữu Ngọc cho rằng, do chiến tranh, do kinh tế thị trường, lại ảnh hưởng văn hoá phương Tây, các làng truyền thống của Việt Nam, hầu hết đã ít nhiều bị "ô nhiễm" văn hoá. Có chăng, chỉ còn mỗi làng Đường Lâm. Cũng theo Hữu Ngọc, Đường Lâm có thể xem là mẫu làng truyền thống Việt Nam duy nhất còn lại khá hoàn hảo, ít bị ô nhiễm nhất. Nhà nghiên cứu văn hoá Thái Lan Thainaitis nói với Hữu Ngọc rằng "cần thiết phải cảnh báo để người dân nhận thức về di sản văn hoá của mình trước khi nó bị lãng quên và bị thời gian hủy diệt. Đường Lâm vừa là thắng cảnh đẹp, vừa được tạo nên bởi chính bàn tay của người Việt Nam - đó chính là văn hoá văn minh của nước Việt Nam có một lịch sử lâu dài... Cảnh đẹp Hạ Long là do thiên nhiên tạo nên, không giống như Đường Lâm chỉ do con người tạo dựng". Cảnh quan Đường Lâm dường như vẫn giữ được vẻ xưa. Nói như hoạ sĩ Phan Kế An, trước kia theo tục lệ làng, không ai được xây dựng nhà cao hơn mái đình. Tuy lệ ấy đã nhạt đi, có vài ba nhà cao tầng đựơc xây nhưng không đáng kể. Cái chính ít xây là do dân nghèo, nông nghiệp là chính, buôn bán ít, nghề phụ chỉ có một số nghề truyền thống: giò chả, nuôi gà, làm kẹo bột, chè lam, bánh bỏng, dệt vải và làm tương. Đưa ra mấy thông tin như thế, rồi Hữu Ngọc bình một câu sắc lẻm mà không kém phần chua xót. May quá! không ngờ chính "cái nghèo đã cứu vớt được một di sản văn hoá".

Không ít người đã đi Côn Minh bằng đường xe lửa. Nhưng không mấy ai để ý đến con đường sắt này. Trong một bài viết rất ngắn về Lào Cai, mảnh đất biên cương nơi địa đầu Tổ quốc, Hữu Ngọc cho ta biết: "Đường xe lửa Lào Cai - Côn Minh, hoàn thành năm 1910, mà thực dân Pháp khoe là một kỳ công kỹ thuật và một thắng cảnh du lịch. Đây là một trong những đường xe lửa ngoạn mục nhất và hiểm trở nhất Châu Á. Nó băng qua những quang cảnh đa dạng, khi thì đi sâu vào rừng nhiệt đới bao la, khi thì trèo những ngọn núi cheo leo, khi thì uốn khúc ở bên đáy vực thẳm". Nếu chỉ dừng lại như thế, đoạn văn chẳng ấn tượng gì, cũng không có giá trị gì ngoài một chi tiết thông tin về năm ra đời của con đường sắt. Nhưng Hữu Ngọc đã đẩy lên một nấc nữa: "có điều cuốn này không nói là xây dựng tuyến đường này, công ty xe lửa Vân Nam của Pháp đã làm chết năm vạn cu-li Trung Quốc và Việt Nam". Và thế là ngay lập tức, ta sẽ nhìn con đường sắt ấy bằng một con mắt khác.

Cũng đề cập đến mảnh đất địa đầu tổ quốc này, Hữu Ngọc còn bàn đến một địa danh với mấy tình tiết khá thú vị. Qua bài viết của Hữu Ngọc, ở thị xã Lào Cai, theo nhân dân kể lại, thì địa danh Cốc Lếu cũng mang ý nghĩa bảo tồn Văn hoá Việt: Cốc Lếu có nghĩa là gốc gạo. Đồn rằng theo lệnh Minh Mạng, người Việt ở đâu đều phải trồng cây gạo để đánh dấu lãnh thổ. Hoá ra thời xưa, cha ông ta đã cắm mốc lãnh thổ... bằng cây.

Chủ Đề