Giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 73

Viết một bức thư ngắn [khoảng 10 dòng] cho bạn hoặc người thân nói về mơ ước của em. Tiết 8 – Tuần 10 trang 73 Vở bài tập [SBT] Tiếng Việt lớp 4 tập 1 – Tiết 8 – Tuần 10 – Ôn tập giữa học kì 1 – Tiếng Việt 4

Viết một bức thư ngắn [khoảng 10 dòng] cho bạn hoặc người thân nói về mơ ước của em.

TRẢ LỜI:

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 6 tháng 9 năm 2017

Nam thân mến!

Đã lâu lắm rồi từ ngày mình theo gia đình chuyển về sống ở thành phố, mình chưa gặp lại bạn. Mình rất nhớ thị xã quê mình, nhớ bạn bè, và nhất là nhớ bạn.

Dạo này bạn và gia đình bạn thế nào rồi ? Ba mẹ bạn vẫn khỏe cả chứ ? Cho mình gửi lời hỏi thăm hai bác nhé !

Quảng cáo

Nam thân!

Mình và gia đình mình vẫn khỏe. Việc học của mình vẫn bình thường. Ở thành phố tuy đông vui, hiện đại và tiện nghi hơn ở quê mình nhưng ở đây không khí ô nhiễm quá. Mình ước gì khi lớn lên có thể chế tạo ra một loại máy thanh lọc không khí, làm sạch môi trường. Bạn có ủng hộ mình không ?

Thư đã dài, mình dừng bút nhé ! Hãy hồi âm cho mình thật sớm.

Chào bạn Thanh Bình

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 trang 73, 74 Luyện từ và câu - Mở rộng vốn từ: Dũng cảm 

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 73 Câu 1: Gạch dưới những từ cùng nghĩa với từ dũng cảm trong các từ dưới đây:

Gan dạ, thân thiết, hoà thuận, hiếu thảo, anh hùng, anh dũng, chăm chỉ, lễ phép, chuyên cần, can đảm, can trường, gan góc, gan lì, tận tuỵ, tháo vát, thông minh, bạo gan, quả cảm.

Phương pháp giải:

Dũng cảm là có dũng khí, dám đương đầu với khó khăn và nguy hiểm.

Đáp án:

Các từ đồng nghĩa với dũng cảm là: Gan dạ; anh hùng; anh dũng; can đảm; can trường; gan góc; gan lì, bạo gan, quả cảm.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 74 Câu 2: Điền từ dũng cảm vào trước hoặc sau từng từ ngữ dưới đây để tạo thành những cụm từ có nghĩa:

M: hành động dũng cảm

................ tinh thần.................

............... xông lên...................

................ người chiến sĩ............

................ nữ du kích.................

................... em bé liên lạc..........

................. nhận khuyết điểm.........

.................  cứu bạn....................

.................. chống lại cường quyền...........

..................trước kẻ thù.............

................... nói lên sự thật........

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Đáp án:

................. tinh thần dũng cảm

Dũng cảm xông lên............

.......... người chiến sĩ dũng cảm

.......... nữ du kích dũng cảm

.......... em bé liên lạc dũng cảm

Dũng cảm nhận khuyết điểm....

Dũng cảm cứu bạn..............

Dũng cảm chống lại cường quyền

Dũng cảm trước kẻ thù........

Dũng cảm nói lên sự thật.....

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 74 Câu 3: Nối từ ở cột A với lời giải nghĩa thích hợp ở cột B:

A

B

gan dạ

[chống chọi] kiên cường, không lùi bước

gan góc

gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì

gan lì

không sợ nguy hiểm

Phương pháp giải:

Em làm theo yêu cầu của bài tập.

Đáp án:

Gan dạ - không sợ nguy hiểm.

Gan góc - [chống chọi] kiên cường, không lùi bước.

Gan lì: gan đến mức trơ ra, không còn biết sợ là gì.

Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 trang 74 Câu 4: Điền từ ngữ trong ngoặc đơn thích hợp với mỗi chỗ trống ở đoạn văn sau:

Anh Kim Đồng là một......... rất..........

Tuy không chiến đấu ở............., nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức.....

Anh đã hi sinh, nhưng.......... sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

[can đảm, người liên lạc, hiểm nghèo, tấm gương, mặt trận] 

Phương pháp giải:

- Can đảm: có dũng khí để không sợ nguy hiểm, đau khổ.

- Người liên lạc: Người làm nhiệm vụ truyền tin để giữ các mối liên hệ.

