Em hiểu thế nào là biết bơi lội và có thể an toàn

Hội thi kĩ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em 2020 nhằm mục đích tuyên truyền, nâng cao ý thức cho các em học sinh về phòng chống tai nạn đuối nước, giảm thiểu những tai nạn không đáng có trong dịp hè 2020 này.

Câu hỏi trắc nghiệm về phòng chống đuối nước năm 2020

Câu 1: Thế nào là đuối nước, hậu quả?

A. Đuối nước là hiện tượng khí quản của người lớn hay trẻ em bị một chất lỏng [thường là nước] xâm nhập vào mũi, miệng dẫn tới khó thở. Hậu quả của ngạt thở có thể tử vong [chết đuối], hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

B. Đuối nước là một người lớn hay trẻ em bị té ngã xuống nước bị tử vong [chết đuối].

C. Đuối nước là do người lớn hay trẻ em đang ăn, uống hoặc rơi xuống nước bị nước vào mũi, miệng dẫn tới khó thở. Hậu quả tử vong [chết đuối], hoặc không tử vong, nhưng gây tổn hại nghiêm trọng cho hệ thần kinh.

D. Tất cả đáp án A, B, C.

Câu 2: Các nguy cơ gây đuối nước ở trẻ em 6 – 15 tuổi, là do các em?

A. Không biết bơi lội; đùa nghịch tại các ao, hồ, sông suối, vùng nước xoáy, sâu khi không có người lớn trông chừng.

B. Không biết các nguyên tắc an toàn khi đi bơi lội; cứu bạn chết đuối khi mình không biết bơi lội hoặc bơi lội không giỏi, chưa hiểu rõ cách cứu người bị đuối nước.

C. Đi tàu, xuồng, thuyền, đò…không mặc áo phao.

D. Tất cả A, B, C.

Câu 3: Em cần làm gì để loại bỏ nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em? Em có thể nhắc nhở người lớn và có thể tham gia cùng với người lớn làm các việc sau:

A. Làm hàng rào quanh ao, hồ nước, rãnh nước xung quanh nhà hoặc nơi công cộng; cấm biển báo những nơi nước sâu, nguy hiểm; học để biết các kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

B. Làm các nắp đậy an toàn, khóa cẩn thận các dụng cụ chứa nước đựng trong gia đình: giếng, bể, xô, thau, lu chứa nước…

C. Cùng với người lớn dạy bơi lội cho em nhỏ dưới sông, hoặc tại các hồ bơi.

D. Đáp án A, B.

Câu 4: Các em nên làm gì để phòng, chống đuối nước?

A. Học bơi lội theo trường lớp hoặc tại các cơ sở dạy bơi có người lớn quản lý hoặc do người lớn hướng dẫn.

B. Không chơi đùa gần các ao, hồ, sông, mương, hố nước… và những nơi có biển báo nguy hiểm; không bơi lội ở nơi dòng nước xoáy, sâu…và không đi bơi lội khi không có người lớn đi cùng.

C. Biết bơi lội không cần chấp hành các quy định khi tham gia giao thông đường thủy.

D. Đáp án A, B.

Câu 5: Trong trường hợp nào không được phép tham gia bơi lội?

A. Khi cơ thể đang sốt, mắc bệnh ngoài da, bệnh hô hấp, viêm tai…

B. Khi cơ thể đang nóng, ra nhiều mồ hôi.

C. Khi bụng đang đói hoặc ăn quá no.

D. Các trường hợp trên.

Câu 6: Trước khi bơi lội nên làm gì?

A. Tập thể dục, khởi động khớp chân tay từ 5-10 phút trước khi bơi lội.

B. Nhảy xuống bơi lội ngay khi người đang nóng.

C. Chọn hồ bơi đảm bảo sạch sẽ, có người cứu hộ khi cần.

D. Cả phương án A và C.

Câu 7: Để phòng ngừa “chuột rút” trước khi xuống nước người bơi lội phải tuân thủ theo thứ tự nào?

A. Xuống nước – Lên bờ – Khởi động.

B. Khởi động – Xuống nước – Lên bờ.

C. Xuống nước – Khởi động – Lên bờ.

D. Xuống nước – Lên bờ.

Câu 8: Việc đầu tiên cần làm khi bị “chuột rút” ở dưới nước?

A. Bơi nhanh vào bờ.

B. Bơi đứng.

C. Bình tĩnh, thả lỏng người trong nước và gọi người xung quanh giúp đỡ.

D. Giãy giụa để hết tình trạng chuột rút.

Câu 9: Lợi ích, tác dụng của việc học bơi?

A. Được trang bị kỹ năng an toàn trong môi trường nước, phòng chống đuối nước.

B. Giúp cho cơ thể khỏe mạnh, vóc dáng cân đối, nâng cao thể lực, tầm vóc…

C. Rèn luyện ý thức tổ chức kỷ luật, rèn luyện ý chí nghị lực, tính tự tin…

D. Tất cả A, B, C.

Câu 10: Em hiểu như thế nào là biết bơi lội và có thể an toàn?

