Du lịch văn hóa ở phi vật thểmiền bắc

Việc được công nhận di sản là cơ hội để các địa phương nâng tầm giá trị di sản, "biến di sản thành tài sản," vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển sản phẩm du lịch...

Vovinam - Việt Võ Đạo được công nhận là Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia.. [Ảnh: Công Luật/TTXVN]

Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đã ký quyết định công bố danh mục hơn 30 Di sản Văn hóa Phi vật thể Quốc gia ở khắp 3 miền Bắc-Trung-Nam.

Đây sẽ là cơ hội để các địa phương nâng tầm giá trị di sản, giúp đồng bào có thêm động lực, "biến di sản thành tài sản," vừa bảo tồn, phát huy giá trị di sản, phát triển sản phẩm du lịch...

Trong số đó có thể kể đến một số di sản như Nghề làm nem Lai Vung [Đồng Tháp]; Hát Trống quân Liêm Thuận [Hà Nam]; Múa hát Lải Lèn [Hà Nam]; Hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ [Quảng Ninh]; Lễ hội Bổng Điền [Thái Bình]; Lễ hội Mường Khô [Thanh Hóa]; Nghề dệt của nhóm A Ráp [Gia Rai, Kon Tum]; Nghệ thuật dùng sáp ong tạo hoa văn trên vải của người Mông [Yên Bái]; Vovinam - Việt Võ Đạo [Thành phố Hồ Chí Minh]; Nghệ thuật làm trang phục của người Mông Đen [Lào Cai]; Lễ cúng rừng của người Cờ Lao [Hà Giang]; Nghề làm tôm khô [Cà Mau]; Hát Kiều [Quảng Bình]; Nghề dệt đũi [Thái Bình]...

Di sản văn hóa phi vật thể: Ghi danh xong, cần ứng xử cho phù hợp

Việc gia tăng số lượng di sản văn hóa phi vật thể được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO và Danh mục quốc gia về di sản văn hóa phi vật thể đang đặt ra những yêu cầu mới trong công tác quản lý.

Theo Trung tâm Xúc tiến Du lịch tỉnh Lào Cai, trang phục của người Mông đen ở Sa Pa được làm hoàn toàn thủ công từ các nguyên liệu tự nhiên gần gũi với cuộc sống hàng ngày.

Vải được làm từ sợi lanh, nhuộm màu tràm tự nhiên, đánh bóng bằng sáp ong.

Bộ trang phục truyền thống người Mông phản ánh mối quan hệ với môi trường sống xung quanh cũng như tư duy kỹ thuật thủ công dựa trên kỹ năng dệt vải, thiết kế hoa văn, họa tiết trang phục.

Địa phương, doanh nghiệp đã hỗ trợ để người dân tiếp tục giữ gìn và phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống người Mông như một nét hấp dẫn riêng của Sa Pa.

Còn Hát Kiều là một loại hình nghệ thuật dân gian độc đáo gắn bó với đời sống tinh thần của người dân vùng bắc sông Gianh, tỉnh Quảng Bình.

Từ kiệt tác Truyện Kiều của Đại thi hào Nguyễn Du, nhiều loại hình nghệ thuật được hình thành như ngâm Kiều, vịnh Kiều, bói Kiều, lẩy Kiều nhưng nghệ thuật hát Kiều lại thể hiện tính độc đáo và giàu sức sáng tạo hơn.

Hát Kiều bao gồm hát, diễn xuất và làm trò... tập trung ở các xã: Quảng Kim, Quảng Phương [huyện Quảng Trạch], Châu Hóa [huyện Tuyên Hóa], Quảng Minh, Quảng Thủy [thị xã Ba Đồn]...

Nghề làm nem Lai Vung [huyện Lai Vung] là một làng nghề nổi tiếng của tỉnh Đồng Tháp.

Khác với loại nem của các vùng miền khác, nem Lai Vung gói bằng lá chuối, vuông vắn và buộc thành từng chùm [chục].

Phát biểu tại sự kiện, Phó Cục trưởng Cục Du Lịch Nguyễn Lê Phúc cho biết: "Du lịch văn hóa được xác định là một trong những dòng sản phẩm chủ đạo trong "Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030" và là một thành phần quan trọng trong "Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030". Trong ba năm 2019, 2020, 2022, Việt Nam đã vinh dự được Tổ chức Giải thưởng Du lịch thế giới [World Travel Awards] trao tặng danh hiệu "Điểm đến Di sản hàng đầu thế giới". Điều này cho thấy những giá trị nổi bật toàn cầu và sức hấp dẫn của di sản văn hóa Việt Nam đối với cộng đồng quốc tế và đánh giá tầm quan trọng của Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên".

