Giải bài tập tin học 8 câu lệnh điều kiện

Mời các em học sinh cùng quý thầy cô giáo tham khảo ngay hướng dẫn giải bài tập Tin học lớp 8 Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện ngắn gọn và đầy đủ nhất, được chúng tôi biên soạn và chia sẻ dưới đây.

Bài 1 [trang 52 SGK Tin học lớp 8]:

Viết chương trình nhập hai số nguyên a,b khác nhau từ bàn phím và in ra hai số đó ra màn hinh theo thứ tự không giảm.

  1. Mô tả thuật toán.
  1. Gõ chương trình.
  1. Tìm hiểu ý nghĩa từng câu lệnh. Nhập các bộ dữ liệu [12,53], [65,20] để thử chương trình. Lưu chương trình với tên Sap_xep.pas

Trả lời:

  1. Thuật toán:

- Bước 1: Nhập hai số a và b. Nếu a=b thì đến bước 4, ngược lại đến bước 2.

- Bước 2: Nếu a > b thì đổi vị trí của a và b. Ngược lại đến bước 3.

- Bước 3: In ra a và b.

- Bước 4: Kết thúc thuật toán.

  1. Chương trình:

  1. Ý nghia câu lệnh

- Kết quả:

Bài 2 [trang 53 SGK Tin học lớp 8]:

Viết chương trình nhập chiều cao của hai bạn Long và Trang, in ra màn hình kết quả so sánh chiều cao của hai bạn, chẳng hạn "Bạn Long cao hơn". Tham khảo thuật toán trong ví dụ 5, bài 5.

  1. Gõ chương trình.
  1. Lưu chương trình với tên Aicaohon.pas.
  1. Chạy chương trình với các bộ dữ liệu [1.5, 1.6]; [1.6, 1.5] và [1.6 , 1.6]

Quan sát kết quả, nhạn xét. Tìm chỗ chưa đúng.

  1. Sửa lại chương trình.

Trả lời:

  1. Chương trình:

  1. Tên chương trình:

  1. Kết quả:

- Với bộ dữ liệu 1.6, 1.5 sẽ in ra hai dòng là "Ban Long cao hon" và "Hai ban cao bang nhau". Lí do là bởi khi so sánh Long và Trang chương trình sẽ nhận thây 1.6>1.5 và in ra kết quả là "Ban Long cao hon". Chương trình tiếp tục chạy và so sánh Long và Trang thì thấy 1.6>1.5 không đúng với yêu cầu, nhưng gặp lệnh else nếu Long không nhỏ hơn Trang thì sẽ in ra "Hai ban cao bang nhau".

  1. Sửa lại chương trình:

Kết quả:

Tham khảo và tìm hiểu ý nghĩa của đoạn chương trình sau đây:

    ![Giải bài tập Tin học 8 | Để học tốt Tin học 8][////i0.wp.com/cdn.tailieu.com/images/2021-11/01/BC/giai-bai-tap-tin-hoc-8-bai-thuc-hanh-4-su-dung-cau-lenh-dieu-kien-day-du-nhat-11.png]  
Đây là một câu lệnh điều kiện lồng nhau.

Ý nghĩa câu lệnh: Nếu chiều cao của long hơn chiều cao của trang thì in ra "Ban Long cao hon", nếu không và chiều cao của Long nhỏ hơn chiều cao của Trang thì in "Bạn Trang cao hơn", ngược lại thì in ra "Hai ban cao bang nhau".

Bài 3 [trang 54 SGK Tin học lớp 8]:

Dưới đây là chương trình nhập ba số dương a,b và c từ bàn phím. Kiểm tra và in ra màn hình kết quả kiểm tra ba số đó có thể là độ dài các cạnh của một tam giác hay không?

Trả lời:

-Chương trình và ý nghĩa từng câu lệnh

- Kết quả:

►►► CLICK NGAY vào nút TẢI VỀ dưới đây để tải về Giải bài tập Tin học lớp 8 Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện [Ngắn gọn] file PDF hoàn toàn miễn phí.