A. Trẻ em biết bơi lội là sẽ cứu được trẻ em khác đang bị đuối nước.

B. Trẻ em biết bơi lội là trẻ em biết vận động và thở để không bị chìm trong nước, di chuyển được trong nước và phải bơi được ít nhất 25m.

C. Trẻ em biết bơi lội là biết cách tự cứu mình khi đang rơi vào vùng nước xoáy, sâu…

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 11: Em phải làm gì khi mình rơi vào trường hợp bị đuối nước?

A. Kêu cứu thật to; bình tĩnh làm nổi người lên bằng cách hít một hơi dài, thả lỏng người.

B. Bơi theo dòng nước để thoát khỏi chỗ xoáy, chỗ sâu và bơi vào bờ.

C. Cố gắng bơi ngược dòng nước thật nhanh vào bờ để tránh chuột rút bị đuối nước.

D. Cả A, B đều đúng.

Câu 12: Khi em gặp người bị đuối nước thì nên làm gì?

A. Gọi thật to báo cho bất cứ người lớn nào ở gần đến cứu; đồng thời có thể ném dây, phao, sào, các vật nổi…cho người bị đuối nước để cùng mọi người kéo lên bờ; không tự ý một mình nhảy xuống nước để cứu người bị đuối nước, vì có thể bị đuối theo.

B. Nhảy xuống cứu người bị đuối nước, vì mình đã biết bơi lội.

C. Bỏ mặc người bị đuối nước, vì xuống cứu có thể bị đuối theo.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 13: Khi tham gia giao thông đường thủy, ngồi trên thuyền, ghe, xuồng em cần lưu ý điều gì?

A. Mặc sẵn áo phao, ngồi trật tự tại chỗ của mình, nghiêm túc và tuyệt đối tuân thủ theo nội quy, quy định an toàn trên phương tiện tàu thủy.

B. Mặc sẵn áo phao, đi dạo, vui chơi thoải mái trên thuyền.

C. Mặc áo phao, ngồi không được thò tay, chân xuống nước.

D. Tất cả A, B, C.

Câu 14: Nếu em chưa biết bơi lội thì em sẽ làm gì để tránh bị đuối nước?

A. Tránh xa môi trường nước như: ao, hồ, sông suối, mương, hố sâu, bãi cát…

B. Tham gia học bơi lội và thực hiện đúng các quy định an toàn khi bơi lội; học các kỹ năng an toàn trong môi trường nước, kỹ năng phòng, tránh đuối nước.

C. Tự học bơi lội cùng với các bạn đã biết bơi lội giỏi.

D. Tất cả A, B đều đúng.

Câu 15: Vì sao trẻ em biết bơi lội vẫn có thể bị đuối nước?

A. Do thể lực, sức khỏe; không biết cách cứu đuối nhưng mạo hiểm cứu bạn bị đuối nước.

B. Do chưa biết và chưa thực hiện đúng các nguyên tắc an toàn khi bơi lội; không có kỹ năng xử lý tình huống: chuột rút, khi rơi vào dòng nước xoáy, sâu, sóng to, xa bờ, bị đuối sức khi đang bơi…

C. Hay thích đùa nghịch, xô đẩy, nhào lộn dưới nước; rơi từ độ cao bất ngờ xuống dòng nước chảy…

D. Tất cả A, B, C đều đúng.

#Đáp #án #hội #thi #kĩ #năng #toàn #trong #môi #trường #nước #cho #trẻ

Cẩm Nang Tiếng Anh

Người biết bơi là người biết kết hợp vận độnggiữa chân, tay, tư thế thân ngườivới thở để di chuyển được trong nước, không bị chìm dưới nước.

Người biết bơi an toàn là người không chỉ biết bơi mà còn biết thực hành thành thạocác kỹ năng an toàn để tự cứu mình trước những tai nạn rủi ro trong môi trường nước.

>>> xem thêm: học bơi tphcm.

Biết bơi an toàn hoặc “chuẩn bơi để sống sót” được một số quốc gia đưa ra tiêu chí, tiêu chuẩn khác nhau: Hội cứu hộ ở Canada đề ra “chuẩn bơi sống sót” là bơi được ít nhất 50m, biết lặn nước sâu khoảng 2m trở lên và đứng nước được ít nhất là 01 phút.

Hiệp hội bơi lội và một số chuyên gia ở Úc và Mỹ quan niệm người biết bơi thành thạo được khoảng 300m trở lên mới có khả năng thoát hiểm trước các tình huống xấu xảy ra khi đang bơi và phòng, tránh được tai nạn đuối nước.