Xòe Thái là hình thức sinh hoạt văn hóa quan trọng trong đời sống tinh thần của người Thái, phản ánh tâm tư, tình cảm, thể hiện sự hòa đồng gắn kết, tinh thần hiếu khách và mang tính nhân văn sâu sắc. Trong khi đó, Cồng chiêng gắn bó mật thiết với đời sống người dân Tây Nguyên, là thanh âm của đại ngàn, là chất liệu góp phần tạo nên những áng sử thi Tây Nguyên hùng tráng.

Nghệ thuật xòe Thái phổ biến ở các tỉnh Tây Bắc, như Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La...; chủ thể là dân tộc Thái, nhưng đã được nhiều dân tộc trong khu vực tiếp thu và thực hành. Qua đó, truyền tải tới công chúng câu chuyện về hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận hiện nay đang được cộng đồng thực hành ra sao ở địa phương và mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị di sản như thế nào thông qua tiếng nói của chính những nghệ nhân đang thực hành di sản.

Tại sự kiện, các nghệ nhân biểu diễn và giới thiệu đến quan khách 2 tiết mục đặc trưng, giúp người xem có cái nhìn trực quan hơn về Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên. Trong đó, Cồng chiêng được sử dụng nhiều và tập trung nhất trong lễ cúng ăn trâu và tang ma. Ngày nay cồng chiêng còn được sử dụng trong các sinh hoạt văn hóa đời thường. Nghệ thuật xòe Thái phổ biến ở các tỉnh Tây Bắc, như Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La... chủ thể là dân tộc Thái, nhưng đã được nhiều dân tộc trong khu vực tiếp thu và thực hành. Qua đó, truyền tải tới công chúng câu chuyện về hai di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại được UNESCO công nhận hiện nay đang được cộng đồng thực hành ra sao ở địa phương và mong muốn bảo tồn, phát huy các giá trị di sản như thế nào thông qua tiếng nói của chính những nghệ nhân đang thực hành di sản.

Đồng thời, chương trình mong muốn truyền tải thông điệp tới các du khách: Hãy cùng “Lên Tây Bắc - Về Tây Nguyên, cùng cộng đồng đưa di sản đến với du lịch”, mỗi du khách đến đây gặp gỡ các cộng đồng trực tiếp giao lưu và nghe chia sẻ từ cộng đồng sẽ thêm hiểu, yêu mến và trân quý các di sản văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số, từ đó nâng cao ý thức bảo vệ và chung tay cùng cộng đồng phát huy giá trị di sản văn hoá của Việt Nam.

Sự kiện nhận được sự quan tâm từ trong và ngoài nước, các du khách đến tìm hiểu và chiêm ngưỡng nét độc đáo và đặc chưng của 2 di sản văn hóa phi vật thể mới được UNESCO công nhận.

Tại sự kiện, dư khách đã được trải nghiệm ẩm thực của đồng bào dân tộc Thái và cùng chụp hình lưu niệm với BTC chương trình và đoàn nghệ nhân Xòe Thái và Cồng chiêng Tây Nguyên. Trong khuôn khổ chương trình còn có các gian hàng của các doanh nghiệp sản xuất các sản phẩm đặc trưng của địa phương, giới thiệu thông tin về các chương trình tour tuyến du lịch hấp dẫn đến với vùng Tây Bắc và Tây Nguyên đại ngàn, chương trình giao lưu trải nghiệm ẩm thực đặc sắc của địa phương…

Di sản văn hóa phi vật thể là gì?

Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các ...

Có bao nhiêu di sản văn hóa phi vật thể ở Việt Nam?

Đến nay Việt Nam đã có 15 Di sản Văn hóa Phi vật thể được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc [UNESCO] ghi danh. Đây là những nghi lễ quan trọng, những tín ngưỡng cổ truyền hoặc nghệ thuật truyền thông của cộng đồng dân tộc ở Việt Nam.

Vùng Du lịch Bắc Trung Bộ có bao nhiêu di sản vật thể di sản phi vật thể di sản tư liệu thế giới?

NDO - Duyên hải Bắc Trung Bộ là vùng đất có tới ba di sản văn hóa vật thể thế giới [Thành Nhà Hồ, Phong Nha - Kẻ Bàng, cố đô Huế] cùng với hai di sản văn hóa phi vật thể là Nhã nhạc Cung đình Huế và ca trù, chưa kể hàng trăm di sản văn hóa cấp quốc gia khác.

Thế nào là di sản văn hóa phi vật thể cho ví dụ?

15 Di sản Văn hóa Phi vật thể này bao gồm: Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh; ...

Chủ Đề