1.1. Hoạt động phụ thuộc vào điều kiện

Ví dụ về hoạt động phụ thuộc điều kiện:

  • Nếu chiều nay trời không mưa, Long sẽ đi đá bóng
  • Nếu em bị ốm, em sẽ không tập thể dục buổi sáng

Từ "nếu" trong các câu trên được dùng để chỉ một "điều kiện" và các hoạt động tiếp theo sau sẽ phụ thuộc vào điều kiện đó

  • Các điều kiện: chiều nay trời không mưa, em bị ốm
  • Các hoạt động phụ thuộc điều kiện: em sẽ đi chơi bóng, em sẽ không tập thể dục buổi sáng

Tóm lại: Có những hoạt động chỉ được thực hiện khi một điều kiện cụ thể được xảy ra.

1.2. Tính đúng hoặc sai của điều kiện

Xét tính đúng hoặc sai của điều kiện trong các ví dụ về hoạt động phụ thuộc điều kiện ở phần 1:

Điều kiện

Kiểm tra

Kết quả

Hoạt động tiếp theo

Trời mưa?

Long nhìn ra ngoài và thấy trời mưa

Đúng

Long ở nhà [không đi đá bóng]

Em bị ốm?

Buổi sáng thức dậy, em thấy mình hoàn toàn khỏe mạnh

Sai Em tập thể dục buổi sáng như thường lệ

Bảng 1. Minh họa tính đúng hoặc sai của điều kiện

  • Khi đưa ra câu điều kiện, kết quả kiểm tra là đúng, ta nói điều kiện được thoả mãn; còn khi kết quả kiểm tra là sai, ta nói điều kiện không thoả mãn
  • Kết quả kiểm tra điều kiện chỉ có thể là đúng hoặc sai

Ví dụ trong Tin học:

.png]

Hình 1. Ví dụ trong Tin học về tính đúng hoặc sai của điều kiện

Nếu chọn đúng thì chương trình dừng lại, chọn sai chương trình chạy tiếp.

1.3. Điều kiện và các phép so sánh

Để so sánh ta thường sử dụng các kí hiệu toán học như: , =, , =.

Ví dụ 1: Nếu a > b, phép so sánh đúng thì in giá trị của a ra màn hình; ngược lại, in giá trị của b ra màn hình [có nghĩa là phép so sánh cho kết quả sai].

1.4. Cấu trúc rẽ nhánh

Ví dụ 2: Một hiệu sách thực hiện đợt khuyến mãi lớn với nội dung sau: Nếu mua sách với tổng số tiền ít nhất là 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán.

Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:

  • Bước 1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách
  • Bước 2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là \[70\% \times T\]
  • Bước 3. In hoá đơn

Ví dụ 3: Trong ví dụ 2, chúng ta biết rằng nếu tổng số tiền không nhỏ hơn 100 nghìn đồng, khách hàng sẽ được giảm 30% tổng số tiền phải thanh toán. Giả sử thêm vào đó, cửa hàng giảm 10% cho những khách chỉ mua với tổng số tiền không đến 100 nghìn đồng.

Mô tả hoạt động tính tiền cho khách:

  • Bước 1. Tính tổng số tiền T khách hàng đã mua sách.
  • Bước 2. Nếu T ≥ 100000, số tiền phải thanh toán là \[70\% \times T\]; ngược lại, số tiền phải thanh toán là \[90\% \times T\]
  • Bước 3. In hoá đơn

LƯU Ý:

  • Cấu trúc rẽ nhánh được sử dụng để chỉ thị cho máy tính thực hiện các hoạt động khác nhau tuỳ theo một điều kiện cụ thể có được thoã mãn hay không
  • Cấu trúc rẽ nhánh có hai dạng: dạng thiếu và dạng đủ

Hình 2. Cấu trúc rẽ nhánh dạng thiếu

Hình 3. Cấu trúc rẽ nhánh dạng đủ

​1.5. Câu lệnh điều kiện

a. Dạng thiếu

Cú pháp:

If < Điều kiện > then

< Câu lệnh >;

Hoạt động: Chương trình sẽ kiêm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh đó bị bỏ qua.

b. Dạng đủ

Cú pháp:

If < Điều kiện > then

< Câu lệnh 1 >

Else

< Câu lệnh 2 >;

Hoạt động: Chương trình sẽ kiểm tra điều kiện. Nếu điều kiện được thoã mãn, chương trình sẽ thực hiện câu lệnh 1 sau từ khoá then, ngược lại câu lệnh 2 sẽ được thực hiện.

Chủ Đề