>>>>> xem thêm: kỹ thuật bơi sải

Tại hội thảo về công tác phòng chống đuối nước trẻ em đầu năm 2019 do Cục trẻ em, Bộ lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức, một số chuyên gia dạy bơi của Tổ chức Swim Việt Nam, Tổ chức bơi Huế Help cho rằng chương trình dạy bơi với mục đích giải trí, nâng cao sức khỏe, phát triển tầm vóc, thể lực cho trẻ em mới cần thiết dạy các em học đúng kỹ thuật các kiểu bơi thông thường.

Còn để biết bơi sống sót và ứng phó kịp thời với nguy cơ tai nạn đuối nước thì việc cấp bách cần làm ngay đó là trang bị cho các em kiến thức và các kỹ năng an toàn trong môi trường nước.

Vì vậy, chương trình dạy bơi và kiểm tra đánh giá kết quả học bơi cho trẻ em do các Tổ chức quốc tế dạy bơi tại Việt Nam quan tâm nhiều đến việc dạy các em các kiểu bơi tự do như: bơi chó, bơi nghiêng, bơi ngửa sinh tồn để miễn sao các em bơi được ít nhất 25m, đứng nước, nổi ngửa được 01 phút 30 giây trở lên giúp các em có thể sống sót khi gặp tai nạn đuối nước.

Ở nước ta hiện nay chưa có văn bản nào hướng dẫn về tiêu chí, tiêu chuẩn công nhận trẻ em biết bơi. Vì vậy, mỗi đơn vị, địa phương đã tự đặt ra những quy định khác nhau để kiểm tra, đánh giá kết quả phổ cập bơi cho trẻ em.

Một số địa phương quy định trẻ em biết bơi là bơi được 20m đối với học sinh tiểu học, bơi được 25m đối với học sinh trung học cơ sở. Một số địa phương khác quy định trẻ em bơi được 50m trở lên được coi là biết bơi. Với cách đánh giá như trên, hầu hết các bậc phụ huynh cũng như bản thân trẻ em yên tâm con em mình đã biết bơi sau một khóa học ban đầu.

Trong thực tế, trẻ em mới hình thành kỹ năng bơi và bơi được 25m mà không tập luyện thường xuyên sẽ dẫn đến tái mù bơi chỉ sau 01 đến 02 tháng. Hơn nữa, các em mới chỉ biết bơi, chưa được học các kỹ năng an toàn trong môi trường nước sẽ không thể đảm bảo tự cứu được bản thân khi gặp những tai nạn, rủi ro lúc đi bơi. Nhiều trẻ em tự tin mình đã biết bơi nhưng do chưa biết thực hành kỹ năng an toàn trong môi trường nước đã tử vong đuối nước khi không xử lý được tình huống bị chuột rút, bị đuối sức hoặc khi gặp dòng nước xoáy, sóng to, nước chảy xiết,…. Hoặc nhiều trẻ em đã biết bơi rất giỏi nhưng do chưa biết kỹ năng cứu đuối an toàn đã vội vàng xuống nước cứu bạn dẫn đến đuối nước tập thể.

Nhằm khắc phục tình trạng nêu trên, việc dạy bơi cũng như tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học bơi cho trẻ em được ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thí điểm dựa trên kết quả kiểm tra kỹ năng bơi, kỹ năng nổi ngửa, đứng nước, kỹ nặng tự cứu, kỹ năng năng thoát hiểm, kỹ năng cứu đuối an toàn và kiến thức phòng chống đuối nước. Tùy theo lứa tuổi, khả năng nhận thức cũng như trình độ biết bơi khác nhau, chương trình, giáo án giảng dạy sẽ được biên soạn phù hợp, đảm bảo theo nguyên tắc thường xuyên, liên tục để nâng dần các kiến thức, kỹ năng phòng, chống đuối nước cho người học. Chẳng hạn, sau khi kết thúc khóa học bơi đầu tiên, các em đạt được kết quả theo chương trình dạy bơi cấp độ 1, tức là đạt yêu cầu kiểm tra lý thuyết về kiến thức, kỹ năng phòng chống đuốinước; thực hiện lên xuống bể an toàn; bơi từ 1- 2 kiểu bơi và bơi được ít nhất 25m; thực hiện kỹ năng đứng dưới nước, kỹ năng nổi ngửa trong nước được ít nhất 01 phút 30 giây; thực hành tình huống bị rơi xuống nước, xoay tư thế thân người, đứng lên và bơi vào bờ; thực hiện đạt kỹ năng cứu người bị đuối nước bằng phương pháp gián tiếp trên bờ.

Nhưng sau khi đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn của khóa học đầu tiên, các em không được tiếp tục luyện tập hoặc không tham gia lớp học bơi cấp độ 2 thì các kỹ năng biết bơi ban đầu sẽ nhanh chóng bị mai một trong khoảng thời gian rất ngắn, thậm trí có nhiều em bơi được 25m nhưng lại tái mù bơi sau khoảng thời gian 04 đến 05 tuần

Video liên quan

Chủ Đề