- Hiểm nghèo: Rất nguy hiểm, khó lòng thoát khỏi tai hoạ.

- Mặt trận: Nơi diễn ra các cuộc chiến đấu, các trận đánh lớn.

Đáp án:

Anh Kim Đồng là một người liên lạc rất can đảm. Tuy không chiến đấu ở mặt trận, nhưng nhiều khi đi liên lạc, anh cũng gặp những giây phút hết sức hiểm nghèo. Anh đã hi sinh, nhưng tấm gương sáng của anh vẫn còn mãi mãi.

Xem thêm các bài soạn, giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 4 hay, chi tiết khác:

Chính tả Tuần 25 trang 68

Luyện từ và câu - Chủ ngữ trong câu kể Ai là gì? Tuần 25 trang 69, 70

Tập làm văn - Luyện tập tóm tắt tin tức Tuần 25 trang 72, 73

Tập làm văn - Luyện tập xây dựng mở bài trong bài văn miêu tả cây cối Tuần 25 trang 75

Bạn Hà viết thử cả bốn đoạn của câu chuyện trên, nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh một trong các đoạn ấy.

+ Kết thúc: Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô – phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

+ Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

+ Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười, bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy, cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải xây từ mặt đất lên”.

+ Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh có diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên.

+ Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-ii-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên gương mặt từng khán giả.

a] Đoạn 1:

– Mở đầu: Vào một ngày đẹp trời, năm cô bé Va-li-a lên mười tuổi, được bố mẹ đưa đi xem xiếc.

– Diễn biến: Chương trình biểu diễn hôm ấy thật phong phú, nhiều tiết mục độc đáo, tiết mục nào cũng đặc sắc cả nhưng chẳng biết vì sao Va-li-a lại thích nhất tiết mục “Cô gái phi ngựa đánh đàn”. Em ấn tượng với gương mặt xinh đẹp, dáng vẻ nhanh nhẹn của cô gái. Lớn hơn em mấy tuổi thôi mà cô thật dũng cảm. Trên lưng ngựa, cô diễn viên khả ái này chẳng cần nắm dây cương mà một tay ôm lấy chiếc đàn, còn một tay kia gảy lên những âm thanh náo nức, rộn ràng. Tiếng đàn của cô gái có sức lôi cuốn đặc biệt khiến Va-li-a hết lòng ngưỡng mộ cô.

– Kết thúc: Từ đó lúc nào trong trí óc non nớt của Va-li-a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô – phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã.

b] Đoạn 2:

– Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo cần tuyển diễn viên. Va-li-a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề.

– Diễn biến: Sáng hôm sau, trong lòng đầy phấn khởi, em đến gặp bác giám đốc rạp xiếc, bày tỏ nguyện vọng của mình. Bác ân cần đưa em đến một chuồng ngựa. Tại đây có một chú ngựa Kim đẹp tuyệt. Bác bước đến vỗ về chú ngựa và quay lại bảo em: “Công việc của cháu giờ đây là chăm sóc chu đáo con ngựa này cho nó ăn uống và quét dọn chuồng trại cho thật sạch sẽ. Được chứ!” Va-li-a hơi lưỡng lự nhưng cuối cùng em vẫn cầm lấy chổi.

– Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười bảo em: “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt. đầu xây từ mặt đất lên”.

c] Đoạn 3:

– Mở đầu: Thế là những ngày tiếp đó, ngày nào Va-Li-a cũng đều đặn đến làm việc trong chuồng ngựa.

– Diễn biến: Những ngày đầu, Va-li-a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí. Nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em thấy phấn chấn lên.

– Kết thúc: Rồi công việc cũng cứ quen dần. Từng ngày, từng ngày, em đã trở nên thân thiết dần với chú ngựa Kim, bạn diễn tương lai của mình.

d] Đoạn 4

– Mở đầu: Thời gian trôi qua. Chẳng mấy chốc cũng đến ngày Va-li-a trở thành một diễn viên thực thụ.

– Diễn biến: Cứ mỗi lần Va-li-a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên. Vẻ thán phục lộ rõ trên từng gương mặt khán giả.

– Kết thúc: Kết thúc tiết mục của mình, Va-li-a cúi chào khán giả với gương mặt rạng ngời hạnh phúc, cô sung sướng tuyệt vời khi nhận ra ước mơ thuở nhỏ của mình đã trở thành hiện thực.

Video liên quan

Chủ Đề